Hãy cùng nhau tạo ra sự thay đổi...
Văn Hậu sẽ cùng với Hoàng Đức cùng nhiều tuyển thủ quốc gia khác như Quang Hải, Công Phượng, Văn Toàn, Văn Đức, Tuấn Hải và Văn Chuẩn tham gia hợp tác với thương hiệu Wika. Sản phẩm giày bóng đá Wika VH5 của Đoàn Văn Hậu đánh dấu sự hợp tác đầu tiên cùng Wika với slogan "Make Your Dream".
Nguy cơ nhiễm độc thực phẩm từ hộp xốp
Về tình hình xung đột ở Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky hôm 3.1 viết trên kênh Telegram cho biết, trong ba ngày đầu tiên của năm 2025, Nga đã phóng 300 máy bay không người lái (UAV) tấn công và gần 20 tên lửa vào các mục tiêu của Ukraine. Ông cho biết hầu hết tên lửa và UAV Nga đã bị bắn hạ hoặc đánh chặn.Ông Zelensky kêu gọi đồng minh hỗ trợ nhiều hơn nữa để Kyiv có được những hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa tốt nhằm đối phó hiệu quả với các cuộc tấn công của Nga.Lầu Năm Góc cùng ngày xác nhận Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sẽ trở lại Đức vào tuần tới để tham dự cuộc họp lần thứ 25 của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine. Đây là một liên minh quốc tế gồm hàng chục quốc gia đã cam kết hậu thuẫn cho Ukraine đối phó với Nga.Hội nghị của nhóm liên lạc nêu trên dự kiến sẽ là sự kiện cuối cùng mà ông Austin tham dự trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20.1.Trong khi các đồng minh vẫn thể hiện tinh thần sát cánh cùng Ukraine, cơ quan tình báo nước ngoài của Nga lại đưa ra thông tin cho rằng phương Tây không loại trừ khả năng tuyến phòng thủ của quân đội Ukraine sẽ sớm sụp đổ.Ukraine nhiều khả năng sẽ phải đương đầu với tình huống viện trợ của Mỹ suy giảm sau khi ông Donald Trump tiếp quản Nhà Trắng vào ngày 20.1, bởi ông Trump đã nhiều lần chỉ trích mức độ viện trợ của Washington cho Kyiv và tuyên bố sẽ nhanh chóng tìm cách kết thúc cuộc chiến.Ukraine bác bỏ những thỏa thuận đàm phán có đi kèm điều kiện nhượng bộ về lãnh thổ. Nhưng trong một cuộc trả lời phỏng vấn ngày 2.1 ở Kyiv, ông Zelensky bày tỏ hy vọng tổng thống mới của nước Mỹ có thể là “chất xúc tác” cho một thỏa thuận tốt hơn.Ở Trung Đông, miền bắc Syria nóng lên trong những ngày qua với các cuộc đụng độ giữa Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd dẫn đầu, với nhóm vũ trang thân Thổ Nhĩ Kỳ. Diễn biến phần nào nêu bật sự căng thẳng là thông tin Mỹ rục rịch điều lực lượng đến TP.Kobani ở miền bắc Syria nhằm xây dựng căn cứ tại đây.Theo Tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria (SOHR, có trụ sở tại Anh), Mỹ ngày 2.1 điều khoảng 50 xe tải chở các khối bê tông đến khu vực Kobani. Những xe quân sự cắm cờ Mỹ cũng liên tục di chuyển tới thành phố này.Hãng tin North Press thân SDF cho hay các đoàn xe của liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu đã khởi động quá trình xây dựng căn cứ quân sự, và sắp tới sẽ bố trí binh sĩ, vũ khí, radar cùng hệ thống phòng không.Tính đến chiều 3.1 (giờ Việt Nam), giới chức Mỹ chưa bình luận về thông tin trên, song các nhà quan sát nhận định Washington muốn giữ vững các mục tiêu chiến lược tại Syria thông qua việc hỗ trợ đồng minh người Kurd trước áp lực từ Thổ Nhĩ Kỳ.Kính mời quý vị đón xem bản tin cập nhật tình hình tại các điểm nóng xung đột thế giới ngày 4.1.2025 của Báo Thanh Niên.
Cán bộ phòng Khảo thí Sở GD-ĐT TP.HCM giải đáp về tuyển sinh lớp 10
Phát biểu tại cuộc họp báo vào ngày đầu năm mới, lãnh đạo Đài Loan Lại Thanh Đức nói rằng Trung Quốc đang ngăn chặn các tương tác bình thường bằng cách hạn chế khách du lịch Trung Quốc đến thăm hoặc sinh viên đến học tập ở hòn đảo này, trong khi hạn chế tương tự không áp dụng đối với người Đài Loan đến Trung Quốc, theo Reuters."Nhưng tôi vẫn muốn nhấn mạnh điều này: Đài Loan hy vọng sẽ có những cuộc trao đổi lành mạnh và có trật tự với Trung Quốc theo nguyên tắc có đi có lại và tôn trọng", ông Lại phát biểu tại cuộc họp báo.Đài Loan và Trung Quốc đã nhiều lần cáo buộc lẫn nhau về hạn chế du lịch và đi lại. Vào tháng 6.2024, chính quyền Đài Loan đã yêu cầu người Đài Loan không đến Trung Quốc nếu không thực sự cần thiết, sau khi Bắc Kinh đe dọa sẽ trừng phạt những người bị xem là ủng hộ Đài Loan độc lập, theo Reuters.Trong bài phát biểu năm mới hôm 31.12.2024, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố không ai có thể ngăn cản "sự thống nhất" của Trung Quốc với Đài Loan.Quân đội Trung Quốc hoạt động quanh Đài Loan hằng ngày và trong năm ngoái đã tổ chức hai đợt tập trận gần hòn đảo này, theo Reuters.Ông Lại, nhậm chức vào tháng 5.2024, thường xuyên đề nghị đàm phán với Trung Quốc nhưng bị từ chối. Ông nói rằng chỉ có người dân Đài Loan mới có thể quyết định tương lai của họ.Cũng trong cuộc họp báo trên, ông Lại cho rằng sự hợp tác giữa các nền dân chủ cần tập trung vào quốc phòng và an ninh, đồng thời củng cố "chuỗi cung ứng mang tính dân chủ".
Khoảng 6 giờ 55 phút sáng ngày 8.1, anh H.V.T. (36 tuổi, ngụ xã Nghi Đồng), điều khiển xe máy chở theo vợ là chị T.T.H. (34 tuổi) để đưa con là bé H.M.Th. (5 tuổi) đến trường mẫu giáo.Khi xe máy đang băng qua đường N5 (quốc lộ 7C) thì va chạm với xe khách (chưa rõ danh tính tài xế) đang chạy trên quốc lộ 7C.Vụ tai nạn khiến xe máy bị xe khách kéo lê, 3 người trên xe máy ngã xuống đường. Chị H. và cháu Th. tử vong tại chỗ, anh T. bị thương nặng phải nhập viện cấp cứu. Theo hình ảnh video từ camera hành trình của một người dân địa phương ghi lại, thời điểm đó sương mù dày đặc, tại ngã tư này không có đèn tín hiệu giao thông, lưu lượng xe cộ qua lại khá đông. Khi xe máy do anh T. điều khiển đang băng qua đường thì bị xe khách chạy đến với tốc độ khá nhanh tông trúng. Hiện, vụ việc đang được Công an H.Nghi Lộc và lực lượng chức năng điều tra, làm rõ.
Chiến sự Ukraine ngày 785: Nga nói viện trợ Mỹ chẳng thể thay đổi thế trận ở Ukraine
Gần đây, Vương Sở Nhiên khiến công chúng không khỏi xôn xao với loạt tạo hình ấn tượng trong bộ phim cổ trang Còn ra thể thống gì nữa. Trong tác phẩm này, cô vào vai vương phi Dữu Vãn Âm, một nhân vật sở hữu nhan sắc xinh đẹp và quyến rũ. Sự thể hiện xuất sắc của Vương Sở Nhiên trong vai diễn này nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng, khiến nhiều người phải trầm trồ và không ngớt lời khen ngợi. Với vẻ ngoài rạng rỡ và khí chất thu hút, Vương Sở Nhiên một lần nữa chứng tỏ khả năng hóa thân xuất sắc vào các vai diễn. Cô đã tạo dựng được một hình ảnh Vãn Âm vừa ngây thơ trong sáng, lại vừa cao quý và lạnh lùng. Người xem nhận xét rằng, cô như thể là một nhân vật từ trong sách bước ra đời thực. Bộ phim không chỉ gây ấn tượng mạnh mẽ với tạo hình cổ trang đẹp mắt của cặp đôi chính, mà còn nổi bật nhờ vào sự hợp tác ăn ý giữa Vương Sở Nhiên và Thừa Lỗi. Trong bộ phim này, Vương Sở Nhiên đảm nhận vai Vương Thúy Hoa, một nhân viên văn phòng bỗng nhiên xuyên không vào thế giới cổ trang và trở thành vương phi Dữu Vãn Âm. Sự thay đổi đầy bất ngờ từ một người phụ nữ hiện đại trở thành nhân vật trong cuốn sách, với quyết tâm quyến rũ bạo quân Hạ Hầu Đạm, đã tạo nên một câu chuyện lôi cuốn. Một trong những tình huống thú vị trong phim là khi Vương Thúy Hoa thử chào Hạ Hầu Đạm bằng câu "How are you?" và ngỡ ngàng khi nhận được câu trả lời bằng tiếng Anh: "I'm fine, and you?", chi tiết thú vị tạo nên sự khác biệt cho bộ phim.Về mặt nhan sắc, Vương Sở Nhiên không chỉ "gây sốt" bởi vẻ đẹp thuần khiết và quyến rũ của mình mà còn được so sánh với Lưu Diệc Phi, một biểu tượng sắc đẹp trong làng giải trí Hoa Ngữ. Nữ diễn viên 9X sở hữu những đường nét thanh tú, hài hòa, cùng khí chất cao quý, thoát tục không hề thua kém đàn chị. Đặc biệt, khi khoác lên mình những bộ trang phục cổ trang lộng lẫy, kiêu sa, Vương Sở Nhiên càng tỏa sáng rực rỡ, khiến người xem không thể rời mắt. Cô đã chứng minh được khả năng hóa thân xuất sắc vào các vai diễn cổ trang, mang đến cho khán giả những thước phim đẹp như tranh vẽ, đầy mê hoặc.Trước đó, nữ diễn viên sinh năm 1999 đã ghi dấu ấn qua các vai diễn trong những bộ phim như Thanh bình nhạc, Yến vân đài và Thượng thực. Tuy nhiên, cô mới thu hút được sự chú ý của khán giả khi đảm nhận vai nữ chính trong bộ phim Khói lửa nhân gian của tôi, đóng cặp cùng nam diễn viên Dương Dương. Với sự nghiệp đang trên đà phát triển và những vai diễn đầy thử thách, Vương Sở Nhiên đã và đang khẳng định vị trí của mình trong làng giải trí Hoa Ngữ. Cô không chỉ là "bản sao" của Lưu Diệc Phi, mà còn là một ngôi sao đầy triển vọng, với khả năng tạo ra những dấu ấn đặc biệt trong từng dự án mà cô tham gia.

Phát hiện thú vị về đầu tượng có niên đại thời Lý – Trần
Thanh Hóa giảm 5 giám đốc sở, 15 phó giám đốc sở sắp xếp bộ máy
Liên quan đến vụ việc thanh niên bị tố làm đám cưới với 2 cô gái, sáng nay 11.2, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Phước, Chủ tịch UBND P.Điện An (TX.Điện Bàn, Quảng Nam), cho biết chính quyền địa phương đã nắm được nội dung về câu chuyện chàng trai bị tố làm lễ vu quy tại nhà của 2 cô gái khi cả hai đều mang bầu.Ông Phước xác nhận anh Nh., người bị tố trong câu chuyện lấy 2 cô gái đang lan truyền trên mạng xã hội, là công dân có hộ khẩu thường trú trên địa bàn phường."Khi nghe thông tin, cơ quan chức năng đã xác minh xem nội dung đang lan truyền trên mạng xã hội có đúng hay không. Riêng về phía địa phương thì chúng tôi khẳng định chưa từng giải quyết thủ tục đăng ký kết hôn giữa anh Nh. và chị D. Còn ở địa phương chị D. đang cư trú thì tôi không rõ", ông Phước nói.Ông Phước cũng thông tin thêm, theo quy định thì việc đăng ký thủ tục kết hôn sẽ do UBND cấp xã, phường là nơi một trong hai bên nam, nữ thực hiện.Trước đó, Công an TX.Điện Bàn xác định chị L.T.D sống ở P.Vĩnh Điện, còn gia đình anh Nh. sống tại P.Điện An. Cô gái còn lại, Y.L, cư trú tại xã Điện Hòa (cùng TX.Điện Bàn).Để nắm thêm thông tin về vụ việc, PV Thanh Niên đã cố gắng kết nối với lãnh UBND P.Vĩnh Điện (nơi chị D. cư trú) nhưng không liên lạc được.Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND xã Điện Hòa, xác nhận chị Y.L là công dân ở địa phương và khẳng định UBND xã Điện Hòa cũng chưa làm thủ tục kết hôn cho chị L. và anh Nh.Trao đổi với PV Thanh Niên trong sáng nay 11.2, hiệu trưởng một trường THPT (nơi chị Y.L., đang công tác) cho biết nhà trường đã nắm thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội."Đây là cuộc sống đời thường của giáo viên, nhà trường cũng không thể can thiệp sâu được. Vụ việc cũng tự nguyện giữa các bên... Hiện nhà trường đã gặp cô L. để làm việc, nắm rõ chính xác các thông tin liên quan", vị hiệu trưởng nói.Theo vị lãnh đạo này, cô L. cũng đã làm đơn tố cáo gửi Công an TX.Điện Bàn để làm rõ thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội. Hiện lãnh đạo nhà trường cũng đang chờ cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, làm rõ, từ đó có hướng giải quyết.Như Thanh Niên đã thông tin, sáng 10.2, mạng xã hội Facebook tiếp tục gây chú ý khi bài viết do một cô gái chia sẻ về chuyện một chàng trai làm lễ cưới với 2 cô gái tiếp tục lan truyền, thu hút hàng chục ngàn bình luận và hàng ngàn lượt chia sẻ.Mở đầu bài viết trên trang cá nhân của mình, cô gái có tài khoản Facebook L.T.D cho biết, cô bắt đầu quen biết anh Nh. tháng 12.2022. Khi quen nhau, anh Nh. có kể đã chia tay người yêu cũ là chị L. vào tháng 6.2022. Thời gian quen nhau, anh Nh. có đến nhà chị D. và thưa trình với mẹ chị D.Dịp lễ 30.4.2023, anh Nh. và chị D. đi du lịch cùng nhau. Sau đó, chị D. phát hiện mình mang thai.Khi chị D. báo cho anh Nh. biết thì anh này mới hốt hoảng. Sau đó, anh Nh. hẹn gặp chị D. và kể lại rằng thời điểm đầu tháng 4.2023, anh Nh. và chị L. có gặp lại khi tham gia cuộc nhậu và qua đêm với nhau. Sau lần đó, chị L. cũng báo tin với anh Nh. rằng chị đã có thai, trước khi chị D. báo tin có thai cho anh Nh. không lâu. Đó cũng là lý do mà anh Nh. tỏ vẻ lạnh nhạt với chị D. một thời gian.Chị D. cho biết đã che giấu chuyện anh Nh. có con với người yêu cũ để bảo vệ danh dự gia đình anh trước họ hàng chị D. Chị D. cũng lấy lý do nhà anh Nh. có tang để mẹ chị đồng tình việc hoãn đám cưới của chị.Ngày đi hỏi cưới chị D., đại diện gia đình anh Nh. cam đoan trước ông bà và họ hàng gia đình chị rằng sẽ tiếp tục nạp lễ và rước chị sau khi mãn tang.Ngày về nhà anh Nh. sống, chị D. vô tình biết được chuyện gia đình anh đã qua dự tiệc cưới nhà chị L. (người yêu cũ anh Nh.). Chị D. kể rằng đã vô cùng phẫn nộ và nói chuyện với mẹ anh Nh.Mẹ anh Nh. tâm sự rằng, chị L. là giáo viên, giờ mang bầu nên gia đình chị L. cũng nhờ lên đứng để gánh danh dự cho gia đình họ chứ không hề mang lễ qua, chỉ có ba mẹ anh Nh. cùng cô của anh qua dự.Theo chị D., khi sống với anh Nh., nhiều lần anh báo ở lại công trình nhưng về sau chị mới biết là anh qua ở lại với mẹ con chị L. Gia đình anh xây cho chị L. một cái nhà ở TX.Điện Bàn.Chị D. kể rằng những lần chị và anh Nh. cãi vã nhau, mẹ anh Nh. đã nói những lời cay đắng. Sau đó, chị D. quyết định dọn về nhà mẹ đẻ ở.Sau đó, ba mẹ anh Nh. vẫn qua lại thăm cháu, có khi bồng cháu về chăm. Khi mẹ chị D. hỏi vì sao đã đi hỏi cưới chị D. rồi mà còn đi dự tiệc cưới nhà khác? Ba anh Nh. đáp rằng "ai cũng cần phải có danh phận, chúng tôi không làm gì sai cả".Trong bài viết đăng tải lên trang Facebook, chị D. có đăng tải hình ảnh kèm chú thích lễ vu quy của chị và anh Nh. diễn ra ngày 6.8.2023 và tấm ảnh lễ vu quy của chị L. cùng anh Nh. diễn ra sau đó không lâu, ngày 27.8.2023.Theo Công an TX.Điện Bàn, câu chuyện được chia sẻ đang gây xôn xao trên mạng xã hội mới từ một phía, nên cần phải xác minh cụ thể thực hư ra sao. Sáng nay 11.2, Công an TX.Điện Bàn cho biết vẫn chưa có thêm thông tin mới.
Độc đáo hình ảnh chàng gymer hóa thân thành Thần Tài
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.
trực tiếp bóng chuyền quốc gia
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư