Viettel tham gia sáng kiến cổng mở của Hiệp hội Di động toàn cầu
Báo cáo mới đây, hầu hết các doanh nghiệp đều lạc quan với triển vọng kinh doanh trong năm 2024. Tuy nhiên, thị trường đến tháng 9 mới bắt đầu có những tín hiệu tốt hơn và mùa cao điểm kinh doanh tới trong quý 4 cũng là lúc doanh nghiệp tăng tốc để về đích.Tính chung 11 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 5.822,3 nghìn tỉ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 9,7%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,8% (cùng kỳ năm 2023 tăng 7%).Thời điểm chuẩn bị cho cận Tết nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng tăng cao cùng với hiệu quả từ những giải pháp đẩy mạnh tiêu dùng trong nước, kích cầu tiêu dùng những tháng cuối năm đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng của ngành dịch vụ và các ngành sản xuất trong nước.Đặc biệt khi dịp cận Tết cổ truyền, các doanh nghiệp tăng tốc để kịp hàng phục vụ nhu cầu này và chuẩn bị sẵn hàng dự trữ trong kỳ nghỉ lễ để không gián đoạn. Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã đẩy mạnh nhập thêm nguyên vật liệu để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh. "Đợt nghỉ Tết thường kéo dài, kể cả trước và sau Tết có khi hơn 2 tuần, nhân công và vận hành đều hạn chế nên chúng tôi phải tăng tốc chuẩn bị nguồn hàng cho xuất khẩu liền mạch. Mức độ sản xuất giai đoạn này phải gấp hai gấp ba lần giai đoạn bình thường nên mọi thứ phải chuẩn bị từ nhập nguồn nguyên vật liệu cho đến các sắp xếp xuất hàng đi và thanh toán hàng hóa", anh Minh Công - chủ doanh nghiệp xuất khẩu linh kiện điện tử tại Đồng Nai chia sẻ. Chính vì vậy, nguồn vốn xoay vòng để tăng cường cho dự trữ cũng như những tính toán về tỷ giá thanh toán quốc tế trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động. Đó là nỗi lo chung của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc nhóm xuất nhập khẩu khi đường đua nước rút đã ngắn dần.Tính toán về mức độ trữ hàng tồn kho đã mệt, sản xuất sao vừa phải tránh dư thừa, phân phối hàng hóa… các doanh nghiệp cung ứng hàng dịch vụ nhu yếu phẩm cuối năm cũng đầy trăn trở dù đây là nhóm tấp nập nhất trong giai đoạn cuối năm. Thị trường này đã sôi động từ những tháng 9-10 và đến đoạn cao điểm nhất vào tháng cuối cùng của năm như hiện nay thì từ nguồn vốn đến việc thanh toán hàng hóa vào vụ càng phải trúng, phải kịp. "Chúng tôi bắt đầu xoay vòng nguồn vốn và tích trữ phân phối hàng hóa đến các đầu mối theo các đơn đặt hàng đã có kế hoạch sẵn, đồng thời phải dự trù phát sinh cho đợt cao điểm này. Thông thường, nhu cầu thực tế sẽ tăng từ 10-20% so với đơn hàng sẵn, nhưng phải làm sao tiền xoay nhanh nhất, thanh toán phân phối kịp nhất", chị Kim Anh - doanh nghiệp phân phối tại chợ đầu mối Tân Bình TP.HCM băn khoăn khi "bây giờ chúng tôi đã rất sợ với việc xoay vốn từ "tín dụng nhanh", trả lãi xong là hết lời nổi".Chủ động đẩy mạnh sản xuất, cung ứng hàng hóa của các đơn vị kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung và bình ổn giá cả hàng hóa dịp trước, trong và sau Tết. Các bài toán về tài chính vận hành và thanh toán cũng được các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thương tính toán để có lợi nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.Có lẽ đã gần như qua thời thiếu vốn và doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận nguồn vốn cũng như những giải pháp tài chính linh hoạt. Sự đồng hành của các ngân hàng đã thúc đẩy mạnh hơn những hoạt động sôi nổi của mùa kinh doanh cuối năm. Với "hậu phương" tài chính vững chắc, các doanh nghiệp, tiểu thương tự tin hơn trong việc chuẩn bị nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, tích trữ nguyên vật liệu hàng hóa trong mùa cao điểm. Rõ ràng, đã có sự đồng hành - song hành rõ rệt của ngân hàng và doanh nghiệp nhỏ trong việc cùng nhau về đích!"Bây giờ các doanh nghiệp vừa và nhỏ như chúng tôi cũng được ngân hàng tạo điều kiện về nhiều mặt cho hoạt động kinh doanh vực dậy. Từ những tháng đầu của quý 3 chúng tôi đã được Techcombank tư vấn các giải pháp vay vốn nhanh gọn, với hạn mức phê duyệt trước để khi cần là có tiền mua hàng hóa và thanh toán chuyển khoản dễ dàng. Thêm vào đó, các ưu đãi về phí giao dịch cũng là lợi thế cực lớn của ngân hàng này dành cho doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi để có thêm lợi nhuận từ tiết kiệm chi phí", anh Nguyên Thanh - chủ doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo tại Biên Hòa chia sẻ.Thấu hiểu những vướng ngại của khách hàng là cách để các tổ chức tài chính có thể vào cuộc cùng sản xuất kinh doanh. "Việc "đầu tiên" với chúng tôi, hơi vui một chút là "tiền đâu" và tiền phải kịp thời điểm thì mới phát huy tác dụng của mình", doanh nghiệp nhập khẩu bánh kẹo chia sẻ thêm về nguồn tiền xoay vòng cho cuối năm."Chúng tôi được chia sẻ từ những đánh giá về thị trường vĩ mô quốc tế và trong nước để có những nhận định phù hợp cho mùa vụ kinh doanh, việc phê duyệt trước nguồn vốn để sẵn sàng sử dụng là cách hay để chúng tôi cần là có vốn ngay", đây là cách được Techcombank tiên phong với những giải pháp phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ khi họ vốn hạn chế về tài sản đảm bảo cũng như các yêu cầu vay vốn khác. Ngân hàng này cũng đã xây dựng những giải pháp toàn diện để đồng hành được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao như: hỗ trợ các gói vay thế chấp & tín chấp, miễn phí chuyển tiền quốc tế, ưu đãi tỷ giá mua bán ngoại tệ lên tới 130 điểm."Với tầm nhìn "chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống, Techcombank không ngừng đầu tư mạnh mẽ cho dữ liệu - số hóa - nhân tài để phục vụ tốt hơn các nhu cầu của doanh nghiệp. Với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ những giải pháp ngân hàng số hoàn toàn miễn phí cho đến các chương trình khuyến mãi, ưu đãi lớn, chúng tôi hy vọng sẽ đồng hành tốt nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong một mùa kinh doanh vượt trội; đồng thời cũng chuẩn bị một nền tảng tài chính vững chắc cho năm 2025 cận kề gặt hái thêm nhiều thành công", lãnh đạo Techcombank chia sẻ thêm.Chương trình ưu đãi "Đón mùa lễ hội - Vượt trội kinh doanh" của Techcombank hoàn tiền 668.000 đồng cho doanh nghiệp mới mở tài khoản từ ngày 1.11.2024 đến 31.1.2025. Thêm vào đó, chương trình mang đến cho doanh nghiệp nhiều giải thưởng hấp dẫn khi giao dịch thỏa điều kiện như tour du lịch châu Âu với giá trị khủng lên tới 700 triệu đồng, hỗ trợ chi phí lớn vinh danh đội nhóm dịp đầu năm 202; giải nhất là xe ô tô Vinfast VF6 &VF3, các khóa học về hiệu suất doanh nghiệp bằng AI, phần mềm kế toán hỗ trợ chi phí đào tạo và vận hành cho doanh nghiệp… Chi tiết: tại đây.Huawei trình làng loạt Nova 12 hỗ trợ 5G và liên lạc vệ tinh
Ngày 2.1.2025, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa chỉ đạo Sở Y tế tỉnh này khẩn trương thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức thuộc các đơn vị trong ngành, đồng thời báo cáo kết quả lên UBND tỉnh Cà Mau trong tháng 2.2025.Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng chỉ đạo nêu rõ cần tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm túc đối với tập thể, cá nhân có sai phạm trong việc chi trả phụ cấp ưu đãi nghề cho các đối tượng không đúng quy định.Đối với những trường hợp đủ điều kiện được hưởng phụ cấp nhưng chưa nhận, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu rà soát từng trường hợp cụ thể, tổng hợp và đề xuất các cơ quan chức năng giải quyết đúng quy định, bảo đảm quyền lợi người lao động, tránh bỏ sót. Đồng thời, kiểm điểm và rút kinh nghiệm đối với tập thể, cá nhân chậm trễ trong việc đề xuất và giải quyết chính sách phụ cấp ưu đãi nghề theo quy định. Trước đó, như Thanh Niên thông tin, qua rà soát, Sở Y tế Cà Mau xác định có 122 viên chức thực hiện nhiệm vụ đúng theo vị trí việc làm, đồng thời tham gia thêm (kiệm nhiệm) công tác chuyên môn y tế, đủ điều kiện được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 40% (và bổ sung thêm 60% trong năm có dịch Covid-19). Trong đó có 21 trường hợp bị cắt giảm ưu đãi nghề từ 40% xuống còn 20%. Từ kết quả trên, Sở Y tế Cà Mau đề xuất UBND tỉnh Cà Mau chi trả bổ sung trợ cấp ưu đãi nghề cho 21 viên chức đã bị cắt giảm, tổng số tiền dự kiến chi trả bổ sung gần 2 tỉ đồng. Trong đó, hơn 235 triệu đồng bổ sung cho phần 20% ưu đãi nghề đã bị cắt giảm và 1,7 tỉ đồng phần phụ cấp bổ sung 60% trong giai đoạn dịch Covid-19 cho nhân viên y tế.Tuy nhiên, hiện nhiều viên chức trên cho rằng việc cắt giảm cơ học như trên chưa phù hợp, vì họ được giao phụ trách, hoặc làm các vị trí ở bộ phận hành chính, kế toán, tổng hợp nhưng vẫn kiêm nhiệm các công việc chuyên môn về y tế ở tuyến cơ sở.
Những dấu hiệu cảnh báo mức testosterone thấp ở nam giới
Ngày 20.1, Bộ Công thương cho biết, ngày 17.1 vừa qua, tại Washington (Mỹ), Bộ Công thương được ủy quyền của Chính phủ đã ký thỏa thuận song phương giữa Mỹ và Việt Nam về lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra, basa xuất khẩu từ Việt Nam.Trước đó, ngày 8.1.2020, Việt Nam chính thức khởi kiện Mỹ vi phạm các quy định của WTO khi áp dụng thuế chống bán phá giá đối với cá tra, cá basa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ, gọi tắt là vụ việc DS536.Đến năm 2020, sau khi ban hội thẩm WTO có dự thảo phán quyết vụ việc gửi cho các bên liên quan trước khi công bố chính thức, phía Mỹ đã đề xuất Việt Nam cùng đề nghị hoãn ban hành báo cáo của ban hội thẩm để thương lượng một giải pháp song phương, nhằm giải quyết vụ việc DS536Như vậy, sau 7 năm khởi kiện và gần 5 năm thương lượng, với thỏa thuận đã ký, Mỹ và Việt Nam đã đạt được giải pháp song phương, chấm dứt các vấn đề tranh chấp trong vụ việc DS536 tại WTO.Cũng theo thỏa thuận được ký kết, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam đủ điều kiện dỡ bỏ thuế theo quy định của Mỹ. Đây cũng là nhà xuất khẩu cá tra, basa hàng đầu của Việt Nam được đưa ra khỏi phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu cá tra, cá basa vào Mỹ. Bộ Công thương cho biết, đây là lần thứ hai Việt Nam và Mỹ đạt được thỏa thuận song phương nhằm giải quyết vụ việc tranh chấp tại WTO, trước đó là vụ việc về thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm (DS429), đã ký năm 2016.Bộ Công thương đánh giá, việc đạt được giải pháp song phương giải quyết vụ kiện cá tra, basa là kết quả của thiện chí và nỗ lực đàm phán từ cả hai phía Việt Nam - Mỹ. Việt Nam hoan nghênh tinh thần xây dựng, thái độ thiện chí và nỗ lực tìm kiếm giải pháp song phương của phía Mỹ, đặc biệt là Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR). Mỹ thực thi phán quyết của WTO góp phần quan trọng trong việc thể hiện thiện chí tăng cường mối quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam và Mỹ, khi hai nước nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Mỹ đang là thị trường xuất khẩu quan trọng của cá tra Việt Nam. Trong năm 2024, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam vào Mỹ đạt 345 triệu USD, tăng 27% so với năm 2023.
Theo đại diện chủ đầu tư - Công ty TNHH vận tải hành khách Thành Thành Phát, hiện doanh nghiệp đã sẵn sàng khai thác, vận hành tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo. Tàu cao tốc đã được đưa về TP.HCM, chủ đầu tư đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để khai thác chuyến tàu cao tốc đầu tiên vào sáng 29.3 theo kế hoạch đã được Sở GTCC TP.HCM phê duyệt.Phương tiện được sử dụng là tàu cao tốc Phú Quý Express, trọng tải 374 ghế, trong đó có 280 giường nằm, 94 ghế ngồi. Tàu chạy tối đa 1 chuyến/ngày, xuất phát tại cảng Sài Gòn (Q.4) vào lúc 7 giờ; xuất phát tại cảng cá Bến Đầm hoặc bến cảng tàu khách Côn Đảo vào lúc 11 giờ 30. Dự kiến tàu sẽ chạy khoảng 5 giờ 45 phút cho hành trình từ TP.HCM - Côn Đảo.Giá vé đi tàu được doanh nghiệp đưa ra theo từng loại chỗ và nhóm khách. Trong đó, khách mua vé ghế ngồi ngày thường (thứ hai đến thứ năm) thấp nhất 720.000 - 990.000 đồng; vé giường nằm áp dụng 800.000 - 1,250 triệu đồng. Vào ngày cuối tuần (thứ sáu đến chủ nhật), giá vé được điều chỉnh cao hơn, với giá vé thấp nhất cho ghế ngồi là 790.000 đồng và cao nhất là 1,090 triệu đồng. Vé giường nằm ngày cuối tuần có giá thấp nhất là 880.000 đồng, cao nhất là 1,370 triệu đồng.Giá vé hiện nay do doanh nghiệp đề xuất đã bao gồm vé cổng đi vào cảng, đưa đón xe điện từ cổng vào khu vực tàu cao tốc. Ngoài ra, hành khách có thể đi xe máy, ô tô tới cảng ở quận 4 để đi tàu cao tốc.Cùng theo chủ đầu tư, nhân dịp khai trương, công ty áp dụng chương trình giảm 50.000 đồng/vé cho tất cả hành khách, áp dụng cho vé một chiều và khứ hồi. Thời gian áp dụng từ 19.3 - 10.4.Như vậy, tính đến nay TP.HCM đã tổ chức 2 tuyến tàu cao tốc kết nối với Côn Đảo. Tuyến đầu tiên do Công ty CP Tàu cao tốc Phú Quốc đầu tư khai thác, lộ trình xuất phát từ cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Hiện tuyến đang tạm ngưng hoạt động do khách phản ánh bến xa trung tâm thành phố, khó khăn trung chuyển, hãng tàu điều chỉnh lịch kinh doanh mùa thấp điểm.Sở GTCC kỳ vọng khi đưa vào khai thác, các tuyến tàu cao tốc sẽ góp phần tăng cường khả năng kết nối vùng TP.HCM với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ. Đồng thời, giúp cho hành khách có thêm sự lựa chọn khi đi từ TP.HCM đến Côn Đảo - một điểm du lịch hấp dẫn với bãi biển đẹp, khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ, với những di tích lịch sử linh thiêng, gắn liền với lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc ta giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước.
Tuổi trẻ Thừa Thiên - Huế ra quân Tình nguyện hè với nhiều hoạt động ý nghĩa
Theo viên chức Bộ Nông nghiệp Nhật Bản Kawaguchi Masakazu nói với AFP ngày 13.3, Nhật Bản đặt mục tiêu xuất khẩu 350.000 tấn gạo vào năm 2030, gần gấp 8 lần so với khối lượng xuất khẩu năm 2024 là 45.000 tấn - trị giá 12 tỉ yen (81 triệu USD).Ông Masakazu cho biết mục tiêu nêu trên có thể được nội các phê duyệt trong tháng 3. Đây là một phần trong chính sách quốc gia của Nhật Bản nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo và nỗ lực nâng cao năng lực canh tác gạo.Lượng gạo tiêu thụ tại Nhật Bản đã giảm một nửa trong vòng 60 năm qua, một phần do chế độ ăn uống hiện nay có nhiều nguồn tinh bột khác như bánh mì và mì sợi. Khi nhu cầu giảm, nông dân cũng giảm mạnh canh tác, dẫn đến tình trạng thiếu gạo khi có tình huống phát sinh làm tăng nhu cầu đột ngột. Mục tiêu tăng xuất khẩu của chính phủ Nhật Bản nhằm duy trì sản lượng ổn định và có thể nhanh chóng hỗ trợ nhu cầu thị trường nội địa.Nguồn cung gạo tại Nhật Bản đang thiếu hụt, đến từ nhiều yếu tố, bao gồm mất mùa do thời tiết nóng, những lần người dân hoang mang trước cảnh báo siêu động đất vào năm ngoái và đã tích trữ gạo. Một số doanh nghiệp cũng được cho là đang giữ hàng tồn để chờ thời điểm thích hợp. Tuần này, chính phủ Nhật Bản đã mở đợt đấu giá kho gạo dự trữ khẩn cấp, điều hiếm xảy ra tại nước này, nhằm hạ giá gạo vốn đã tăng gấp đôi trong năm qua.Theo báo Asahi, hiện lượng gạo xuất khẩu chiếm chưa đến 1% tổng sản lượng gạo tại Nhật Bản. Nếu xuất khẩu đạt 350.000 tấn thì sẽ tương đương 5% sản lượng hiện nay. Khi nhu cầu sử dụng gạo làm nguồn thực phẩm giảm, chính phủ đang khuyến khích nông dân trồng lúa làm thức ăn chăn nuôi, xuất khẩu hoặc cho các mục đích sử dụng khác mà không phải làm lương thực chính.Giá gạo Nhật thường đắt hơn các nước khác do chi phí sản xuất cao. Chính phủ Nhật Bản cũng đang tìm những giải pháp giảm chi phí qua việc mở rộng đất trồng, phát triển sản phẩm và phương pháp canh tác thông minh, cải tiến giống lúa để tăng năng suất.