Ghi trên đường số 1, từ Sài Gòn tháng 5.1975
Sau hai năm đầu tổ chức tại thủ đô Hà Nội, VBSL đã trở thành sân chơi thể thao không thể thiếu trong kế hoạch hàng năm của các trường THCS và THPT. Hiện tại, có 50 đội THPT và 25 đội THCS đăng ký tham gia giải đấu. Ban tổ chức sẽ tổ chức vòng sơ loại cho khối THPT từ 30.10 đến 5.11 để tìm ra 24 đội tham dự.BIM Group 5150 Triathlon Phu Quoc 2022 sẵn sàng trước ngày khởi tranh
Cuộc đối đầu giữa CLB Thể Công Viettel và Nam Định chính là trận cầu tâm điểm ở vòng 15 V-League 2024-2025. Đây là màn so tài giữa 2 đội đang đứng đầu bảng nên được kỳ vọng diễn ra hấp dẫn và điều này đã xảy ra. Cả 2 đều khao khát có được 3 điểm nên chủ động chơi tấn công. Ngay phút thứ 8, CLB Nam Định đã mở tỷ số sau cú sút trái phá của Nguyễn Phong Hồng Duy ở gần vạch 16m50. Sau bàn thua, CLB Thể Công Viettel tấn công mạnh mẽ hơn, kiểm soát bóng nhiều hơn nhưng trong những tình huống dứt điểm quyết định, Khuất Văn Khang, Pedro Henrique hay Almarido đều xử lý không tốt. Vì thế, thầy trò HLV Nguyễn Đức Thắng chấp nhận bị dẫn trước 0-1 khi bước vào giờ nghỉ. Sang hiệp 2, CLB Thể Công Viettel cho thấy rõ khao khát ghi bàn. HLV Đức Thắng rút trung vệ Minh Tùng ra sân để nhường chỗ cho Công Phương, chuyển từ sơ đồ chiến thuật 3-5-2 sang 4-3-3 để có thể tấn công mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, phương án này không mang lại hiệu quả cao nên HLV Đức Thắng tiếp tục tung 2 tiền đạo là Nhâm Mạnh Dũng, Trần Danh Trung vào sân thay Khuất Văn Khang, Trương Tiến Anh ở giữa hiệp 2. Chưa dừng lại ở đó, HLV Đức Thắng cho tiền vệ công Hữu Thắng vào sân để thay Pedro. Điều đó có nghĩa là thuyền trưởng CLB Thể Công Viettel đã sử dụng mọi cầu thủ tấn công tốt nhất mà ông có. Tuy nhiên, các phương án tấn công của đội chủ nhà tỏ ra tương đối đơn điệu. Họ chủ yếu sử dụng bóng dài, bóng bổng, hướng về phía các ngoại binh rồi sau đó cố gắng tranh chấp bóng 2 nhưng vẫn bế tắc. Trong khoảng thời gian này, CLB Thể Công Viettel buộc phải dâng cao tấn công và bộc lộ nhiều sơ hở trong khâu phòng ngự. Họ có 2 lần suýt nhận bàn thua sau cú sút xa chạm xà ngang của Tuấn Anh và tình huống đưa bóng vào lưới của Văn Anh nhưng bàn thắng không được công nhận do lỗi việt vị. Phải đến phút 85, CLB Thể Công Viettel mới có cơ hội nguy hiểm đầu tiên khi Nhâm Mạnh Dũng chọc khe thông minh để Danh Trung băng xuống đối mặt với Nguyên Mạnh. Nhưng ở cú dứt điểm cuối cùng, tiền đạo sinh năm 2000 lại xử lý thiếu tinh tế, bỏ lỡ cơ hội ngon ăn. Khi trận đấu càng trôi về những phút cuối, đội bóng quân đội tấn công mạnh mẽ hơn. Song, do chất lượng các pha chuyền bóng, dứt điểm quyết định quá thấp, CLB Thể Công Viettel không thể có được bàn gỡPhút 90+7, khi mải mê dâng cao tấn công, CLB Thể Công Viettel nhận bàn thua thứ 2, để Văn Vĩ tận dụng tốc độ băng xuống, thực hiện cú lốp bóng kỹ thuật để đánh bại Phạm Văn Phong. Bùi Tiến Dũng và các đồng đội chịu trận thua 0-2 trên sân nhà. Với kết quả này, CLB Nam Định xây chắc ngôi đầu với 25 điểm sau 15 trận, hơn 2 đội xếp sau là Thể Công Viettel và Thanh Hóa 5 điểm. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Bị phạt 15 triệu đồng vì sưu tầm dao và súng săn
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.
Sáng 17.3, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã làm việc với Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng. Phát biểu kết luận, Tổng Bí thư cơ bản nhất trí với dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng và những ý kiến tại buổi làm việc. Tổng Bí thư nhấn mạnh, vấn đề kinh tế - xã hội là vấn đề rất rộng, khó, chuyên môn sâu và thay đổi rất nhanh, cần được bổ sung, cập nhật thường xuyên.Về những định hướng tiếp tục nghiên cứu bổ sung, cập nhật, hoàn thiện dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư gợi mở, cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá sâu hơn về kết quả thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị, sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp.Tổng Bí thư nhấn mạnh, đây không chỉ đơn thuần là vấn đề điều chỉnh địa giới hành chính mà còn là vấn đề điều chỉnh không gian kinh tế; điều chỉnh về phân công, phân cấp, điều chỉnh về phân bổ và kết hợp các nguồn lực kinh tế… Đồng thời, cần phải đánh giá lại quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch và định hướng phát triển các tỉnh, thành phố.Về mô hình tăng trưởng GDP, Tổng Bí thư yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ nội hàm của "mô hình tăng trưởng mới" của Việt Nam trong giai đoạn tới, nhất là nhấn mạnh những yếu tố căn cơ để phát triển nhanh và bền vững. Trong đó, cần xác định rõ, đúng vai trò của các thành phần kinh tế, nhấn mạnh vai trò kinh tế tư nhân như một động lực quan trọng để tăng trưởng GDP, tăng năng suất lao động, tạo công ăn việc làm. Đồng thời, định hướng cụ thể phát triển hiện đại ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; phải hình thành các vùng, cực tăng trưởng cùng với mục tiêu cụ thể đóng góp trong GDP cả nước.Về thể chế, Tổng Bí thư chỉ rõ, đây là điểm nghẽn, đang từng bước được tháo gỡ để tạo nền tảng phát triển. Ông đề nghị, việc xây dựng, ban hành pháp luật phải theo tình hình thực tiễn, không để tình trạng chờ luật, chờ cơ chế dẫn đến chậm trễ, mất cơ hội.Cùng đó, cần phải nghiên cứu, cải cách mạnh mẽ hơn nữa quy trình, chính sách, đáp ứng yêu cầu phát triển, xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi, môi trường kinh doanh minh bạch, an toàn, chi phí thấp, đưa Việt Nam trở thành quốc gia đi đầu trong cải cách hành chính, khởi nghiệp, sáng tạo, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng.Nhấn mạnh cần nghiên cứu các giải pháp thực thi chính sách đồng bộ, thống nhất từ T.Ư đến cơ sở, xây dựng đội ngũ cán bộ có tinh thần chủ động, phục vụ người dân và doanh nghiệp, Tổng Bí thư cho rằng, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp là cơ hội để sàng lọc lại đội ngũ cán bộ, xây dựng đội ngũ thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn tới."Phải biến thể chế từ điểm nghẽn trở thành lợi thế cạnh tranh; phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Tiềm năng con người Việt Nam không thua kém bất cứ một dân tộc nào trên thế giới, cần nghiên cứu để có giải pháp mạnh mẽ, đột phá hơn nữa", Tổng Bí thư nhấn mạnh.Tổng Bí thư đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu làm sâu sắc hơn các giải pháp cụ thể để huy động nguồn lực. Nghiên cứu kỹ chiến lược thu hút vốn FDI cũng như vốn đầu tư gián tiếp trong giai đoạn phát triển mới của đất nước; huy động nguồn vốn trong dân tham gia kinh doanh, đưa dòng vốn luân chuyển trong nền kinh tế. Phát triển kinh tế địa phương tự chủ, phân cấp, phân quyền phải đảm bảo công bằng, nuôi dưỡng nguồn phát triển.Tổng Bí thư cũng lưu ý, tiếp tục rà soát các nội dung báo cáo để đảm bảo cân đối giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Mục tiêu cuối cùng là nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của người dân; phải nghiên cứu những chính sách tăng trưởng, để mức sống của người dân tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và người dân được thụ hưởng những thành tựu phát triển kinh tế mang lại; phải lượng hóa được các chủ trương cụ thể để người dân có thể nhìn thấy được, đánh giá được…Tổng Bí thư yêu cầu các thành viên Tiểu ban Kinh tế - xã hội tiếp tục bám sát tình hình, tổ chức nghiên cứu, thảo luận kỹ, tiếp thu ý kiến của các cấp, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng, đảm bảo phải thực sự là cẩm nang hành động để hiện thực hóa các mục tiêu năm 2030, năm 2045, đưa đất nước phát triển giàu mạnh, thịnh vượng, nâng cao đời sống của người dân.
Cổ phiếu khởi sắc, hàng loạt công ty chứng khoán đưa mục tiêu lợi nhuận ngàn tỉ
Tại Tây nguyên, giá cà phê hôm nay tăng khoảng 7.000 đồng/kg. Giá cà phê cao nhất tại Đắk Nông và Đắk Lắk đạt 137.000 đồng/kg, Gia Lai 136.500 đồng/kg, Kon Tum và Lâm Đồng 136.000 đồng/kg.