Hoa hậu Phan Thị Mơ: Từ chối nhiều dự án để đi thi 'Cười xuyên Việt'
Cặp đôi thực hiện bộ ảnh cưới thời bao cấp là cô nàng Lê Đình Minh Ngọc cùng bạn trai Anthony Huỳnh, cả hai thuộc thế hệ 9x và đang làm bên lĩnh vực truyền hình tại TP.HCM. Những bức ảnh nhẹ nhàng từ màu sắc cho đến trang phục của cặp đôi đã mang lại cảm giác bình yên xưa cũ cho người xem.Gói data của MobiFone dành riêng cho mạng xã hội
Sống và viết ngay trên quê hương xứ Nẫu, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Xuân Toàn đã chọn Bình Định làm không gian nghiên cứu để từ đó anh có hàng trăm bài báo, bài tham luận về văn hóa, văn nghệ dân gian Bình Định được công bố trong hàng chục năm qua. Trên cơ sở đó, anh đã tập hợp, biên soạn, chỉnh lý để cho ra cuốn Dạo bước vườn văn xứ Nẫu dày 530 trang (NXB Dân trí ấn hành tháng 12.2024). Đây là một thành quả đáng kể của Trần Xuân Toàn trên con đường nghiên cứu và sưu tầm văn hóa, văn chương xứ Nẫu - Bình Định, vùng đất được xem là văn võ song toàn.Cuốn sách gồm hai phần. Phần I: Hương sắc dân gian Bình Định gồm những bài viết liên quan đến chủ đề văn hóa, văn nghệ dân gian trên dải đất Bình Định. Phần II: Chân dung và tác phẩm, là những bài viết chân dung văn học về các tác giả, tác phẩm, các nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian gắn kết với Bình Định từ xưa đến nay. Với bố cục đó, tác giả Trần Xuân Toàn khiêm tốn xem mình như một lữ khách dạo bước qua vườn văn xứ Nẫu, Bình Định. Nhưng trên thực tế, đây đều là những tiểu luận nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc về tác giả, tác phẩm tạo nên một diện mạo đầy đủ và nghiêm túc về một vùng văn hóa và văn học. Thực sự đó là một vườn hoa nhiều hương sắc về vùng đất võ, xứ văn chương Bình Định.Bình Định như một Việt Nam thu nhỏ về sự đa dạng của văn hóa và văn học từ dân gian đến hiện đại. Lịch sử hình thành và phát triển của xứ Nẫu, Bình Định gắn với lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của văn hóa, văn học địa phương này trong sự thống nhất và đa dạng. Đó là tiền đề để tác giả Trần Xuân Toàn dày công nghiên cứu và cho ra tác phẩm Dạo bước vườn văn xứ Nẫu. Với công trình này, tác giả muốn gửi đến bạn đọc thông điệp: "Cũng như con người, văn hóa và văn chương luôn mang đậm tính vùng miền như một thuộc tính tất yếu". Chính thuộc tính ấy tạo nên sự đa dạng, đa sắc và cá tính với tất cả sự hấp dẫn của nó. Với con mắt của nhà nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra được sự khác biệt, sự đặc sắc và đa dạng của văn hóa, văn học Bình Định.Chẳng hạn khi nói về văn học dân gian miền biển Bình Định, anh đã khẳng định: "Ở đâu có con người ở đó sẽ ra đời một nền văn học dân gian". Cư dân miền biển Bình Định cũng vậy, suốt một dải bờ biển dài hàng trăm km từ Hoài Nhơn vào đến Quy Nhơn, nơi đâu cũng dày đặc những làng chài với những con người ngày ngày bám biển để sống, để làm giàu từ biển. Cũng từ đó, các làng chài Bình Định hình thành nên một nền văn hóa, văn nghệ dân gian độc đáo và đa dạng như con người vùng biển nơi đây - mộc mạc mà thắm thiết, chân tình mà mãnh liệt. Chỉ có người con gái biển Bình Định mới bộc lộ tình yêu với chàng trai biển bằng nỗi lo đau đáu mỗi khi người yêu dong buồm ra khơi đánh cá: "Nồm nam, bấc chướng sóng lượn ba đàoAnh đi câu. Biết chừng nào anh vô"Đó là câu ca dao ở vùng biển Bình Định mà Trần Xuân Toàn đã sưu tầm được trong những chuyến anh đi điền dã.Các kết quả nghiên cứu văn học hiện đại của Trần Xuân Toàn trong Dạo bước vườn văn xứ Nẫu đã chỉ ra rằng, phong trào Thơ mới có nhiều thi nhân nổi tiếng bắt đầu từ phố biển Quy Nhơn. Lưu Trọng Lư, tác giả của bài thơ Tiếng thu nổi tiếng, từng diễn thuyết cổ xúy cho phong trào Thơ mới tại nhà Học hội Quy Nhơn từ tháng 6.1934. Trong số 45 tác giả có tên trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân thì Bình Định đóng góp đến 5 gương mặt trong đó nổi bật là Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn... Ngoài Thơ mới, cuốn sách Trần Xuân Toàn cũng cho độc giả biết Quy Nhơn - Bình Định còn là vùng đất quê hương của hàng trăm văn nhân, thi sĩ, nghệ sĩ đang sinh sống và hoạt động nghệ thuật trên khắp mọi miền đất nước. Đồng thời, đó cũng là vùng đất mà rất nhiều văn nhân, thi sĩ trên khắp cả nước đã tìm đến với rất nhiều cảm hứng sáng tạo để từ đó kết thành duyên nợ văn chương với Quy Nhơn. Và đó là niềm tự hào của người xứ Nẫu, Bình Định được tác giả đề cập khá nhiều trong cuốn Dạo bước vườn văn xứ Nẫu. Anh xem đó là một thành tựu lớn của văn hóa, văn học Bình Định.Với Trần Xuân Toàn, nghiên cứu về văn hóa, văn học Bình Định xưa và nay là một trong những hướng tiếp cận mà anh dành nhiều tâm huyết. Từ những trang viết của anh trong Dạo bước vườn văn xứ Nẫu, những gương mặt văn chương Bình Định thời hiện đại và đương đại thêm một lần được tỏa sáng. Đó là các văn nhân, nghệ sĩ nổi danh sống và viết trên đất Bình Định như Yến Lan, Vương Linh, Lệ Thu, Cao Duy Thảo, Thanh Thảo, Thu Hoài, Ngô Thế Oanh, Nguyễn Thanh Hiện, Đinh Xăng Hiền, Từ Quốc Hoài, Hà Giao, Lê Văn Ngăn… Đó còn là những cây bút trẻ sung sức với sức sáng tạo mãnh liệt và rất thành công như Nguyễn Thị Tư, Cao Chư, Trần Thị Huyền Trang, Nguyễn Thanh Mừng, Nguyễn Đăng Vũ, Phạm Đương, Mai Thìn… Đó là một nền văn học đương đại mà như Trần Xuân Toàn nói là "tràn căng sức trẻ". Phản ánh một cách sinh động về những tác giả và tác phẩm văn chương Bình Định thời đương đại như trên cũng là một thành công lớn của Dạo bước vườn văn xứ Nẫu.Là một nhà nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian đồng thời cũng là một giảng viên văn học dân gian của Trường đại học Quy Nhơn, Trần Xuân Toàn đã viết các tiểu luận và cảm nhận văn học trong Dạo bước vườn văn xứ Nẫu một cách nghiêm túc, điềm đạm. Các luận chứng, luận điểm anh đưa ra đều dựa trên thực tiễn điền dã với đầy đủ các chứng cứ và ngữ liệu. Viết về văn chương nhưng văn chương của Trần Xuân Toàn rất thật thà và giản dị bởi anh là một nhà giáo dạy văn làm nghiên cứu văn học. Điều đó đã mang đến sự thành công của anh qua Dạo bước vườn văn xứ Nẫu.
Không thấy nhân viên ghi số nước, tiền nước tính cách nào ?
Sáng 11.2, đại diện Đội Cảnh sát giao thông - trật tự Công an H.Khánh Vĩnh, cho biết đơn vị vừa làm việc với tài xế xe khách vượt ẩu, suýt gây tai nạn trên đèo Khánh Lê.Theo đó, tài xế xe khách bị lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt, với mức phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng và trừ 2 điểm giấy phép lái xe.Trước đó, ngày 10.2, người dân phản ánh với Phòng CSGT Công an tỉnh Khánh Hòa về vụ việc một xe khách có hành vi vượt xe nguy hiểm, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông trên địa bàn H.Khánh Vĩnh.Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan chức năng xác định vụ việc xảy ra lúc 10 giờ 24 ngày 10.2, tại Km 47 Quốc lộ 27C (đèo Khánh Lê, địa phận xã Sơn Thái). Chiều cùng ngày, Đội Cảnh sát giao thông - trật tự Công an H.Khánh Vĩnh đã mời tài xế đến làm việc, người này cũng thừa nhận hành vi vi phạm.Thời điểm này, tài xế điều khiển xe khách BS 79B - 002.07 chạy tuyến Nha Trang - Đà Lạt vượt tại khúc cua, có vạch kẻ đường màu vàng nét liền. Toàn bộ hành vi vượt ẩu của tài xế xe khách này đã được camera hành trình xe chạy chiều ngược lại ghi lại và cung cấp cho cơ quan chức năng.Theo Công an H.Khánh Vĩnh, nơi có khúc cua, đường cong, đèo dốc hoặc khi tầm nhìn bị hạn chế, khuất tầm nhìn các phương tiện không được phép vượt xe khi tham gia giao thông. Hành vi vượt xe của xe khách trong trường hợp này rất nguy hiểm, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông rất lớn.Đây là trường hợp thứ 2 trong mấy ngày qua bị xử lý sau khi Phòng CSGT Công an tỉnh Khánh Hòa tiếp nhận phản ánh từ người dân về việc một xe khách có hành vi vượt xe nguy hiểm, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông trên đèo Khánh Lê.Như Thanh Niên thông tin, ngày 9.2, Đội Cảnh sát giao thông - trật tự Công an H.Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã xử phạt tài xế xe khách BS 79B - 032.44. Người này đã điều khiển xe khách vượt ẩu tại khúc cua đèo Khánh Lê có vạch kẻ đường màu vàng nét liền tại Km 41+200 (Quốc lộ 27C).Quốc lộ 27C dài 121 km, là tuyến huyết mạch nối phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) với phố núi Đà Lạt (Lâm Đồng). Trên tuyến có đoạn đèo Khánh Lê dài khoảng 29 km, đỉnh đèo có độ cao đến 1.700 m so với mực nước biển, trên đèo nhiều khúc cua uốn lượn rất nguy hiểm.
Theo Sohu, sau khi Triệu Lộ Tư thừa nhận rằng cô đã phải chịu sự bất công kể từ khi bước chân vào làng giải trí, người hâm mộ của cô lên tiếng đòi lấy lại công bằng cho thần tượng của mình. Trong bối cảnh đó, Vu Chính và nhiều người trong ngành khẳng định những gì Triệu Lộ Tư nói là sai sự thật. Thậm chí, họ còn cho rằng cô đang giả vờ đáng thương để gây sự chú ý."Ai đang nói dối trong trò hề này? Triệu Lộ Tư có thực sự đúng hay đó là một sự "cường điệu" được lên kế hoạch kỹ lưỡng"?, trên trang cá nhân của mình, biên kịch Vu Chính gay gắt khi đề cập đến câu chuyện Triệu Lộ Tư bị trầm cảm.Biên kịch nổi tiếng tỏ ra vô cùng bất bình khi bị fan của "mỹ nhân xuyên không" vu khống trên mạng, đồng thời kêu gọi Triệu Lộ Tư lên tiếng làm rõ. "Cô và những người bạn của mình phàn nàn về sự bất công trên mạng xã hội nhưng không bao giờ nêu tên cụ thể. Kết quả là những người không liên quan như Lí Vi, Từ Dĩ Nhược và tôi đã vướng vào vòng xoáy của dư luận và phải hứng chịu "bạo lực mạng" không đáng có", Vu Chính bức xúc bày tỏ.Trước sự việc, Triệu Lộ Tư vẫn giữ im lặng. Một số cư dân mạng chỉ ra rằng nếu "mỹ nhân xuyên không" thực sự phải chịu bất công thì cô nên dũng cảm nói ra sự thật, thay vì để những người vô tội phải chịu trách nhiệm. Trước đó, Lí Vi - cộng sự cũ của Triệu Lộ Tư cũng bất ngờ vướng vào vòng xoáy dư luận sau khi "mỹ nhân xuyên không" tiết lộ mình từng bị quản lý cũ đánh. Nguyên nhân là do một số cư dân mạng phát hiện ra rằng Lí Vi từng nhấn nút thích những bình luận tiêu cực về Triệu Lộ Tư. Trong một khoảng thời gian, Lí Vi trở thành một trong những "thủ phạm" bị cư dân mạng nghi ngờ. Trước những lời buộc tội áp đảo, Lí Vi đã phải đứng ra làm rõ, cho rằng mình chỉ lỡ like và sau đó khi bị fan của Triệu Lộ Tư xúc phạm.Ngay khi vụ việc của Lí Vi còn chưa lắng xuống thì một số nguồn tin cho rằng người đánh "mỹ nhân xuyên không" thực ra chính là quản lý cũ của cô - Từ Dĩ Nhược. Mặt khác, có người khẳng định Từ Dĩ Nhược mới là nạn nhân thực sự trong cuộc tranh cãi này. Từ Dĩ Nhược cho biết, sau khi Triệu Lộ Tư trở nên nổi tiếng nhưng cô không thu hút được các nhà sản xuất dẫn đến việc cô bị công ty bỏ rơi, trầm cảm và thất nghiệp suốt nửa năm.
Đứng chung một khung hình, cha con gymer trông như hai anh em
Trải qua nhiều khó khăn, biến động thị trường ô tô Việt Nam vừa khép lại năm 2024 với hơn 500.000 xe bán ra, qua đó lấy lại nhịp tăng trưởng. Sức mua hồi phục, tuy nhiên nhiều mẫu mã vẫn không thể cải thiện doanh số. Trong đó, đa phần là các mẫu xe Nhật Bản, được nhập khẩu phân phối tại Việt Nam, thậm chí một số mẫu mã có doanh số quá nghèo nàn dẫn đến việc phải rời bỏ thị trường. Bên cạnh đó, một số mẫu xe góp mặt trong top 10 ô tô bán ít nhất Việt Nam năm 2024 xuất phát từ việc khó khăn về nguồn cung.Dưới đây là thông tin chi tiết 10 ô tô bán ít nhất Việt Nam năm 2024: