Đòn gió của Ả Rập Xê Út
Chị Nguyễn Thị Liên Hương tốt nghiệp Khoa Sử ĐH Quốc gia Hà Nội, theo học chương trình ngôn ngữ Trung Quốc tại ĐH Văn hóa và ngôn ngữ Bắc Kinh, trước khi lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á của ĐH Chi Nan (Đài Loan). Chị từng là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) gần 10 năm. Năm 2008, chị chuyển sang giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tại ĐH Quốc lập Đài Loan (NTU).Trong khuôn viên chính tại Đài Bắc rộng 1 triệu m² của NTU, chị Liên Hương hướng dẫn chúng tôi tham quan những lớp học dạy tiếng Việt trong ngôi trường ĐH có thứ hạng của thế giới. Tới khu vực phòng giảng viên, chị Liên Hương bắt đầu câu chuyện một cách vui vẻ: "Nói về việc dạy học tiếng Việt thì có thể nói cả ngày". Bởi trong mỗi câu chuyện kể của chị dường như đều chất chứa tình yêu tiếng Việt, những đam mê nhiệt huyết với công việc dạy tiếng và truyền bá tình yêu quê hương Việt Nam với bạn bè thế giới.Nữ giảng viên chia sẻ: "Nếu có thêm một người yêu Việt Nam, có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam, với mình đó là thành công. Do đó, công việc trên giảng đường ĐH nơi đây không chỉ là dạy tiếng mà còn hơn thế nữa. Dạy ngoại ngữ như trao cho người học 1 chiếc chìa khóa để họ có thể mở được cánh cửa về văn hóa, đất nước và con người nói thứ tiếng đó".Bắt đầu công việc từ tháng 2.2008, đến nay chị Liên Hương đã trải qua năm thứ 16 dạy tiếng Việt tại NTU, trong đó năm thứ 15 chị đã được trao tặng giải thưởng giảng viên có thành tích giảng dạy xuất sắc. Điều này càng trở nên đặc biệt với một giảng viên dạy tiếng Việt trong đội ngũ hàng ngàn giảng viên của ngôi trường có những giáo sư từng đoạt giải Nobel.Tại NTU, tiếng Việt là môn tự chọn. Sinh viên bậc ĐH và sau ĐH có thể chọn học như một ngôn ngữ thứ 2. Những năm gần đây, phần đông sinh viên theo học đều có ba/mẹ là người Việt, nhưng thời điểm trước đó sinh viên chọn tiếng Việt vì các lý do khác, như mong muốn có cơ hội làm việc tại Việt Nam, hoặc tìm hiểu về văn hóa ẩm thực cũng như cộng đồng người Việt tại đây. Không chỉ ở bậc ĐH, từ năm 2019, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ bắt buộc tại trường tiểu học và là một trong các ngoại ngữ tự chọn bậc THCS của Đài Loan.Nhìn lại chặng đường 16 năm dạy tiếng Việt, nữ giảng viên cho biết đã nhìn thấy nhiều thay đổi ở số lượng sinh viên nước ngoài khi lựa chọn học ngôn ngữ này. Chị Liên Hương nhớ lại:"16 năm trước, cả trường chỉ có một lớp tiếng Việt với khoảng dưới 10 sinh viên. Đến nay số lượng đã tăng dần lên hàng trăm sinh viên mỗi năm và tiếng Việt trở thành một trong các ngôn ngữ được đăng ký học nhiều nhất tại đây". Đáng nói, sinh viên theo học tiếng Việt không chỉ từ Đài Loan mà còn nhiều nước khác như Đức, Mỹ, Nhật, Hàn… "Dẫu chưa thể so sánh với một số ngoại ngữ chính khác nhưng một ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á có vị trí như vậy trong trường ĐH thứ hạng của thế giới, thực sự là niềm tự hào rất lớn", nữ giảng viên người Việt bày tỏ.Không chỉ tăng về số lượng, vị thế của học phần tiếng Việt còn được nhìn nhận qua sự thay đổi về đối tượng người học. Nếu trước đây sinh viên Đài Loan và các nước trên thế giới đăng ký học nhiều, thì 5 - 7 năm trở lại đây ngày càng nhiều Việt kiều (có ba/mẹ người Việt) muốn quay lại học tiếng Việt. "Chỉ sau 1 - 2 năm theo học, nhiều em có thể nhắn tin, viết thư cho cô bằng tiếng Việt. Có những lần xúc động muốn rơi nước mắt khi nghe các em sử dụng câu: "em muốn về Việt Nam" thay vì nói "em muốn đi Việt Nam". Cảm động không phải chỉ vì các em đã hiểu rõ sự khác nhau trong nghĩa của 2 từ "đi" và "về" mà còn bởi tình cảm các em hướng về quê hương", cô Liên Hương bày tỏ trong sự xúc động.Bằng cả tâm huyết của mình, nữ giảng viên nói thêm: "Không chỉ quảng bá tiếng Việt, mình mong muốn qua công việc này sẽ giúp các thế hệ Việt kiều trẻ F2 hiểu sâu sắc hơn về quê hương Việt Nam. Các em có thể gọi tên, viết báo cáo và giới thiệu về quê hương của người sinh thành ra mình. Đó là những viên gạch rất nhỏ góp phần xây dựng nên cây cầu vô hình với quê hương của hơn 5 triệu Việt kiều khắp thế giới. Vì những lẽ đó mà những giảng viên dạy tiếng Việt tại đây, trong đó có mình, đều không xem đây là công việc đơn thuần, mà như một sứ mệnh".Giấc mơ thuở nhỏ được trở thành 1 kiến trúc sư không thành, nhưng nữ giảng viên Nguyễn Thị Liên Hương có thể không biết rằng mình đã vô tình trở thành một kiến trúc sư về xây dựng ngôn ngữ và văn hóa.Không chỉ tham gia công việc giảng dạy, chị Nguyễn Thị Liên Hương còn được biết đến là tác giả của nhiều giáo trình bằng tiếng Việt được xuất bản tại Đài Loan và Mỹ. Chia sẻ về 2 công việc này, cô Liên Hương nhìn nhận: "Nếu việc giảng dạy tiếng Việt có ảnh hưởng chỉ đến với số lượng sinh viên nhất định, thì thông qua việc viết sách có thể truyền tải hơn nhiều".Nữ tác giả quan niệm: "Ngôn ngữ và văn hóa là hai phạm trù đan xen với nhau. Khi bạn tương tác với một ngôn ngữ khác, điều đó có nghĩa là bạn cũng đang tương tác với văn hóa sử dụng ngôn ngữ, vì vậy trong những cuốn sách của mình, chị đã đưa vào rất nhiều yếu tố văn hóa. Chẳng hạn, giới thiệu ẩm thực 3 miền, việc sử dụng những từ kính ngữ trong bữa cơm gia đình - sự kết nối đầu tiên trong mỗi gia đình người Việt…".Có lẽ viết sách với tâm thế đó, Xin chào Việt Nam đã trở thành tập sách tiếng Việt bán chạy nhất tại Đài Loan và được lên bảng xếp hạng đứng thứ 2 trong những sách ngoại ngữ mới xuất bản khi phát hành năm 2016. Năm 2021, chị cùng với Nhà xuất bản Tuttle lần đầu cho phát hành quyển Từ điển tiếng Việt bằng tranh (Vietnamese Picture Dictionary) ở Mỹ. Đây là ấn bản tiếp theo trong tủ sách dạy và học Việt ngữ được chị thực hiện khi ở Đài Loan. Thông qua quyển sách này, tác giả lại nhận được nhiều gửi gắm và khẳng định của độc giả qua thư.Đến nay, chị Liên Hương đã tham gia biên soạn và chủ biên hơn 16 cuốn giáo trình dạy tiếng Việt, sách về văn hóa Việt Nam. Cùng với viết sách, chị còn là đồng dịch giả của nhiều tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam (đã được chuyển thể thành bản truyện tranh) sang tiếng Trung như: Dế mèn phiêu lưu ký, Lá cờ thêu 6 chữ vàng…Với kinh nghiệm làm việc liên ngành và chất giọng truyền cảm, nữ giảng viên còn được mời tham gia dẫn chương trình cho bản tin thời sự tiếng Việt của Cục Di trú Đài Loan NIA và Đài truyền hình PTS Đài Loan. Mỗi thứ sáu hằng tuần, khán giả kênh truyền hình này lại biết đến chị trong vai trò một biên tập viên thời sự.Tỉ phú Abramovich lên tiếng về việc đưa thần đồng người Nga đến Chelsea
NSƯT Hữu Châu sinh ra trong một đại gia đình nghệ sĩ nổi tiếng của Sài Gòn, khi bà nội là bà bầu Thơ (chủ đoàn hát Thanh Minh - Thanh Nga lừng lẫy), ba là nghệ sĩ Hữu Thìn, cô ruột là NSƯT Thanh Nga, chú là NSƯT Bảo Quốc. Chính bởi cái nôi nghệ thuật đó đã đưa ông đến với nghề diễn một cách tự nhiên. Khi Hữu Châu sắp tốt nghiệp Trường Nghệ thuật sân khấu 2 (nay là Trường đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM), gia đình ông rơi vào biến cố.Ông kể: "Tôi từng là công tử gia đình danh tiếng Sài Gòn, ở nhà 5 tầng lầu mặt tiền ngay trung tâm đường Trần Hưng Đạo. Cuộc sống của tôi từng rất sung sướng cho tới khi gia đình gặp biến cố. Trước đó, cô ruột tôi là nghệ sĩ Thanh Nga mất. Sau đó, lần lượt anh trai, rồi đến cha và bà nội của tôi qua đời, gia đình sụp hết. Từ một căn nhà 5 tầng lầu, gia đình chúng tôi chuyển sang ở một căn nhà mà chưa thể gọi là nhà. Căn nhà mà trời mưa là tất cả những gì dơ nhất là nó trôi vô, trời mưa thì dột không có chỗ ngủ. Khoảng thời gian đó có thể coi là nghèo khổ nhất, đói nghèo nhất, tự ti nhất và cũng có thể nói là đẹp nhất. Bởi tôi đã học được rất nhiều điều, và căn nhà đó cũng làm cho tình thương tràn đầy".Từ một "công tử" chính hiệu, nghệ sĩ Hữu Châu đã phải bước vào đời, mưu sinh với công việc bán báo cùng những vai diễn nhỏ lẻ để nuôi mẹ và hai em. Nam nghệ sĩ kể ông sống trong nghèo khổ khoảng 12 năm và vượt qua được bằng chính thực lực, nghề nghiệp và cách nhìn cuộc sống không bi kịch. Nhìn lại khoảng thời gian đã qua, nghệ sĩ Hữu Châu không xem đó là thiệt thòi, mà ông còn thấy biết ơn vì chính khoảng thời gian nghèo khó đó khiến ông trở thành người tốt hơn, sống biết suy nghĩ và có trách nhiệm với gia đình. Nam nghệ sĩ 6X tâm sự: "Ngày xưa tôi là công tử con nhà giàu, đâu có phục ai. Ra nghề cũng tự kiêu dòng họ, gia đình, tự kiêu mình có gốc gác nghệ thuật nên diễn được. Nhưng biến cố ập đến, tôi từ trên cao rớt xuống. Bây giờ ngồi nghĩ lại, tôi cảm ơn khoảng thời gian đó nhiều lắm. Tôi vượt qua hết tất cả, có lẽ vì trách nhiệm, tình thương đối với gia đình, đối với chính bản thân tôi. Tôi từng bước cố gắng, khi dành dụm được thì bắt đầu cất nhà, sắm đồ rồi cuộc sống cứ thế vượt qua".Cũng tại chương trình, NSƯT Hữu Châu dành thời gian để chia sẻ về nghề diễn. Nam nghệ sĩ kể năm 24 tuổi, ông tham gia hội diễn sân khấu và đoạt huy chương vàng. Từ đó, ông chợt nghĩ bản thân phải theo nghề, bắt đầu từ công việc tấu hề. Nghệ sĩ Hữu Châu nhớ lại: "Lúc đó người ta nói tấu hề là xàm, nhưng ai nói gì thì kệ, miễn mình được đứng trước đèn. Đứng trước đèn tức là mình còn được tồn tại, mình còn là diễn viên. Mình cứ diễn, miễn không làm gì sai trái, tục tĩu, đưa cái xấu đến khán giả thôi. Nhiều hôm trời mưa lất phất, bên dưới hàng ghế chỉ có hai khán giả, trên này Hữu Châu, Hữu Nghĩa, Minh Nhí vẫn diễn bình thường. Mình vượt qua hết và khá lên hồi nào không hay".Từ câu chuyện về cuộc đời mình, nam nghệ sĩ gửi gắm lời khuyên đầy ý nghĩa dành cho thế hệ diễn viên trẻ. NSƯT chia sẻ khi trải qua biến cố, ông nhận ra bản thân không được phung phí, không được tỏ vẻ ta đây mà phải sống sao cho mọi người thương. Ngoài việc phải rèn luyện chuyên môn nghề, ông cho rằng quan trọng là phải sống tốt, làm việc đàng hoàng, tử tế, dẹp bỏ sự nóng nảy, kiêu ngạo."Các em chỉ mới đóng một vai, chưa là gì cả. Bản thân tôi đây, có 200 vai, đã theo nghề 40 năm rồi mà nhiều lúc còn không được kiêu căng, ngạo mạn nữa mà. Mình có thể tự hào chứ đừng kiêu căng, ngạo mạn, đừng ra vẻ ta đây. Dù Hữu Châu có giỏi cỡ nào đi nữa mà tính tình kỳ cục thì cũng chẳng ai mời. Bên cạnh đó, các em nhỏ phải nhớ một điều, khi gặp những điều bất như ý, khó khăn trong cuộc sống thì đừng nản lòng mà hãy xem nó là một bài học cho chính bản thân mà mình phải vượt qua. Hãy luôn mang trong mình những suy nghĩ tích cực nhất lúc đang gặp khó khăn", ông nhắn nhủ.
Phiên bản Iron Dome trên tàu chiến của Israel lần đầu thực chiến, tiêu diệt ngay UAV
Cả hai mẫu xe này đều thiết kế theo phong cách thể thao với việc trang bị thêm bộ bodykit giúp ngoại hình xe trông trẻ trung, năng động hơn. Trong khi Toyota Vios phiên bản GR-S sử dụng bộ mâm 15 inch sơn màu đen thì Honda City phiên bản RS nổi trội hơn với bộ mâm 16 inch sơn phay.
Chợ có bãi gửi xe máy với giá 5.000 đồng/lượt. Sau khi ăn uống, bạn cũng có thể di chuyển qua khu bán quần áo, giày dép, đồ gia dụng nằm trong khu vực chợ để dạo chơi, mua sắm.
Khi Ý chọn lối đi riêng
Lo lắng về khả năng “đàn ông” là một trong những vấn đề phổ biến nhất mà nam giới phải đối mặt, nhất là nam giới trẻ.