Gen Z 'thấp bé nhẹ cân' giành huy chương bạc marathon SEA Games 32
Theo thông tin công bố tại đại hội, năm 2023 Masan High-Tech Materials đạt doanh thu 14.093 tỉ đồng, dù giảm so với kỷ lục 15.550 tỉ đồng năm 2022 nhưng doanh thu năm 2023 cũng là mức cao thứ hai trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp này.Kinh tế Đức đang trượt dốc?
Chiều 28.2, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM tổ chức hội nghị bàn giao công tác lĩnh vực lao động, người có công và xã hội cho các đơn vị. Tham dự có ông Đặng Quốc Toàn, Chánh văn phòng UBND TP.HCM; ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT; ông Nguyễn Bắc Nam, Phó giám đốc Sở Nội vụ; ông Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế; ông Lê Minh Khoa, Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong; ông Phạm Bình An, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc sở, ngành của thành phố.Tại hội nghị, ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cho biết quá trình triển khai đề án sắp xếp bộ máy của TP.HCM được thực hiện khẩn trương và đến nay, vào những ngày cuối tháng 2, công tác chuẩn bị bàn giao đã gần hoàn tất.Theo đó, Sở Nội vụ được tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Sở Nội vụ và Sở LĐ-TB-XH, tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về lao động, tiền lương, việc làm; người có công; an toàn, vệ sinh lao động; bảo hiểm xã hội; bình đẳng giới.Ngoài ra, Sở Nội vụ cũng tiếp nhận Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM; Viện Khoa học an toàn, vệ sinh lao động TP.HCM; Ban Quản trang TP.HCM từ Sở LĐ-TB-XH.Sở Y tế nhận thêm chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội; quản lý và sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em từ Sở LĐ-TB-XH và 12 cơ sở bảo trợ xã hội.Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cũng chuyển chức năng quản lý lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp sang Sở GD-ĐT. Vì vậy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên, bao gồm Trường cao đẳng nghề TP.HCM và Trung tâm giáo dục thường xuyên Gia Định, sẽ do Sở GD-ĐT trực tiếp quản lý.Lực lượng Thanh niên xung phong TP.HCM sẽ tiếp nhận các đơn vị trực thuộc của Sở LĐ-TB-XH gồm: Làng thiếu niên Thủ Đức, Trung tâm bảo trợ trẻ em Tam Bình, Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân và SOS - Làng trẻ em TP.HCM.Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM sẽ tiếp nhận Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM từ Sở LĐ-TB-XH.Ngoài ra, Văn phòng UBND TP.HCM sẽ tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Văn phòng Ban Chỉ đạo chương trình giảm nghèo bền vững TP.HCM của Sở LĐ-TB-XH.Trước đó, sáng cùng ngày (28.2), Sở LĐ-TB-XH đã bàn giao cho Công an TP.HCM về chức năng quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy từ Sở LĐ-TB-XH. Đối với các cơ sở cai nghiện ma túy của TP.HCM nhưng trú đóng ở các tỉnh, thành khác thì sẽ được chuyển giao về cho công an tỉnh, thành đó tiếp nhận.Theo ông Lê Văn Thinh, Sở LĐ-TB-XH sẽ chuyển giao các chức năng khác nhau cho các đơn vị, kéo theo đó là việc tách bạch về nhân sự, tài chính và các nhiệm vụ khác.Vì vậy, công tác bàn giao của Sở LĐ-TB-XH trong thời gian qua được thực hiện cẩn trọng và cấp tập.Hôm nay, Sở LĐ-TB-XH chính thức ký kết bàn giao cho các bên, tuy nhiên, vẫn còn nhiều nội dung cần tiếp tục phối hợp để rà soát, xác định số liệu và hoàn thiện hồ sơ lưu trữ.Về công tác nhân sự, ông Lê Văn Thinh chia sẻ rằng trong thời gian qua, lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH đã ra quyết định điều chuyển cán bộ và đã ghi nhận nhiều ý kiến, tâm tư của người lao động. Lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH cũng đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, tiếp xúc để chia sẻ, động viên các nhân viên tại các cơ sở.Ông Lê Văn Thinh nhìn nhận giai đoạn giao thời này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành tiếp nhận chức năng của Sở LĐ-TB-XH, đặc biệt trong công tác tư tưởng, tổ chức cán bộ, vị trí việc làm và điều kiện làm việc.Ông Thinh mong muốn các đơn vị tiếp nhận sẽ hỗ trợ để cán bộ, công nhân viên chức, người lao động của Sở LĐ-TB-XH có môi trường thuận lợi để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ngay từ tháng 3.Theo ông Thinh, hiện mặc dù công tác bàn giao được thực hiện khẩn trương, nhưng một số chế độ, chính sách cho người lao động vẫn chưa thể hoàn tất, đặc biệt là phần chi thu nhập tăng thêm. Do đó, ông Thinh đề nghị các sở, ngành tiếp nhận quan tâm, đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, viên chức.Về việc bố trí nhân sự, do sự thay đổi trong bộ máy nên các vị trí lãnh đạo bị thu hẹp, có cán bộ sẽ giữ nguyên chức vụ, một số khác có thể được điều chuyển hoặc bố trí lại, xuống cấp. Ông Thinh mong rằng cán bộ của Sở LĐ-TB-XH sẽ tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, xác định tinh thần "cống hiến, đóng góp" để thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian tới.Thay mặt lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH, ông Thinh bày tỏ mong muốn các sở, ngành tiếp nhận và xem cán bộ của Sở LĐ-TB-XH như nhân sự của đơn vị mình, đồng thời tạo điều kiện để họ tiếp tục phát huy năng lực, đóng góp chung vào sự phát triển của TP.HCM.Trước đó, ngày 20.2, UBND TP.HCM công bố các quyết định về nhân sự liên quan đến việc thành lập và sắp xếp lại các sở theo kế hoạch tinh gọn bộ máy. Theo đó, lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cũng được bổ nhiệm sang các vị trí mới.Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở Đ-TB-XH được điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (HEPZA) từ ngày 1.3.2025.Bà Huỳnh Lê Như Trang, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở GD-ĐT.Ông Nguyễn Tăng Minh, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Y tế.Bà Lượng Thị Tới, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Nội vụ.Theo nghị quyết của HĐND TP.HCM về phương án sắp xếp bộ máy các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND TP.HCM, sau khi sắp xếp, UBND TP.HCM sẽ còn 16 cơ quan chuyên môn, gồm: Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Sở GTCC, Sở KH-CN, Sở VH-TT, Sở Du lịch, Sở Dân tộc và Tôn giáo, Sở TN-MT, Sở Y tế, Sở GD-ĐT, Sở Tư pháp, Sở Công thương, Văn phòng UBND thành phố, Thanh tra thành phố và Sở An toàn thực phẩm (tiếp tục được thí điểm theo Nghị quyết số 98 năm 2023 của Quốc hội).Ngành LĐ-TB-XH có truyền thống hơn 79 năm, bắt đầu từ sự kiện ngày 28.8.1945, khi Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định thành lập Bộ Lao động - tiền thân của Bộ LĐ-TB-XH ngày nay. Theo chủ trương, chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy, ngành LĐ-TB-XH sẽ chấm dứt hoạt động, và các chức năng, nhiệm vụ của ngành sẽ được chuyển giao cho các cơ quan khác.
Tiếp nối xe xanh, 'lốp xanh' cũng trở thành xu thế mới
Phanh tay điện tử
Đầu tiên, thừa cân, béo phì gia tăng áp lực lên khớp, đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp. Theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ), khi trọng lượng cơ thể vượt quá mức do tăng cân, các khớp chịu lực như đầu gối, hông và cột sống sẽ chịu sức ép lớn hơn. Tình trạng này làm tăng tốc độ hao mòn của các khớp, dẫn đến các bệnh như thoái hóa khớp.Ngoài ra, việc tăng cân quá mức còn gây ra rối loạn chuyển hóa làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Mô mỡ trong cơ thể, đặc biệt là ở những người béo phì, không chỉ là dự trữ năng lượng mà còn hoạt động như một tuyến nội tiết, tiết ra các chất gây viêm, trong đó có hoóc môn leptin. Ở người béo phì, nồng độ leptin quá cao có thể kích thích phản ứng viêm, tăng sản xuất enzyme phân hủy sụn khớp, dẫn đến thoái hóa sụn nhanh hơn.Hơn nữa, viêm mạn tính do béo phì không chỉ ảnh hưởng đến các khớp chịu lực như đầu gối mà còn tác động đến các khớp nhỏ hơn, chẳng hạn khớp bàn tay. Ngoài ra, một số nghiên cứu gần đây phát hiện ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn sẽ dễ gây tích tụ mỡ trong cơ đùi, làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.Để bảo vệ sức khỏe khớp, các chuyên gia khuyến cáo cần quản lý cân nặng ở mức khỏe mạnh, điều chỉnh chế độ ăn uống và duy trì hoạt động thể chất. Theo nghiên cứu từ chuyên san New England Journal of Medicine, những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối khi giảm cân thành công thì mức độ đau khớp sẽ giảm đáng kể. Việc thực hiện các biện pháp quản lý cân nặng không chỉ giảm nguy cơ thoái hóa khớp mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống.
Giá vàng hôm nay 24.4.2024: Vàng miếng SJC đắt đỏ hơn sau đấu thầu
Giải đấu thường niên tiếp tục trở thành sân chơi bổ ích dành cho các bạn nhỏ, là dịp để CLB Thể Công Viettel tìm kiếm, phát hiện và tạo điều kiện cho các tài năng nhí có năng khiếu bóng đá phát triển thành cầu thủ chuyên nghiệp. Cúp Viettel 2025 có sự góp mặt của 20 đội bóng thuộc các Trung tâm và CLB bóng đá cộng đồng trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Hơn 500 VĐV nhí tiếp tục tranh tài ở 2 lứa tuổi quen thuộc là U.10 (sinh năm 2015) và U.11 (sinh năm 2014).Sau 50 trận đấu, chủ nhân của hai chiếc cúp vô địch đã lộ diện. Đó là đội U.11 The Light Futsal và đội U10 Trung tâm bóng đá Ngọc Hùng Hà Nội. Vua phá lưới của từng lứa tuổi lần lượt là Nguyễn Việt Anh (đội U.11 VietGoal) và Nguyễn Đức Mạnh (đội U.10 Trung tâm bóng đá Ngọc Hùng Hà Nội).Trong năm nay, Công ty Thể thao Viettel dự kiến tổ chức giải bóng đá cộng động Cúp Viettel từ 2 đến 3 lần. Sau thành công của Cúp Viettel 2025 (lần 1), ban tổ chức dự kiến sẽ mở rộng đối tượng tham dự cho các trung tâm và CLB bóng đá cộng đồng bên ngoài địa bàn thủ đô Hà Nội."Cũng trong năm 2025, CLB Thể Công Viettel dự kiến tuyển mới 20 VĐV sinh năm 2014. Bên cạnh những tài năng nhí được phát hiện tại các trung tâm vệ tinh, các Giải bóng đá cộng đồng Cúp Viettel chính là cơ hội để các em nhỏ lọt vào vòng chung kết tuyển sinh của đội bóng áo lính, dự kiến diễn ra vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7.2025", Phó giám đốc Công ty Thể thao Viettel Nguyễn Hải Biên cho biết.Tại đây, các thí sinh sẽ có một tuần hít thở bầu không khí bóng đá tại đại bản doanh CLB Thể Công Viettel và được kiểm tra kỹ lưỡng các tiêu chí như thể hình, thể lực, kỹ thuật, năng khiếu, sức khỏe thể chất… thông qua các bài kiểm tra đối kháng, kiểm tra năng khiếu và kiểm tra y tế.Các thí sinh trúng tuyển sẽ được ký hợp đồng đào tạo trẻ và được tạo điều kiện tốt nhất để phát triển thành cầu thủ chuyên nghiệp, là hạt giống tương lai của CLB Thể Công Viettel cũng như bóng đá Việt Nam.