Thái Lan từ chối mua tàu ngầm, Trung Quốc bán tàu nổi thay thế
HLV Huỳnh Quốc Anh là câu chuyện về cầu thủ tài năng, đứng lên từ những sai lầm bồng bột tuổi trẻ trong "đại án Bacolod" ở SEA Games 2005, trở lại mạnh mẽ và làm lại sự nghiệp với đỉnh cao là danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam 2012 khi giúp CLB Đà Nẵng vô địch V-League và Siêu cúp Việt Nam 2012.Sau khi treo giày, "cu Tí" theo nghiệp gõ đầu trẻ ở các đội nhí U.15 và U.17 Đà Nẵng, trước khi chuyển sang Quảng Nam làm trợ lý cho HLV Văn Sỹ Sơn.Mùa bóng này, Quốc Anh chấp nhận rời vùng an toàn, nhận lời mời của người đồng đội cũ ở đội tuyển quốc gia, quyết định Nam tiến đến TP.Đồng Xoài làm "phó tướng" cho HLV Nguyễn Anh Đức.Sau khi HLV Nguyễn Anh Đức quyết định rút lui khỏi chiếc ghế thuyền trưởng CLB Bình Phước vì tự nhận "chưa hoàn thành nhiệm vụ", lãnh đạo đội bóng có biệt danh "Chiến binh xanh" đã vận động Quốc Anh tiếp tục ở lại.Thậm chí, bầu Sơn đã tin tưởng trao vai trò tạm quyền cho cựu Quả bóng vàng Việt Nam 2012, thay vì những trợ lý Nhật Bản như Ohara Kazunori hay Ueno Nobuhiro.Thuận lợi của Quốc Anh là anh hiểu biết rõ và có tiếng nói với những cầu thủ nội trong đội bóng như Tấn Trường, Tuấn Tài, Thanh Bình, Ngọc Đức… Đặc biệt, anh có sức ảnh hưởng lớn đến nhạc trưởng Hoàng Minh Tâm vốn là người Đà Nẵng và từng đeo băng thủ quân đội bóng sông Hàn, hay cựu cầu thủ CLB Quảng Nam Huỳnh Tấn Sinh.Sau trận hòa 2-2 giữa CLB Bình Phước và PVF-CAND ở vòng đấu trước, 2 đội bóng giàu tham vọng này đang tạm so kè quyết liệt nhau ở vị trí nhì bảng với cùng 21 điểm. Mọi chuyện đều có thể xảy ra trong 10 vòng đấu còn lại của mùa giải.Do vậy, việc bầu Sơn bổ nhiệm Huỳnh Quốc Anh vào vai trò HLV trưởng tạm quyền được kỳ vọng sẽ giữ được sự ổn định cho đội bóng, hướng đến 3 điểm trong cuộc hành quân đến Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 8.3 tới.Được biết, CLB Bình Phước đang cân nhắc kỹ càng để tìm ra "chiến tướng" phù hợp cho giai đoạn sắp tới, với hàng loạt ứng cử viên sáng giá như Lê Huỳnh Đức, Trương Việt Hoàng, Phan Thanh Hùng, Võ Đình Tân...Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vnCảnh báo nắng nóng ở Nam bộ, có nơi đến 36 - 37 độ C
Tờ South China Morning Post ngày 19.3 dẫn tài liệu nội bộ cho biết lãnh đạo 80 doanh nghiệp hàng đầu thế giới sẽ dự Diễn đàn Phát triển Trung Quốc tại Bắc Kinh từ ngày 22-24.3.Trong số đó, các công ty Mỹ chiếm số lượng nhiều nhất. Cụ thể, những nhân vật nổi bật của Mỹ có tên trong danh sách gồm Tổng giám đốc Tim Cook của Apple, ông Stephen Schwarzman của Blackstone, ông Hock E. Tan của Broadcom, ông Kenneth Griffin của Citadel Investment, ông Bob Sternfels của McKinsey, ông Brian Sikes của Cargill, ông Albert Bourla của Pfizer và ông Rajesh Subramaniam của FedEx.Đại diện của nhiều doanh nghiệp lớn khác như Saudi Aramco, BHP, Maersk, BMW, Mercedes-Benz, Prudential, Rio Tinto, Schneider Electric, SK Hynix, HSBC, Standard Chartered, Tata Group và Temasek Holdings cũng sẽ có mặt.Các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á, Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung, Đại học Harvard, Đại học Oxford cũng được mời.Theo South China Morning Post, các lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài thường họp cùng các quan chức Trung Quốc tại Bắc Kinh mỗi năm sau khi kỳ họp "lưỡng hội" bế mạc.Sự kiện lần này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh thu hút và giữ chân nhà đầu tư nước ngoài để củng cố nền kinh tế và đối phó với nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất đưa hoạt động sang Mỹ.Bất chấp những hoạt động mở cửa và khuyến khích nhà đầu tư bên ngoài, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc tiếp tục giảm.Cụ thể, trong hai tháng đầu năm 2025, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc chỉ đạt 171,2 tỉ nhân dân tệ (23,7 tỉ USD), giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2024, tổng mức đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc giảm 27%. Bắc Kinh cho rằng việc này là do các doanh nghiệp nước ngoài tăng cường vay vốn tại Trung Quốc, vì họ có thể vay nhân dân tệ với chi phí thấp hơn so với vay USD.Các doanh nghiệp nước ngoài đóng góp gần 7% tổng số việc làm tại Trung Quốc, 14% thu thuế và 1/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.Chưa rõ các lãnh đạo doanh nghiệp có gặp Chủ tịch nước Tập Cận Bình hay không. Bloomberg hôm đầu tuần đưa tin một số lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài có thể gặp ông Tập vào ngày 28.3 nhưng chi tiết có thể thay đổi.
Nút thắt khó tháo gỡ ở Kosovo
Tờ The Straits Times ngày 26.1 đưa tin chú cảnh khuyển đầu tiên thuộc giống corgi của Trung Quốc vừa bị cắt thưởng Tết, sau khi bị bắt gặp ngủ trong giờ làm việc và tè vào chậu tắm.Sinh vào tháng 8.2023, chú chó Phúc Tử (Fu Zai) gia nhập lực lượng cảnh sát thành phố Duy Phường thuộc tỉnh Sơn Đông vào tháng 1.2024 với tư cách là thành viên dự bị của lực lượng phát hiện chất nổ.Chú chó này nhanh chóng "gây bão" trên mạng xã hội với đôi mắt biểu cảm, đôi chân ngắn, kỹ năng giỏi và từ đó đã trở thành một cảnh khuyển đủ tiêu chuẩn.Bản đánh giá năng suất đầu tiên của chú chó này được chia sẻ trong một video ngày 19.1 trên Douyin, ứng dụng tương tự TikTok tại Trung Quốc.Trong đoạn video, Phúc Tử ngồi đối diện với một cảnh sát và được người này khen ngợi vì đã nâng cao hình ảnh của những chú chó khác ở Duy Phường."Đó là một năm tốt đẹp. Nó không chỉ vượt qua đánh giá cấp độ 4 mà còn hoàn thành thành công nhiều nhiệm vụ an ninh", viên cảnh sát trong video cho biết. Đoạn video đã nhận được hơn 10.000 lượt thích và 500 bình luận.Phúc Tử sau đó được tặng một bông hoa đỏ, đồ ăn nhẹ đóng hộp và đồ chơi. Nhưng 2 phần thưởng sau đã bị tịch thu ngay lập tức, sau khi bị cảnh sát tiết lộ những hành vi sai phạm, bao gồm ngủ khi làm việc và tự đi vệ sinh trong chậu của chính mình."Hy vọng anh sẽ nỗ lực bền bỉ hơn trong tương lai", viên cảnh sát nhắc nhở Phúc Tử.Nhiều cư dân mạng đã thích thú với đoạn video, một số người đã kêu gọi cảnh sát trao toàn bộ phần thưởng cho Phúc Tử."Nhanh chóng trả lại (phần thưởng) cho anh ấy! Tất cả các bạn đều là đồng nghiệp, làm sao các bạn có thể giữ tiền thưởng của người khác?" một người viết.Trong đoạn video tiếp theo vào ngày 22.1, cảnh sát đã trấn an mọi người rằng Phúc Tử đã nhận được rất nhiều phần thưởng.
Chiều ngày 5.3, tại UBND tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ bàn giao, tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước (thuộc UBND tỉnh Bình Phước) về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.Lễ ký kết bàn giao nhằm thực thi Quyết định số 511/QĐ-BTC ngày 28.2.2025 của Bộ Tài chính về việc điều chuyển nguyên trạng các tài sản là nhà, đất và tài sản khác từ Trường CĐ Bình Phước về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (thuộc Bộ GD-ĐT) để quản lý, sử dụng.Tại buổi lễ, TS Trương Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước sẽ giúp nhà trường có thêm phân hiệu ở tỉnh, cải thiện điều kiện giảng dạy, nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong khu vực. Nhà trường sẽ đẩy nhanh các thủ tục pháp lý liên quan để tổ chức tuyển sinh và giảng dạy tại tỉnh Bình Phước trong năm học tới.Bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho biết việc bàn giao này thể hiện cam kết của tỉnh trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho các thế hệ học sinh, sinh viên phát triển tài năng và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Đây cũng là một phần trong chương trình phát triển hệ thống giáo dục đại học của tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trước đó, ngày 3.10.2024, UBND tỉnh Bình Phước và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2027.Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường CĐ Bình Phước và cơ sở vật chất, trang thiết bị mới do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đầu tư xây dựng. Nguồn vốn thực hiện dự kiến 264 tỉ đồng.Đến ngày 26.12.2024, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký quyết định duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tại tỉnh Bình Phước.
'Lạc' vào vườn hồng cổ từng bị lãng quên trong hoàng thành Huế
Cũng tại hội thảo, ông Nguyễn Việt Anh, Phó chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam cho biết, hiện nay, ngành nước của Việt Nam có nhiều thách thức. Trong đó thách thức lớn nhất là mà chúng ta đang gặp phải là do đất nước đang phát triển công nghiệp quá nhanh, quá nóng dẫn đến hạ tầng đáp ứng không kịp nên các dịch vụ thiết yếu trong đó có nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.