SafeGate và BlueOC hợp tác đưa dịch vụ an ninh mạng Việt Nam ra quốc tế
Ngày 10.1, tại trụ sở TAND Q.3, TAND TP.HCM tổ chức lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm ông Trần Thanh Sơn (48 tuổi), thẩm phán sơ cấp, Phó chánh án TAND Q.3 giữ chức Chánh án TAND Q.3. Theo quyết định, nhiệm kỳ giữ chức vụ Chánh án TAND Q.3 của ông Trần Thanh Sơn là 5 năm, kể từ ngày 1.1.2025.Phát biểu giao nhiệm vụ, Chánh án TAND TP.HCM Lê Thanh Phong cho biết nhiệm vụ sắp tới của tòa án rất nặng nề, đề nghị ông Trần Thanh Sơn và TAND Q.3 tiếp tục trau dồi, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện bản lĩnh chính trị, tính trách nhiệm, nêu gương, giữ gìn đoàn kết nội bộ, tạo sự đồng thuận hướng tới xây dựng TAND Q.3 trong sạch, vững mạnh.Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Chánh án TAND Q.3 Trần Thanh Sơn cảm ơn Ban lãnh đạo TAND TP.HCM, Quận ủy Q.3 và tập thể TAND Q.3 đã tin tưởng giao nhiệm vụ.Chánh án Trần Thanh Sơn hứa sẽ tiếp tục học tập nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, kinh nghiệm quản lý, giữ gìn đoàn kết nội bộ và mong tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của TAND TP.HCM, Quận ủy và các ban, ngành liên quan để TAND Q.3 thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.Tranh cãi quanh việc Thái Lan mời cảnh sát Trung Quốc tuần tra chung
Chiều 4.1.2025, lãnh đạo UBND xã An Phú (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết đã nhận được tin báo từ bà Lê Thị Bé (54 tuổi, ở thôn Tân An, xã An Phú) về việc các ngư dân trên tàu cá QNg - 97290 TS gặp nạn.Theo đó, tàu cá QNg - 97290 TS do ngư dân Trần Văn Hương (61 tuổi, chồng bà Bé) làm chủ tàu, hành nghề lưới rê. Lúc 15 giờ ngày 3.1.2025, tàu cá QNg - 97290 TS khai thác thủy sản tại vùng biển Hoàng Sa, do thời tiết xấu, sóng biển lớn khiến ngư dân Lê Văn Tấn Sinh (26 tuổi, ở thôn Tân An, xã An Phú) rơi xuống nước mất tích và 3 ngư dân bị va đập vào tàu dẫn đến chấn thương.Trong đó, 1 ngư dân bị thương ở vùng đầu, 1 ngư dân bị gãy tay và 1 ngư dân bị thương ở chân. Ngay sau đó, tàu cá QNg - 97290 TS đã kêu gọi các phương tiện đang hoạt động trong khu vực phối hợp tìm kiếm ngư dân mất tích nhưng không thấy.Hiện tàu cá QNg - 97290 TS đang di chuyển vào bờ, dự kiến đêm 5.1.2025 hoặc sáng 6.1.2025 sẽ đến đất liền.UBND xã An Phú đã đến nhà của chủ tàu cá và các ngư dân gặp nạn thăm hỏi và động viên gia đình. Tàu cá QNg - 97290 TS (công suất 520 CV, dài 19,3 m) xuất bến tại Trạm Kiểm soát biên phòng Sa Kỳ (Quảng Ngãi) lúc 9 giờ 45 ngày 26.12.2024, hành nghề lưới rê (lưới chuồn khơi) trên vùng biển Hoàng Sa, trên tàu có 8 ngư dân.
Những loại thực phẩm giúp tăng testosterone ở nam giới
Chiều 20.3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phóng viên đã nêu câu hỏi về công tác bảo hộ công dân Việt Nam được giải cứu tại khu vực biên giới Myanmar - Thái Lan. Trả lời câu hỏi này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, các cơ quan chức năng nước này đã thông báo về một số trường hợp công dân Việt Nam đang bị tạm giữ do vi phạm các quy định về xuất - nhập cảnh vào Myanmar sau các đợt truy quét, triệt phá các cơ sở lừa đảo trực tuyến tại khu vực Myawaddy, khu vực này gần biên giới giữa Myanmar và Thái Lan."Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam ở Myanmar đã yêu cầu các cơ quan chức năng sở tại bảo đảm an toàn và điều kiện sinh hoạt cho công dân Việt Nam", bà Hằng nói.Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong nước để xác minh nhân thân của công dân Việt Nam bị tạm giữ, đồng thời chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Myanmar và Thái Lan tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng của sở tại để kịp thời triển khai các biện pháp bảo hộ, hỗ trợ công dân về nước.
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.
Khoa học tiết lộ điều xảy ra khi tinh trùng chạm mặt trứng
Trong một video do Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) phát hôm 4.2, Đại học Hàng không Hải quân thuộc quân đội Trung Quốc (PLA) đã sử dụng máy bay hoạt động từ trên bộ để đào tạo phi công cho một loại máy bay "thực hiện nhiệm vụ đặc biệt" mới trên tàu sân bay. Loại máy bay mới này vẫn chưa được đưa vào sử dụng, theo tờ South China Morning Post hôm nay 6.2.Khóa đào tạo phi công nói trên nhằm đảm bảo việc chuẩn bị cho phi công theo kịp việc triển khai thiết bị, với mục đích đẩy nhanh khả năng sẵn sàng chiến đấu, theo CCTV."Tàu sân bay 18 sẽ sớm được đưa vào sử dụng", giảng viên Lin Chunliang thuộc Đại học Hàng không Hải quân nói với CCTV, ý đề cập số hiệu thân tàu của tàu sân bay Phúc Kiến. Đây là tàu sân bay thứ 3 của Trung Quốc, sau hai tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông."Chúng tôi hy vọng sẽ đóng vai trò chủ chốt và nổi bật trong việc đào tạo phi công, đặc biệt là trong việc phát triển phi công lái máy bay trên tàu sân bay", giảng viên Lin cho hay.Tàu sân bay Phúc Kiến, tàu sân bay tiên tiến nhất của Trung Quốc, đã hoàn thành chuyến thử nghiệm trên biển thứ 6 vào đầu tháng 1 sau khi được hạ thủy vào tháng 6.2022.Hệ thống máy phóng điện từ tiên tiến của tàu sân bay Phúc Kiến sẽ cho phép phóng các máy bay nặng hơn và tiên tiến hơn, chẳng hạn như máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát trên không (AEW&C) KJ-600.Dự kiến, tàu sân bay Phúc Kiến cũng sẽ mang theo máy bay chiến đấu J-15T và máy bay chiến đấu tàng hình J-35, theo South China Morning Post.