Cảnh sát PCCC - cứu nạn cứu hộ vào cuộc hỗ trợ kỹ năng phòng chống đuối nước
Vào mỗi dịp Tết, những chuyến xe nghĩa tình lại lăn bánh, đưa sinh viên, người lao động khó khăn hồi hương sum vầy cùng với gia đình. Chuyến xe mùa xuân “Tết sum vầy” do Báo Thanh Niên phối hợp Thành Đoàn, Hội Sinh viên Thành phố, Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM tổ chức cùng sự đồng hành của Công ty Acecook Việt Nam và các đơn vị, cá nhân khác đã đưa 2000 sinh viên, người lao động về các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đón Tết.Những chiếc vé xe cùng những phần quà Tết được trao tận tay cho sinh viên, người lao động. Các bạn trẻ không giấu được niềm vui sướng khi sắp được gặp lại bố mẹ, người thân sau một thời gian dài xa cách.Chuyến xe “Tết sum vầy” không chỉ là tấm vé thông hành để về nhà mà còn là tình yêu thương, sự sẻ chia và tinh thần tương thân tương ái của cộng đồng dành tặng những người xa quê có cơ hội được hồi hương đón Tết.Chuyến xe mùa xuân “Tết sum vầy” là chương trình được Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM khởi xướng phối hợp cùng Báo Thanh Niên thực hiện thường niên từ năm 2002, đến nay đã có 63.125 sinh viên khó khăn được hỗ trợ. Đây cũng là năm thứ ba liên tiếp, Acecook Việt Nam là nhà tài trợ chính của chương trình. Việc hỗ trợ người dân về quê đón Tết cũng là một trong những nỗ lực của tổ chức trong việc thúc đẩy xã hội phát triển ngày một giàu đẹp, văn minh.Chiều tan ca Công ty PouYuen đông công nhân nhất TP.HCM: 'Mẹ sẽ cố hết sức vì con'
Tối 11.3, tại Quảng trường 10.3 diễn ra vòng chung kết hội thi Nhà nông đua tài với chủ đề "Canh tác cà phê thông minh". Bốn đội xuất sắc nhất đến từ Đắk Lắk, Bình Phước, Sơn La và Kon Tum đã bước vào vòng tranh tài đầy kịch tính với bốn phần thi: Nhà nông xin chào, Nhà nông thông minh, Nhà nông liên kết và Nhà nông thử thách.Những phần thi không chỉ thể hiện sự am hiểu sâu sắc của các đội về kỹ thuật canh tác mà còn phản ánh sự nhạy bén trong việc ứng dụng công nghệ và liên kết chuỗi giá trị trong ngành cà phê. Chung cuộc, đội Đắk Lắk đã xuất sắc đạt giải nhất, giải nhì thuộc về đội Sơn La; giải ba thuộc về các đội Kon Tum và Bình Phước. Các đội tham gia vòng loại là Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng cũng được nhận giải khuyến khích. Ông Nguyễn Thiên Văn - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, nhấn mạnh: "Đây chính là cơ hội để các nhà nông tiếp cận với những giải pháp canh tác tiên tiến, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng tầm giá trị thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế."Ngoài các giải thưởng theo quy chế, Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền đã công bố phần thưởng đặc biệt dành cho cả 4 đội thi tham gia vòng chung kết. Theo đó, mỗi đội sẽ nhận được gói giải pháp canh tác cà phê thông minh, bao gồm quy trình kỹ thuật, phân bón và thiết bị hỗ trợ với tổng trị giá 200 triệu đồng cho đội đạt giải nhất, 100 triệu đồng cho đội đạt giải nhì, 50 triệu đồng cho mỗi đội đạt giải ba.Ông Ngô Văn Đông, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền, cho biết: "Qua hội thi, chúng tôi mong muốn mang đến cho bà con nông dân trồng cà phê trên cả nước một sân chơi sôi động, góp phần chuyển tải và lan tỏa kiến thức khoa học kỹ thuật về canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, giúp bà con hiểu được canh tác cà phê thông minh là như thế nào. Từ đó giúp bà con chủ động xử lý trước mọi tình huống bất lợi của thời tiết, từ đó giúp nâng cao nhận thức và kỹ thuật canh tác cà phê bền vững cho bà con nông dân và chủ động trong việc tiếp cận thị trường".
Giá vàng hôm nay 12.4.2024: Thế giới lập đỉnh mới, kéo vàng SJC lên sát 85 triệu
Trong cuộc trò chuyện được The Sun đăng tải hôm 13.2, Katie Price chia sẻ rằng kể từ khi chuyển đến ngôi nhà mới ở West Sussex (Anh), cô từ chối đặt bất kỳ chiếc gương nào trong nhà, ngay cả trong phòng vệ sinh. Ngôi sao 46 tuổi giải thích: "Tôi không thích nhìn chính mình. Tôi không nghĩ mình xinh đẹp và chắc chắn không thấy mình đẹp". Cô thừa nhận bản thân có cảm giác khó tả khi nhìn lại những bức ảnh cũ của bản thân."Có lẽ điều đó giải thích lý do tôi thực hiện mọi cuộc phẫu thuật. Trong mọi liệu pháp mà tôi đã trải qua, có một điều tôi không thể lý giải được là: 'Tại sao tôi cảm thấy mình cần phẫu thuật thẩm mỹ?'. Phải có điều gì đó đã xảy ra khiến tôi không thích vẻ ngoài của mình", người mẫu 7X nói thêm. Việc không hài lòng với ngoại hình thôi thúc Katie Price liên tục thực hiện hàng loạt cuộc phẫu thuật thẩm mỹ từ thập niên 1990 đến nay: từ hút mỡ, nâng ngực, độn mông, sửa mũi… Theo Daily Mail, người mẫu 7X đã sửa ngực ít nhất 17 lần. Việc lạm dụng "dao kéo" suốt thời gian dài biến Katie Price từ biểu tượng gợi cảm đình đám nước Anh trở thành "thảm họa thẩm mỹ" với gương mặt biến dạng, đơ cứng, biểu cảm gượng gạo, mất đi sức sống. Những năm qua, bà mẹ 5 con liên tục gây quan ngại khi nhiều lần xuất hiện trong tình trạng mặt sưng húp, chằng chịt vết khâu, băng bó.Bất chấp hậu quả, Katie Price vẫn không ngừng "dao kéo". Chỉ mới tháng trước, ngôi sao My Crazy Life đã sang Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện một số chỉnh sửa trên cơ thể cho cuộc phẫu thuật thẩm mỹ mới tiêu tốn khoảng 10.000 bảng Anh. Một nguồn tin thân cận chia sẻ với OK!: "Katie đã trải qua rất nhiều cuộc phẫu thuật thẩm mỹ nên cô ấy có xu hướng xem nhẹ chúng. Nhưng không phải tất cả những ca phẫu thuật ấy đều nhỏ. Cô ấy phải trải qua nhiều loại gây mê khác nhau và đang làm điều đó ở một đất nước xa lạ". Tuy nhiên, người mẫu đình đám một thời không cảm thấy quan ngại trước chứng "cuồng thẩm mỹ" của mình trái lại còn thoải mái cập nhật quá trình "dao kéo" trên trang cá nhân. Katie Price sinh năm 1978, cô là "bom sex" nổi đình đám tại Anh từ cuối thập niên 1990, đầu 2000. Người đẹp từng nhiều lần xuất hiện trên tạp chí Playboy và thường xuyên "phủ sóng" trên Page 3 của The Sun cùng nhiều ấn phẩm nổi tiếng khác. Thời đỉnh cao nhan sắc, cô là niềm khao khát của biết bao đàn ông nhờ nhan sắc cuốn hút cùng thân hình bốc lửa. Tuy nhiên, người mẫu không hài lòng với sắc vóc của bản thân, thực hiện vô số cuộc phẫu thuật thẩm mỹ khiến nhan sắc ngày một "thảm họa". Đời tư của cựu "bom sex" Anh cũng gặp nhiều trắc trở khi trải qua 3 cuộc hôn nhân đổ vỡ, nhiều cuộc tình dang dở và có 5 người con. Những năm qua, danh tiếng Katie Price trượt dốc, lâm cảnh nợ nần, phá sản.
Xóm nhỏ khi đó chỉ mới có mấy nhà nằm trên một động cát hoang vắng toàn xương rồng bàn chải gai góc, nhà tranh vách lá không có rào cổng và cứ chùm nhum lại mà cất lên. Người đếm tới đếm lui nửa kín nửa hở có khi còn ít hơn cả bầy khỉ trên ngọn núi mồ côi gần đó chiều chiều tràn xuống kiếm chuyện cướp bóc. Từ xóm nhà lá này chạy một hơi băng qua động cát nóng bỏng vốn là bãi tha ma, đạp lên những vạt hoa muống biển, hoa ngũ sắc, dừa cạn, bồn bồn, chen giữa rừng dương, rừng mai… thì òa ngay vào lòng biển. Mỗi lần nhớ lại cái duyên nợ với Vấn từ năm lên mười tuổi khi còn ở chung trong xóm này thì Nhi lại cười ngặt nghẽo không nín được. Cùng phận nhà nghèo theo cha mẹ tha phương lập nghiệp trong thời loạn lạc nên trẻ nhỏ trai gái gì cũng chơi chung sa cạ với nhau. Chiều chiều cả bọn ra ngoài động cát hái me dương, dủ dẻ, chim chim đã đời rồi đào hang bắt dông nướng ăn, lắm khi trúng cả hài cốt. Bọn con trai đem banh hoặc cầu ra chơi, con gái ẵm em lê la theo vừa dỗ em vừa hò reo phụ họa. Nhi là chị đầu nách thằng em lên ba tuột lên tuột xuống tay kia bưng chén cơm kẹp cái muỗng để đút ăn. Trái banh định mệnh Vấn đá bay thẳng vô chén cơm của Nhi, Nhi túm áo thủ phạm lôi về nhà mắng vốn. Bà mẹ Vấn phải bới chén cơm khác đền cho. Nhà Nhi đã nghèo mà nhà Vấn còn nghèo hơn, chắc có đứa ăn đòn.Hai nhà chỉ cách nhau cái hàng cây thuốc dấu, loài cây thân thảo đứng thẳng cứng cáp mọc ken dày, lá và thân bẻ ngang có mủ trắng như sữa. Mỗi lần ra hàng rào ngóng qua nói chuyện là y như rằng cả vạt lá thuốc dấu bị ngắt vì cái trò chơi kéo bong bóng. Chiếc lá khi bẻ gập ngang ứa chút mủ trắng, từ từ kéo hai đầu lá ra tạo thành cái màng ngũ sắc. Rồi so kè bong bóng của đứa nào to hơn đẹp hơn. Nhưng đến năm 16 tuổi thì Vấn và Nhi không bẻ lá vẹt rào nữa mà chỉ lụt lịt ngang qua thật nhanh thôi.Vấn nói, "Nay chuyển cái bàn học ra sát cửa sổ nhà sau cho nó sáng rồi đó".Nhi: "Tháng này có tới mấy ngày vía, mệt ghê".Vấn thư sinh tuấn tú học cao nhứt nhà, giỏi nhứt xóm, là con trai út giữ hy vọng đổi đời cho một gia đình hoàng tộc lỡ vận. Đã vậy còn biết đàn hát, biết thổi harmonica. Hai anh trai thất học ra đời từ rất sớm lăn lộn trên khu đề pô xe lửa nuôi cả gia đình gần chục miệng ăn và cái bàn đèn thuốc phiện tàn dư của thực dân phong kiến. Nhi ngược lại là chị cả nên cũng chịu cảnh nhường đàn em ăn học, từng đi giữ trẻ cho nhà Tây, đi bán hàng rong, mặn mà có duyên. Ngày nào Nhi cũng thấy bầy con gái lấp ló trước nhà Vấn mượn sách mượn vở rồi dấm dúi gì đó. Mấy đứa đó là nữ sinh khác Nhi lắm, quần trắng áo hoa, tóc dài quá lưng cột lơi bằng khăn mù soa, nói cười gì cũng che miệng khúc khích. Nhi không đi học nhưng cũng biết chữ nhờ ẵm em tới trường coi ông thầy dạy học, rị mọ vậy mà sau này thư từ tới tay là đọc ro ro.Toàn nói bâng quơ mà hiểu nhau hết. Cái cửa sổ nhà sau kê bàn học của Vấn gần ảng nước chỗ ngồi rửa chén của Nhi từ bếp bước ra. Nay hai nhà đã có tường chắn với cái cửa lùa bằng gỗ có song lỏng lẻo. Quan trọng là mấy con yêu nữ lượn lờ trước nhà Vấn sẽ không nhìn thấy. Nhà Nhi khi đó đã cất lên một cái am nhỏ thờ Mẫu thường hầu đồng, cha Nhi là cung văn, mẹ kế là đồng đền, mẹ ruột âm thầm như tôi đòi trong nhà. Con nhang đệ tử sau 1954 thì phát triển từ miền ngoài vào ồ ạt, am điện nở rộ. Nhà Nhi chưa kịp làm giàu thì cha chết, mẹ kế tiếp quản, mẹ ruột vẫn tiếp tục sống như gia nô. Nhưng Nhi thì không.Vấn nói, "Sáu giờ nghe". Nhi "Ờ".Hai người từ mày tao thằng nọ con kia chuyển sang nói trỏng hồi nào không hay.Đúng giờ, ngó trước ngó sau không thấy ai Nhi chuồi qua song cửa có Vấn chờ sẵn khi thì mấy trái chuối, lúc vắt xôi, lúc cái bánh, củ khoai… là đồ cúng mới hạ xuống. Học trò có thứ dằn bụng thức khuya học bài, làm thơ tình và thổi khẩu cầm, cô bé hàng xóm lần giở những bức thư tay có vẽ hình giai nhân đêm mơ giấc mơ đẹp trong thanh âm du dương.Mùa hè năm đó Vấn thi Trung học đệ nhất cấp đứng đầu toàn tỉnh, khệ nệ ôm phần thưởng về cả xóm lao động nghèo lác mắt. Bầy nữ sinh như bướm trắng lại dập dìu. Nhà Vấn tới đâu cũng khoe con trai mình nay mai xong tú tài sẽ học tiếp ra bác sĩ kỹ sư, tha hồ kén dâu.***Nhi cầm trên tay mấy tấm ảnh chân dung của mình chụp ở hiệu ảnh photo Sanh nổi tiếng nhứt nhì thị xã. Kiểu thì có sẵn ảnh mẫu trưng bày ngoài tiệm, thích gì chọn nấy. Tấm thì mặc áo dài tứ thân ôm gọn thân hình nảy nở chít khăn mỏ quạ trên đầu, tấm thì quấn xà rông mang gùi trên vai, tấm khác bới tóc đeo kiềng áo dài cổ cao. Chủ hiệu ảnh ngỏ lời xin phép được phóng to trưng bày trong tiệm. Người mẫu ảnh bất đắc dĩ nổi tiếng ngang xương. Vài nơi đánh tiếng nhưng cứ tới tai là Nhi sa sầm. Mẹ ruột suốt ngày chì chiết đừng nghe lời mấy thằng học trò đàn địch thơ thẩn trước sau chi nó cũng bỏ mi. Mẹ kế ác liệt hơn có lần xông ra sau hè chỗ Nhi đang cởi trần tắm để khám vú cô với niềm tin sắt đá là nếu từng để trai bóp thì "cục tràm" sẽ bị nhão. Bạn gái cùng trang lứa to nhỏ mét lại đứa này đứa kia mê thằng nớ chê bai mi, nhà nọ nhà kia sang giàu ưng gả con cho hắn.Lần hẹn hò đầu tiên của Vấn Nhi là ở gốc dừa bên bờ biển tối om. Hai người mắc làm gì không biết để cho một cơn sóng lớn đánh lên trôi mất bóp ví giày dép. Lần sau dắt nhau leo lên lầu Ông Tư đang trống trơn vô chủ, nhìn ra biển nghe sóng vỗ vừa lãng mạn kín đáo vừa an toàn, ma cỏ kệ. Thêm vài cái lần sau nữa…***Mùa thu năm sau Nhi run rẩy báo tin với Vấn, "chắc là em có chửa rồi". Nhà Nhi không biết gì vẫn đang ráo riết ép gả cô cho người mà họ chọn.Vấn hơi bất ngờ nhưng kịp trấn tĩnh, "tụi mình sẽ thành vợ chồng, để anh tính". Vấn vừa đậu Tú tài 1, cả nhà đang dồn sức vun vén cho cậu con trai tiếp tục học lên."Đừng bỏ em"."Em dám đi theo anh không?"."Đi đâu em cũng đi theo. Khổ mấy em cũng chịu được, miễn mình có nhau".Nhi có sợi dây chuyền vàng 5 chỉ nhờ bán buôn dành dụm mà sắm được, Vấn có cái đồng hồ là phần thưởng trong kỳ thi đệ nhất cấp năm trước, hai người cộng lại có thêm cái thai trong bụng Nhi và một biển trời mơ ước. Rồi cứ vậy mà xuôi Nam.***"Anh đi đâu giờ mới về? Em đi tìm anh nãy giờ", Nhi mếu máo."Trời, mới ra đầu ngõ hớt tóc à, nãy có nói mà"."Nói hồi nào đâu, tưởng anh bỏ em đi luôn"."Sao bỏ được. Vắt cái khăn trên cổ chi vậy?""Để lau nước mắt đó, tưởng anh bỏ đi em khóc"."Bữa sau đừng có ra ngoài nghe chưa, cứ ở trong phòng chờ"."Mình kiếm được nhà thuê chưa anh? Em không thích ở đây"."Ở đây cũng ổn mà"."Không, thà kiếm chỗ thuê tốn chút chớ ở nhờ nhà bà con giàu có như vầy em không thích, ra vô ké né lắm mà họ coi mình như người xa lạ còn khi dễ tủi thân lắm"."Vậy mình dọn tới nhà ông Ba xích lô nghe, xóm lao động chắc giá rẻ"."A, là cái ông hôm trước chở anh đi vòng vòng kiếm việc chớ gì? Được đó, dọn liền đi anh"."Ừ thôi vô trong chuẩn bị đồ đi đừng ra ngoài nữa".***Mùa xuân năm đó Nhi mang cái bụng chửa vượt mặt chờ ngày lâm bồn, Vấn cầm cái bằng Tú tài 1 xin đi dạy kèm, đi đánh máy thuê, đi làm thư ký cho hãng buôn. Hai vợ chồng được một người bà con xa cho ở nhờ trong cái nhà kho được hơn một tháng thì phải lặng lẽ cuốn gói đi tìm nơi khác trọ. Chủ nhà mới là bác Ba đạp xích lô hiền hậu khoan dung, vợ làm mắm bán lẻ. Cũng là cái duyên khi một chiều muộn bác xích lô chở trúng khách là một cậu trai trẻ mặt mũi sáng láng nhưng u sầu, hỏi thăm thì biết đang đi tìm việc và nhà thuê. Vài câu sơ giao mà nhìn ra trong nhau sự thiện lương. Nhi về đó phụ việc ngon lành, không từ nan chuyện lớn chuyện nhỏ. Vấn cũng làm đầu tắt mặt tối. Những ngày giáp tết thấy ai nấy cũng sắm sửa chuẩn bị về quê, Vấn Nhi chỉ biết lảng đi.Từ trong cái phòng trọ tồi tàn của mình bó gối nhìn ra đường thấy thiên hạ chộn rộn, nhớ nhà nhớ mẹ nhớ em, Nhi khóc lén không biết bao nhiêu lần. Nghe mùi khói bếp than củi nổ lách tách cũng thèm, thấy người ta ôm bó lạt mớ lá chuối đi ngang cũng ngậm ngùi.Vấn an ủi, "Sau này có nhà riêng nhất định mình sẽ đón tết thật đàng hoàng, không thiếu gì cả. Em thích làm gì?"."Em thích nấu thật nhiều món ngon, trong nhà phải đủ loại bánh mứt, thịt ngâm, dưa món, bánh tét, kiệu chua, giò hầm măng… À còn may áo mới cho anh cho con…"."Anh sẽ sơn phết nhà cửa lại hằng năm, sẽ thay màn cửa, sẽ đóng một cái xích đu để trong sân, rồi lên núi tìm một nhánh mai vàng thật đẹp…"."Đúng rồi, tết là phải có hoa mai, thiếu gì cũng được nhưng thiếu mai là buồn lắm…".Vấn đặt tay lên bụng vợ, "Tết này mình cũng có mai mà, mai của mình đây nè".Nhi cười, "Thì ra anh nói đặt tên con là Mai ý để đón tết luôn đó hả?".Rồi Nhi ngập ngừng, nửa giỡn nửa thiệt, "Có đám cưới nào mà cô dâu chú rể dắt theo đàn con không anh?".Vấn cười gượng, "Có chớ. Cũng hay mà"."Vậy chừng nào mình đám cưới?"."Ra giêng đi, đợi em sinh nở xong"."Mình về quê làm ha, ở đây xa xôi quá có ai biết mình đâu"."Chớ sao. Đám cưới ở quê mới có bà con họ hàng, bạn bè hai đứa mình nữa"."Em muốn mời con Cúc, con Lan, con Hồng… mấy đứa đó đi nói khắp nơi trước sau gì anh cũng bỏ em…"."Anh mới nhận thêm công việc mới ở hãng, phải có nhiều tiền chút mình mới yên tâm về được"."Sinh con xong em cũng đi làm, bà Ba nói để bà phụ giữ con cho mình… Ước gì…".***"Anh ơi con khóc, nó thiếu sữa, sao em không có sữa vậy? Vắt không ra một giọt"."Em phải ăn uống nhiều vô"."Em biết rồi. Thôi để em nấu cơm rồi chắt nước cơm ra pha chút đường cho con uống đỡ. Anh đẩy võng giùm em chút"."Em cứ ngồi đây đi anh đi lấy cho. Nè, nước cơm còn nóng khéo phỏng miệng con"."Đâu đưa em nếm thử. Ừm, thơm quá, ngon quá, uống đi con, nuốt, không được phun ra, giỏi, giỏi má thương… chảy xuống cổ rồi nè, đưa em cái khăn, anh"."Khăn đây. Con ngủ rồi, thôi mình qua bàn ăn cơm đi em"."Dạ chờ em chút. Ngủ đi con má đi ăn cơm nghen". "Ủa còn làm gì lui cui đó nữa mà chưa tới ăn? Cầm cái gì trên tay vậy?"."Dây võng, để vừa ăn vừa đưa con chớ muỗi cắn nó sao. Nhiều đồ ăn quá. Bà Ba cho hả anh? Tội bà ghê. Món này là gì vậy?"."Để anh gắp cho. Chén canh anh để bên này nè"."Để em tự ăn, anh làm như em là em bé không bằng. Ủa mà chị này là ai mà ngồi ăn chung với mình vậy? Nay nhà có việc gì mà nhiều người lạ ra vô vậy?"."Con, Thắm mà"."À, hèn nào thấy cái mặt quen quen, em xin lỗi chị nha, chị là cháu bà Ba đây mà. Ăn đi chị"."Em đưa cái dây võng đây anh cầm cho"."Dạ. Mà anh ơi… Còn đám cưới… chừng nào?"."Ra giêng đi"."Lại ra giêng. Anh nói một lời đi. Giêng nào anh mới cưới em?".***Đám cưới được tổ chức vào tối mùng một tết, có cô dâu chú rể và con đàn cháu đống như mơ ước, có bà con hai họ, có bạn bè. Hôn trường treo đèn kết hoa rực rỡ, từng chùm bong bóng lắc lư thỉnh thoảng nổ bôm bốp, nhạc réo rắt rộn ràng. Ai nấy vỗ tay reo hò cổ vũ cật lực khi thấy cô dâu chú rể bối rối xuất hiện.Cô dâu được chuyên gia trang điểm tới tận nhà chăm chút kỹ càng mặc cái áo dài lộng lẫy nhất đời mình cười thôi là cười, chú rể mặc vest đen cài hoa hồng ngượng ơi là ngượng.Trẻ con tung hoa, thổi confetti kim tuyến bay rợp như sao sa, mặt mũi đầu tóc ai cũng lấp lánh.Nhi luôn miệng hỏi Vấn, "Ngó em được không anh, không biết chụp hình có ăn ảnh không nữa".Vấn, "Đẹp lắm, em là cô dâu xinh đẹp nhất từ trước tới nay luôn".Nhi cười tươi mà ngơ ngác, "Khách đâu ra mà đông dữ vậy, bà con bên anh hả, sao em không biết ai hết. Dạ, em cám ơn, cám ơn mọi người đã đến".Thợ chụp hình nhanh nhảu tiến tới, "Mời hai bác đứng qua bên này trước cái phông Song hỷ để con chụp cho đẹp. Đó đó, nghiêng qua chút, bác trai đặt tay lên vai bác gái… Rồi xong, bây giờ mời con cháu lần lượt đứng vô xong rồi chụp chung cả đại gia đình ha… Đông vui ghê, đúng là đám cưới kim cương…". Một người bước tới nói nhỏ vào tai và kéo anh ta đi nhanh qua chỗ khác.Nhi vẻ bất bình, "Anh, cái chú chụp hình này sao kỳ quá, sao kêu mình bằng bác còn xưng con nữa. Khùng quá".Cô dâu. Chú rể. Hôn đi. Hôn đi. Cô dâu. Chú rể. Hôn đi. Hôn đi… Giữa tiếng hô vang nhịp nhàng và cười nói ầm ĩ nghe như có tiếng nấc nhẹ từ sâu thẳm trong lòng mỗi người có mặt.***"Hồi nãy thấy bà mạ mắc cười ghê anh, ngồi khóc thút thít ngon lành à, thiệt là. Đám cưới con gái mà khóc", Nhi vừa cười vừa nói.Vấn lạnh người khựng lại, "Mạ… mạ… ngồi ở đâu?"."Thì ngồi với mụ Năm mẹ anh ngay cái ghế dài đó, à, giờ em cũng phải kêu bà là mạ chứ ha, cưới hỏi xong rồi mà".Vấn trầm ngâm, "Chắc hai bà vui lắm"."Chớ còn gì nữa, ha ha nhớ hồi em bưng cái chén cơm toàn cát do anh đá banh trúng vô bắt đền bà, bà nói con ni lanh quá thằng Vấn không bằng một góc của mi…"."Nhớ gì mà dai dữ vậy trời, toàn chuyện hồi xưa…"."Thôi em đi thay đồ trước đây. Chết, con mình đâu, con mình đâu rồi anh, con ơi…"."Nó ngủ rồi em"."Á…á…", Nhi hét lên thất thanh khi vừa bước tới cửa. Vấn sực nhớ ra nhưng đã muộn."Ai vậy… đi ra… sao ở trong này chớ… bà già nào lạ hoắc lạ huơ vô phòng tui vậy trời…".Vấn đứng chắn ngay trước tấm gương soi mà người trang điểm quên chưa cất đi, xoay nó lại. "Có ai đâu em".Nhi ôm ngực, "Có mà, nhìn cái mặt khó đăm đăm á, giống như muốn la em vậy. Phải rồi, còn mặc cái áo màu tím giống cái em đang mặc nữa nè. Mà nhìn hao hao bà mạ vậy ta, ngó quen lắm anh".Vấn nhìn xuống cầu thang xuê xoa, "Vậy chắc bả đi rồi, đông khách quá mình không nhớ mặt hết". "Vậy hả. Thôi kệ, ngày cưới của mình mà, có người là vui rồi". ***Thắm và mấy đứa chị em dâu rể lấm lét thò đầu vô phòng.- Sao má hét lên vậy ba?- Đứa nào không chịu dẹp cái gương làm má mày giựt mình đó. Ba phải nói trớ đi.- May quá, suýt nữa là bể dĩa.- Làm được buổi tiệc kỷ niệm đám cưới kim cương 60 năm cho ba má là quá vui rồi.- Tội nghiệp má tụi con. 10 đứa con, dâu rể cháu nội cháu ngoại chắt cố là hơn 40 đứa… Nhớ gì không nhớ chỉ nhớ mỗi cái đoạn vào đời.- Nãy má còn nói thấy bà nội bà ngoại tụi con về ngồi đó nói chuyện vui vẻ nữa.- Thôi đi xuống hết đi mấy đứa, má ra rồi kìa. Bu đây đông đen làm má hỏi tùm lum ba mệt nữa.***Nhi vừa đi lập cập vừa kêu, "Anh Vấn, anh Vấn đi đâu rồi"."Đây đây, có mặt"."Mừng quá, tưởng anh bỏ em, em khóc…"."Ai mà bỏ được…"."Vậy… giêng nào anh cưới em?".
Hoa hậu Phan Thị Mơ: Từ chối nhiều dự án để đi thi 'Cười xuyên Việt'
Ngày 27.2, Công an P.An Hải Bắc (Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) bàn giao 106 triệu đồng cho một người dân sinh sống trên địa bàn bị đánh rơi.Trước đó, ngày 20.2, bà Trương Thị Bông (52 tuổi, ngụ P.An Hải Bắc) đi trên đường Trần Hưng Đạo thuộc địa bàn P.An Hải Bắc thì nhặt được túi ni lông màu đen, bên trong có số tiền lớn.Bà Bông lập tức đến Công an P.An Hải Bắc trình báo, nhờ lập biên bản kiểm đếm và nhờ tìm khổ chủ. Công an đã lập hồ sơ tiếp nhận 106 triệu đồng có trong túi ni lông.Sau khi thông báo và xác minh, Công an P.An Hải Bắc đã xác định ông Nguyễn Văn An (65 tuổi, ngụ P.An Hải Bắc) là người làm rơi số tiền lớn.Ông An chia sẻ, đây là số tiền dành dụm cả đời, trước đó ông mang theo, để trong túi áo khoác để giải quyết công việc. Nhưng khi di chuyển từ đường Trần Hưng Đạo đến cầu sông Hàn thì bị đánh rơi.Ông buồn bã nhiều ngày liền cho đến khi bất ngờ nhận được thông báo từ lực lượng công an và địa phương mời đến trụ sở xác minh về số tiền.Khi nhận lại tài sản, ông An đã viết thư bày tỏ lòng cảm kích đối với bà Bông cùng cán bộ Công an P.An Hải Bắc đã nhiệt tình giúp đỡ.Cùng ngày, Công an P.Hòa Cường Nam cho biết đã trả lại số vàng cho người đánh rơi. Trước đó, ngày 17.2, ông Phạm Thế Bình, nhân viên bảo vệ của Công ty TNHH THACO Auto Đà Nẵng đã đến công an phường giao nộp 2 nhẫn vàng (khoảng 3 chỉ vàng).Theo nhân viên bảo vệ này, trong lúc làm việc tại khu vực kho xe của Công ty TNHH THACO Auto Đà Nẵng trên đường 2.9 (P.Hòa Cường Nam), anh nhặt được 1 hộp nữ trang, bên trong có 2 nhẫn vàng, số tài sản này có dòng chữ "KIMTHANHDANH" ; "DUNG", "TRÀ KIỆU" và một số tài sản khác kèm theo.Công an phường đã lập biên bản tiếp nhận, đồng thời thông báo tìm chủ tài sản. Qua xác minh các giấy tờ, công an phường xác định khổ chủ là chị Lê Hoài Linh (ngụ H.Duy Xuyên, Quảng Nam).Ngày 23.2 tại Công an P.Hòa Cường Nam, công an phường đã mời ông Phạm Thế Bình đến làm thủ tục trao lại tài sản cho người đánh rơi là chị Lê Hoài Linh.