9 bảo tàng thời trang đẹp ngất ngây, tín đồ thời trang nhất định phải biết
Sáng 20.2, HĐND tỉnh Đồng Tháp khóa X tổ chức kỳ họp đột xuất lần thứ 12 để kiện toàn công tác nhân sự và giải quyết những nội dung quan trọng, cấp bách liên quan đến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tỉnh Đồng Tháp.Theo đó tại kỳ họp, các đại biểu HĐND tỉnh Đồng Tháp đã bỏ phiếu bầu ông Phạm Văn Chuẩn (55 tuổi), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Sa Đéc, giữ chức Phó chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Tháp nhiệm kỳ 2021 - 2026 thay cho bà Nguyễn Thị Kim Tuyến, nguyên Phó chủ tịch HĐND tỉnh. Bà Nguyễn Thị Kim Tuyến được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp điều chuyển giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo - Dân vận Tỉnh ủy Đồng Tháp vào đầu tháng 2.2025.HĐND tỉnh tiến hành miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Phạm Thiện Nghĩa (đã được Ban Bí thư T.Ư Đảng cho nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng từ ngày 15.2); miễn nhiệm chức vụ Phó chủ tịch HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với bà Nguyễn Thị Kim Tuyến.HĐND tỉnh Đồng Tháp đồng thời biểu quyết miễn nhiệm làm đại biểu HĐND tỉnh đối với ông Phạm Thiện Nghĩa và ông Lê Thành Công (nguyên Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, được Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng từ đầu năm 2025).Phát biểu tại kỳ họp, ông Phan Văn Thắng, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Tháp, ghi nhận và đánh giá cao sự đóng góp của các ông Phạm Thiện Nghĩa, Lê Thành Công và bà Nguyễn Thị Kim Tuyến cho hoạt động của HĐND tỉnh và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua.Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Đồng Tháp cũng biểu quyết điều chỉnh Nghị quyết số 50 ngày 5.12.2024 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp năm 2025, gồm 22 chỉ tiêu chủ yếu. Trong đó, điều chỉnh tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng ít nhất 8,0%, cao hơn Nghị quyết số 50 của HĐND tỉnh trước đó đã đề ra là 7,5%; điều chỉnh GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành từ 85,14 triệu đồng thành 84,63 triệu đồng theo giá thực tế; điều chỉnh tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn so với GRDP từ 23,8% thành 24 % và điều chỉnh giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 2,2 tỉ USD so với Nghị quyết số 50 trước đây mục tiêu chỉ đạt 1,95 tỉ USD.Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Đồng Tháp cũng thông qua Nghị quyết về tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đồng Tháp từ 17 đơn vị sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy còn 12 đơn vị. Đồng thời, xem xét điều chỉnh giao biên chế công chức của tỉnh Đồng Tháp năm 2025 cho hợp lý.Phim của Ma Dong-seok 'đua' cùng 'Lật mặt 7' của Lý Hải dịp lễ 30.4
Ngày 24.1, Sở TT-TT Hà Nội thông báo về việc xử phạt hành chính ông N.Q.D và bà N.T.N do có hành vi lợi dụng mạng xã hội để đăng tải thông tin bịa đặt, sai sự thật, không chỉ xâm phạm uy tín mà còn gây tổn thương đến danh dự lãnh đạo Vietjet.Cụ thể, ông N.Q.D và bà N.T.N đăng tải bài viết có thông tin sai sự thật, xuyên tạc trên mạng xã hội Facebook đã xúc phạm uy tín, danh dự một lãnh đạo Công ty Cổ phần VietJet. Hành vi này vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 điều 16 luật An ninh mạng. Sở TT-TT Hà Nội yêu cầu các cá nhân buộc phải gỡ bỏ thông tin vi phạm.Sau khi Thanh tra Sở TT-TT phổ biến quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng, 2 cá nhân bị xử phạt đã nhận thức rõ hành vi vi phạm, gỡ bỏ nội dung vi phạm và chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 14/2022/NĐ-CP, hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng. Đây là một bài học kinh nghiệm cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia mạng xã hội.
Diễn viên Anh Dũng lên tiếng tin đồn chia tay Trương Ngọc Ánh
Dự kiến ngày 5.2, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Bộ Tư pháp cho hay, luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã có quy định về trách nhiệm của các chủ thể trong công tác xây dựng pháp luật, nhưng còn rải rác và chưa thực sự rõ ràng.Các quy định về xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, cơ quan ban hành văn bản trái pháp luật, cũng như việc không kịp thời xử lý văn bản trái pháp luật và khắc phục hậu quả do áp dụng văn bản trái pháp luật gây ra chưa cụ thể, đầy đủ.Để khắc phục tình trạng nêu trên, tại lần sửa đổi luật này, Chính phủ đề xuất phương án quy định cụ thể về trách nhiệm của các chủ thể trong xây dựng, thi hành pháp luật.Trong đó, điều 68 dự thảo luật quy định cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về tiến độ trình và chất lượng dự thảo văn bản do mình trình.Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình hoặc cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban hành văn bản về tiến độ soạn thảo, chất lượng dự thảo văn bản được phân công soạn thảo; chịu trách nhiệm về việc tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, truyền thông, tham vấn chính sách, phản biện, thẩm định, thẩm tra.Quốc hội, hội đồng nhân dân và cơ quan khác, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về chất lượng văn bản do mình ban hành…Đặc biệt, dự thảo luật quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cũng phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng chậm tiến độ trình văn bản hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; trình hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật; để xảy ra hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ.Đồng thời, chịu trách nhiệm liên đới trong trường hợp đã giao cấp phó của mình chịu trách nhiệm trực tiếp phụ trách công tác xây dựng pháp luật, trừ trường hợp có quy định được loại trừ trách nhiệm…Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người đứng đầu có thể bị xử lý theo quy định của Đảng, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.Dự thảo luật cũng quy định rằng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và công chức được xem xét miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm nếu đã kịp thời áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lãng phí trong công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trên sân Quy Nhơn, cả đội chủ nhà Bình Định lẫn CLB Bình Dương đều thi đấu cực kỳ cởi mở. Những sự bổ sung chất lượng ở giai đoạn giữa mùa như Trương Văn Thiết, Nguyễn Đức Hoàng Minh giúp đoàn quân của HLV Bùi Đoàn Quang Huy chơi khởi sắc, gây ra nhiều khó khăn về phía khung thành của Nguyễn Minh Toàn. Trong đó, pha bóng đáng chú ý nhất là cú sút xa đưa bóng trúng xà ngang của Mạc Hồng Quân ở phút 34. Bên kia chiến tuyến, CLB Bình Dương cũng tạo được không ít sóng gió cho Huỳnh Tuấn Linh dù không sử dụng Nguyễn Tiến Linh, tân Quả bóng vàng Việt Nam ngay từ đầu. Lần lượt Nguyễn Thành Nhân, Quế Ngọc Hải, Bùi Vĩ Hào đã có cơ hội dứt điểm nhưng đều thực hiện chưa sắc bén. Nhìn chung, chất lượng chuyên môn trong 45 phút đầu tiên khá ổn với tổng cộng 15 cú dứt điểm. CLB Bình Dương đang đứng ở vị trí thứ 5 và có nhiều cơ hội thăng tiến trên bảng xếp hạng. Vì thế, đầu hiệp 2, Tiến Linh được HLV Nguyễn Công Mạnh tung vào sân. Đây chính là khoảnh khắc thay đổi trận đấu. Phút 86, đương kim Quả bóng vàng Việt Nam thực hiện cú đánh đầu ngược chiến thuật, tạo điều kiện cho Abdurakhmanov băng vào bắt vô-lê mở tỷ số trận đấu. Đến phút 90+4, Tiến Linh suýt hoàn tất cú đúp kiến tạo. Tiền đạo sinh năm 1997 thả bóng thông minh để Thành Nhân băng xuống đối mặt với thủ môn đội Bình Định. Chỉ đáng tiếc là cú dứt điểm cuối cùng của cầu thủ CLB Bình Dương lại đưa bóng trúng xà ngang. Chung cuộc, CLB Bình Dương giành chiến thắng 1-0. Thầy trò HLV Nguyễn Công Mạnh có 24 điểm, leo lên vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng và kém đội đầu bảng Nam Định 6 điểm. Trong khi đó, CLB Bình Định chưa thể thoát khỏi khủng hoảng với 5 trận liên tiếp không biết đến mùi chiến thắng, đứng thứ 12 với 13 điểm. Họ chỉ xếp trên SLNA nhờ nhỉnh hơn ở hiệu số bàn thắng - bại (-10 so với -13). FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Mỹ lo ngại Nga hỗ trợ Trung Quốc phát triển kho vũ khí hạt nhân
Khi vòng 12 khép lại (theo lịch thi đấu chính thức), tốp 3 đội dẫn đầu trên bảng xếp hạng V-League 2024 - 2025 lần lượt là: CLB Nam Định (24 điểm), CLB Thanh Hóa (22 điểm) và CLB Thể Công Viettel (21 điểm). Tuy nhiên, số trận đã đấu của các đội trong tốp 3 có sự chênh lệch. Trong đó, CLB Nam Định đã thi đấu đến 13 trận, còn CLB Thanh Hóa và CLB Thể Công Viettel mới chỉ ra sân 11 trận. Điều này xuất phát từ việc các đội phải dự giải đấu cấp CLB ở Đông Nam Á và châu Á, nên ban tổ chức V-League đã linh hoạt điều chỉnh lịch thi đấu để tạo điều kiện.Sau khi dừng bước tại Cúp C1 Đông Nam Á, CLB Thanh Hóa được “trả” lại 2 trận ở V-League. Lúc này, đội bóng xứ Thanh được đánh giá là sáng cửa chiếm ngôi đầu, khi chỉ kém CLB Nam Định 1 điểm nhưng lại còn đến 2 trận chưa đấu. Thuận lợi của đoàn quân của HLV Popov là gặp 2 đối thủ yếu hơn hẳn và đang nằm ở nửa dưới bảng xếp hạng là CLB TP.HCM và CLB Quảng Nam. CLB Thể Công Viettel dù cũng còn 2 trận chưa đấu, nhưng khó khăn hơn CLB Thanh Hóa nhiều, khi đội bóng ngành quân đội phải chạm trán với CLB Đà Nẵng và đối thủ “cứng cựa” là CLB Công an Hà Nội.Thời cơ đã đến, nhưng CLB Thanh Hóa lại không thể tận dụng. Đội bóng xứ Thanh liên tiếp sảy chân ở 2 trận đấu gần nhất, đều trên sân khách. CLB Thanh Hóa có trận hòa hú vía 2-2 trên sân Thống Nhất trước CLB TP.HCM, trong ngày HLV Popov bị truất quyền thi đấu vì thẻ đỏ (2 thẻ vàng). Mới đây, HLV Popov phải ngồi trên khán đài sân Tam Kỳ và bất lực chứng kiến các học trò của ông nhận thất bại với tỷ số 0-1 trước CLB Quảng Nam.Từ chỗ sáng cửa chiếm vị trí dẫn đầu trên bảng xếp hạng V-League 2024 - 2025, CLB Thanh Hóa nay đã rơi xuống đứng thứ 3 với 23 điểm. CLB Thể Công Viettel thất thế hơn CLB Thanh Hóa, nhưng thầy trò HLV Nguyễn Đức Thắng đã chơi tốt để giành 4 điểm sau 2 trận (hòa CLB Đà Nẵng và thắng CLB Công an Hà Nội) để chiếm ngôi đỉnh bảng với 25 điểm. CLB Nam Định tụt xuống đứng hạng 2 với 24 điểm.Người hâm mộ đội bóng xứ Thanh có lý do để tiếc nuối, khi đoàn quân của ông Popov không thể đòi lại ngôi đầu mà họ đã từng chiếm giữ trước đó. Bỏ lỡ cơ hội quý giá để vô địch lượt đi V-League 2024 - 2025, CLB Thanh Hóa chỉ có thể tự trách chính mình.Tại V-League mùa này, tiềm lực của CLB Thanh Hóa vốn không thể bằng với những đội như CLB Nam Định, CLB Công an Hà Nội và Thể Công Viettel... Bất chấp điều đó, đội bóng xứ Thanh kể từ đầu mùa vẫn luôn duy trì được vị trí trong tốp đầu bảng xếp hạng. Không thể phủ nhận rằng HLV Velizar Popov có năng lực, đồng thời tập thể cầu thủ CLB Thanh Hóa đã quyết tâm để vượt qua những khó khăn còn tồn tại.CLB Thanh Hóa không thể leo lên chiếm đỉnh bảng sau khi giai đoạn lượt đi V-League 2024 - 2025 chính thức khép lại, nhưng cơ hội vẫn còn ở phía trước. Giai đoạn lượt về là lúc mà các đội bóng phải tăng tốc, chạy nước rút để đạt được mục tiêu của mình. Ở giai đoạn này, đội bóng nào duy trì được sự ổn định về mặt lực lượng, lối chơi sẽ chiếm ưu thế trong cuộc đua về đích.Bỏ qua 2 trận sảy chân liên tiếp, CLB Thanh Hóa cần lấy lại tinh thần và tiếp tục thể hiện bản lĩnh. Để làm được điều này, Doãn Ngọc Tân và các đồng đội rất cần HLV Popov. Về “lửa chiến đấu”, vị thuyền trưởng người Bulgaria sẽ là tấm gương cho các cầu thủ Thanh Hóa. Nhưng bên cạnh đó, ông Popov cũng cần tiết chế bản thân từ bên ngoài đường biên, để không phải nhận án phạt (từ trọng tài hay ban tổ chức) và rồi phải bất lực ngồi trên khán đài xem các học trò thi đấu.