Bảng báo giá thiết kế, thi công spa chi tiết và chuyên nghiệp
Theo đó, cách đi này giúp người lớn tuổi ít bị té ngã hơn và có khả năng vận động tốt hơn khi về già.Té ngã là lý do thường gặp nhất khiến người cao tuổi phải nhập viện và là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do tai nạn ở tuổi già. Tai nạn này thường gây gãy xương, dẫn đến mất khả năng tự lập, khiến người lớn tuổi thường phải vào viện dưỡng lão và tử vong sớm hơn.Dữ liệu cho thấy khoảng 30% người từ 70 tuổi trở lên bị té ngã hằng năm. Chính vì vậy, tìm ra các chiến lược giúp giảm nguy cơ té ngã cho người lớn tuổi là rất quan trọng.Nhằm đánh giá xem việc dắt chó đi dạo thường xuyên có giúp giảm nguy cơ té ngã và các vấn đề về vận động ở người lớn tuổi hay không, các nhà nghiên cứu tại Đại học Trinity College Dublin (Ireland) đã xem xét dữ liệu y tế của 4.100 người tham gia từ 60 tuổi trở lên.Họ được chia thành 2 nhóm: Nhóm dắt chó đi dạo 4 ngày trở lên một tuần được xem là thường xuyên dắt chó đi dạo và nhóm không thường xuyên dắt chó ra ngoài.Bài kiểm tra nguy cơ té ngã cho thấy những người thường xuyên dắt chó đi dạo đã giảm nguy cơ té ngã và khả năng vận động được cải thiện khi về già. Cụ thể: Những người thường xuyên dắt chó đi dạo có thể đứng dậy từ tư thế ngồi nhanh hơn trung bình 14% (đây là thước đo độ nhạy về khả năng té ngã ở người lớn tuổi) và giảm 40% nguy cơ bị té ngã. Họ cũng giảm được 20% nỗi lo sợ bị té ngã - điều khiến họ tránh vận động và giảm chất lượng cuộc sống, theo trang tin y khoa Medical Express.Sau 2 năm, những người thường xuyên dắt chó đi dạo cũng có mức độ tương tác xã hội và tình bạn cao hơn.Đồng tác giả, giáo sư Robert Briggs, bác sĩ chuyên khoa lão khoa tại Bệnh viện St James Đại học Trinity College Dublin, cho biết: Nghiên cứu này cho thấy dắt chó đi dạo thường xuyên có thể mang lại lợi ích lớn lao cho người cao tuổi. Những người thường xuyên dắt chó đi dạo có khả năng vận động tốt hơn đáng kể, giảm khả năng bị té ngã và giảm cả nỗi lo sợ bị té ngã.Tác giả chính, tiến sĩ Eleanor Gallagher, chuyên gia y khoa lão khoa tại Đại học Trinity Dublin, cho biết: Những phát hiện mới làm nổi bật giá trị của việc dắt chó đi dạo thường xuyên như một hoạt động đơn giản và dễ tiếp cận. Hoạt động này không chỉ cải thiện sức khỏe thể chất mà còn mang lại lợi ích cho sức khỏe tinh thần và sự tự tin ở người lớn tuổi, theo Medical Express.Hát 'Ru lại câu hò', cặp đôi khiến Ngọc Ánh nhớ Nguyễn Hữu Thiết - Ngọc Cẩm
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 18 giờ hôm nay 28.1 (nhằm ngày 29 tết), nhiều người dân TP.HCM cùng gia đình, người thân vào trung tâm TP.HCM đón giao thừa. Các tuyến đường như Đồng Khởi, Tôn Đức Thắng (Q.1)... đông xe.Tại khu vực Đường hoa Nguyễn Huệ và Công viên bến Bạch Đằng (Q.1) đông nghẹt người đến vui chơi, chụp ảnh. Nhiều người háo hức chờ ngắm những màn pháo hoa tầm cao bắn lên từ đầu đường hầm sông Sài Gòn, chào đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ Giáp Thìn 2024 và năm mới Ất Tỵ 2025.Trong dòng người đó có anh Khắc Duy (31 tuổi, ngụ Q.8). Anh cho biết từ 17 giờ chiều đã cùng vợ đi từ nhà cha mẹ ở Q.3 vào trung tâm TP.HCM để vui chơi. Người đàn ông cho biết vừa tham quan Đường hoa Nguyễn Huệ, anh sẽ ra Công viên bến Bạch Đằng để tìm một vị trí ngắm pháo hoa đẹp."Đây là năm thứ hai vợ chồng mình đi xem pháo hoa, kể từ hồi lấy nhau. Thương tết Tây mình không đi xem vì tính chất công việc, Tết Nguyên đán thì thoải mái hơn. Mình rất thích không khí ngày cuối cùng của năm này, Sài Gòn đẹp biết bao nhiêu", anh chia sẻ.Vợ chồng anh Duy cho biết tết năm nay không có kế hoạch du lịch xa mà đón tết cùng gia đình ở TP.HCM. Anh hy vọng năm mới, bản thân và gia đình sẽ gặp được nhiều may mắn, sức khỏe, bình an. Trong khi đó, chị Vy (22 tuổi) cùng bạn bè vào trung tâm TP.HCM đêm giao thừa cho biết chị rất mong chờ được ngắm pháo hoa tối nay. Chị tâm sự bản thân rất thích những sự kiện náo nhiệt, đông người."Hầu như tết nào mình cũng đi xem pháo hoa, với gia đình hoặc bạn bè. Mình nghĩ đó là cách tuyệt vời nhất để chào đón một năm mới. Hôm nay đông xe, nhưng không bằng Tết Dương lịch, mình di chuyển thoải mái hơn. Chúc mọi người đón một năm mới bình an!", chị nói thêm.Như Thanh Niên đã thông tin, theo chỉ đạo của UBND TP.HCM về công tác tổ chức bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, năm nay địa phương sẽ bắn pháo hoa tại 15 điểm. Đây là số điểm bắn pháo hoa kỷ lục trong dịp Tết Nguyên đán tại TP.HCM, bố trí ở TP.Thủ Đức, 5 huyện: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ và 5 quận: 7, 8, 11, 12 và Gò Vấp.Thời gian bắn pháo hoa từ 0 giờ đến 0 giờ 15 phút ngày 29.1. Cụ thể, có 2 điểm bắn pháo hoa tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (P.Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức), số lượng 1.500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp, 10 giàn hỏa thuật. Điểm còn lại tại khu Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi), số lượng 500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp.
Cận cảnh hiện trường vụ sạt lở đất khiến 7 công nhân thương vong
Tối 2.3, mạng xã hội lan truyền thông tin kèm nhiều clip, hình ảnh cho thấy nhóm người "quây" xe buýt, hành hung tài xế.Cụ thể, trang Facebook "Xe Buýt Quyết Thắng Nha Trang" đăng tải 4 clip (thời lượng lần lượt 1 phút 59 giây, 1 phút 24 giây, 13 giây, 18 giây) cùng 4 hình ảnh, kèm nội dung cho thấy vụ việc xảy ra tại địa bàn xã Ninh Thọ và xã Ninh An, TX.Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.Nội dung thông tin đăng tải thể hiện, khoảng 15 giờ 30 ngày 2.3, xe buýt BS 79B-026.51 của Công ty TNHH Quyết Thắng Nha Trang lưu thông trên quốc lộ 1. Khi đến đoạn qua P.Ninh Đa (TX.Ninh Hòa) thì bị một người đàn ông chạy xe máy mang BS tỉnh Khánh Hòa vượt lên chặn đường. Người đàn ông chạy xe máy lúc này không đội mũ bảo hiểm, sau khi dừng xe liền bước xuống chỉ tay về phía xe buýt. Khoảng 20 phút sau, xe buýt di chuyển đến khu vực trước Trạm CSGT Ninh Hòa (Phòng CSGT Công an tỉnh Khánh Hòa), thôn Ninh Ích, xã Ninh An, thì dừng lại. Người đàn ông nêu trên đồng thời xuất hiện cùng vài người khác. Khi nam tài xế xe buýt vừa bước xuống, nhóm người này to tiếng rồi lao vào hành hung. Phụ xe buýt đi cùng vội chạy xuống can ngăn. Nhóm người này sau đó quay sang đập phá xe buýt rồi mới bỏ đi.Trao đổi với PV Thanh Niên, đại diện Công ty TNHH Quyết Thắng Nha Trang xác nhận sự việc xảy ra chiều cùng ngày. Đồng thời cho biết sẽ trình báo sự việc tới cơ quan công an vào sáng mai (3.3), cùng với đó đưa nam tài xế đi kiểm tra sức khỏe.Theo đại diện công ty, khi xe buýt BS 79B-026.51 đang lưu thông trên đường còn bị người đàn ông dùng vật cứng ném vào kính xe. Vụ việc gây hoang mang cho hành khách trên xe buýt và gây mất trật tự an toàn giao thông.Khu vực tài xế xe buýt bị hành hung trước Trạm CSGT Ninh Hòa. Lúc này tài xế bước xuống xe để trình báo cơ quan công an thì bị các đối tượng lao vào hành hung. Đại diện Công ty TNHH Quyết Thắng Nha Trang cũng thông tin rằng đã trao đổi với nam tài xế, xác nhận không quen biết và không có xích mích với nhóm người này. Nam tài xế sau khi bị hành hung có dấu hiệu mệt mỏi nên được cho về nghỉ.
Tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ của tôi được in năm 1978 ở NXB Tác phẩm mới. Đây là tập thơ đầu tay tôi viết suốt 5 năm ở chiến trường, từ lúc mới đặt chân lên Trường Sơn. Năm 1977 tôi được in tập trường ca đầu tiên Những người đi tới biển (NXB Quân đội Nhân dân). Cái viết trước lại được in sau, nhưng tôi vui lắm, vì tới năm 1978 tôi mới có hai tác phẩm này. Hồi đó, được in, được trả nhuận bút, là sướng lắm rồi.Nhưng năm 1978 tôi gặp một tai nạn giao thông rất nặng, phải nằm bệnh viện từ mùa thu năm 1978 tới mùa hè năm 1979. Chuyện tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ của tôi được Hội đồng chấm giải thưởng Hội Nhà văn VN xem xét, tôi hoàn toàn không biết. Hồi đó, thông tin là điều ai cũng muốn mà không có.Mùa thu năm 1979, tôi rời Trại sáng tác Quân khu 5, từ Đà Nẵng chuyển về Quy Nhơn, từ anh chàng trung úy chuyển thành một cán bộ dân sự, tôi cũng chẳng có ý kiến gì. Trên vai một ba lô về Quy Nhơn, tôi tấp ngay vào căn phòng 12 m2 Báo Nghĩa Bình phân cho vợ tôi. Thế là có một gia đình, lại có nhà ở, dù nhà "nắng dột nắng mưa dột mưa" nhưng với vợ chồng tôi, thế cũng là quá ổn.Về Quy Nhơn ít ngày, tôi mới biết mình được giải thưởng Hội Nhà văn, do đọc báo thấy in tin này. Chỉ biết vậy thôi chứ cũng chưa biết thêm tin gì. Tôi vui, dĩ nhiên, nhưng niềm vui cũng không hề ồn ào, vui vậy thôi.Sau đó ít lâu tôi nhận được thư Hội Nhà văn thông báo chính thức mình được giải, đây là giải thường niên của Hội Nhà văn VN, nhưng được tổ chức xét thưởng và trao lần đầu. Có hai giải, giải thưởng thơ và giải thưởng văn xuôi. Tôi nhớ, có hai tác giả nhận giải văn xuôi, nhưng bây giờ không nhớ tên tác giả, vì đã 46 năm rồi còn gì.Nếu chỉ được nhận giải thưởng, cả nhận tiền thưởng, thì cũng chưa có chuyện gì đáng nói. Phải mấy năm sau, hình như vào năm 1982 - 1983 gì đó, nhà văn Nguyễn Thành Long, quê Quy Nhơn, ông về công tác và thăm mẹ mình, người mẹ tảo tần bán tạp hóa ở chợ Lớn Quy Nhơn, ông gặp và tới nhà tôi chơi, anh em tâm sự, ông kể tôi nghe, tôi mới biết chuyện. Thì ra, tôi có được giải thưởng này cũng không hề dễ dàng. Nhà văn Nguyễn Thành Long là thành viên Hội đồng chấm giải, từ sơ khảo tới chung khảo, nên "rành sáu câu" chuyện xét giải này. Ông kể, ở vòng chung khảo, tập thơ tôi đã may mắn lọt vào, nhưng bấp bênh lắm. Vì chỉ còn hai tập thơ, hai tác giả ở vòng cuối cùng này, và hai chọn một. Tôi phải đối đầu với một "cây đa cây đề" thơ Việt Nam, là nhà thơ Huy Cận.Ông Huy Cận có tập thơ Ngôi nhà giữa nắng in ở NXB Văn học năm 1978. Tôi thì chỉ có một dấu chân nhỏ bé qua trảng cỏ hoang dại, coi bộ chuyện này là "trứng chọi với đá" rồi. Tôi lúc ấy là nhà thơ trẻ, nếu bị "out" (loại) cũng là chuyện bình thường. Nhưng câu chuyện nhà văn Nguyễn Thành Long kể với tôi, sau đó ông đã viết thành sách, có một chi tiết không có trong sách của ông, tôi sẽ nói sau.Trong cuốn Chế Lan Viên - người làm vườn thế kỷ, ở bài Hai câu chuyện về Chế Lan Viên, nhà văn Nguyễn Thành Long viết: "Câu chuyện thứ hai thuộc về văn học, sự lựa chọn một trong hai tác phẩm về thơ của Thanh Thảo và Huy Cận (giải thưởng thơ thường niên của Hội Nhà văn VN năm 1979). Chế Lan Viên ở TP.HCM mới ra, hôm trước đã "xạc" tôi một trận không đúng phép tắc cho lắm: "Huy Cận dạy Thanh Thảo chứ Thanh Thảo dạy Huy Cận à?".Vấn đề này hôm sau chuyển vào cuộc họp. Xuân Diệu và Chế Lan Viên nói suốt buổi, Thanh Thảo có cơ mất giải thưởng. Đến phút quyết định, Chế Lan Viên cầm tập thơ của Thanh Thảo (Dấu chân qua trảng cỏ) đứng lên và nói: "Hãy khoan, những câu thơ như những câu này, Huy Cận không viết được thật, anh Xuân Diệu ạ". Xuân Diệu đang phản bác hăng hái, bỗng trở nên hiền lành hẳn. Xuân Diệu nói: "Mà tôi không hiểu sao cái cậu Thanh Thảo ấy làm được những câu thơ như thế mà không biết".Trong câu chuyện nói riêng với nhau, anh Nguyễn Thành Long còn kể tôi nghe chi tiết này: Khi cuộc tranh luận ở Hội đồng xét giải có vẻ "bất phân thắng bại", đột nhiên nhà thơ Chế Lan Viên đưa ra giải pháp: "Tôi đề nghị mỗi thành viên Hội đồng để hai tập thơ trước mặt, xin các anh mở bất kỳ một trang trong tập thơ Huy Cận và đọc to lên, sau đó mở bất kỳ một trang trong tập thơ Thanh Thảo và đọc, chúng ta sẽ có kết luận". Sau màn đối chất thơ vừa bất ngờ vừa thú vị này, cả Hội đồng xét giải thơ đã đi tới đồng thuận, rất nhẹ nhàng. Đó là sự lựa chọn vừa công bằng vừa nghiêm túc. Người có tác phẩm được chọn trao giải rất vui, mà người không được chọn cũng chẳng buồn.Phải nói, 46 năm trước, Hội đồng chấm giải thưởng văn học của Hội Nhà văn đã lựa chọn tác phẩm ở vòng chung khảo như vậy. Các hội đồng xét giải của Hội Nhà văn chúng ta bây giờ rất nên tham khảo cách xét chọn vừa vô tư vừa thú vị này, để "không ai bị bỏ lại phía sau", dù không nhận được giải thưởng.Sau khi nhận giải thưởng mấy năm, tới năm 1983, tôi mới được gặp trực tiếp nhà thơ Xuân Diệu. Cuộc gặp gỡ bên ly bia rất vui, từ đó cho tới cuối đời, nhà thơ Xuân Diệu coi tôi như một đứa em ruột. Ông rất thương tôi, và tôi thường đi với ông về vùng quê Tuy Phước là quê mẹ của Xuân Diệu.
Bất ngờ với 'Vùng lụa' lung linh đáy nước in trời của Bùi Chát
Các tiểu thương, sau nhiều ngày buôn bán chật vật, buộc phải giảm giá sâu đến 50-75%, thậm chí chấp nhận "xả hàng" vào tối muộn với hy vọng vớt vát được chút vốn cuối cùng. Một số người may mắn tranh thủ giờ này để mua hoa giá rẻ, nhưng phía sau đó là nỗi buồn của những người bán, những người đã đổ công sức chăm sóc cả năm trời.Nhiều tiểu thương, vì không muốn bị ép giá, chọn cách chặt bỏ những cành đào, gom thành đống ngay trên vỉa hè, quyết không bán rẻ dù phải chịu lỗ. Với họ, việc chấp nhận bán phá giá không chỉ là một thất bại trong kinh doanh mà còn tạo tiền lệ xấu cho những năm sau. Những cây hoa có thể trồng lại được thì được mang về vườn, nhưng phần lớn bị bỏ lại hoặc đem về nhà để chưng cho qua tết.Hình ảnh các chậu đào, quất, và hoa tết bị bỏ lại ven đường đã trở nên quen thuộc ở Hà Nội vào những ngày cuối năm. Tuy nhiên, đằng sau sự "xả hàng" này là một gánh nặng lớn cho những người làm vệ sinh môi trường. Những cành hoa, chậu cảnh bị bỏ lại chất thành đống lớn, không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn đòi hỏi nhiều công sức thu gom, xử lý trong những ngày sát tết. Năm nay, trong bối cảnh khó khăn kinh tế, nhiều người dân chờ đến sát ngày để mua hoa giá rẻ, khiến tình hình buôn bán thêm phần ảm đạm. Những tiểu thương bám trụ đến chiều muộn, nhưng đến 5-6 giờ tối, phần lớn cũng phải thu dọn về nhà, mang theo những hy vọng mong manh về một năm sau tốt đẹp hơn.