Người đạo Hồi ở TP.HCM trong tháng Ramadan: Cùng nhịn ăn, không uống khi mặt trời mọc trong cả tháng
Theo luật sư Trần Anh Tuấn, tại khoản 1, Điều 3, Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu theo giờ ở vùng I là 22.500 đồng/giờ. TP.HCM thuộc vùng I. Như vậy, mức tối thiểu mà các cơ sở kinh doanh phải trả cho sinh viên làm thêm giờ là từ 20.000 đến 22.500 đồng/giờ. Trường hợp bị trả lương thấp hơn so với mức lương tối thiểu giờ, sinh viên cần mạnh dạn trình bày, trao đổi với người sử dụng lao động trực tiếp về việc điều chỉnh mức thù lao hợp lý và phù hợp với quy định pháp luật.
Cây hoa hướng dương khổng lồ có khả năng phát điện sạch bên sông Sài Gòn
Ông Cường cho hay, từ nhiều năm nay, cảnh báo sớm để hành động sớm đã trở thành phương châm hành động của ngành khí tượng thủy văn không chỉ trong các tình huống thiên tai cụ thể mà xuyên suốt tất cả các ngày trong năm. Điều này có ý nghĩa quan trọng để phòng ngừa, sẵn sàng và ứng phó với thời tiết, khí hậu, đồng thời góp phần bảo vệ cuộc sống, sinh kế bền vững cho người dân.
Cà Mau: Nhậu xỉn, lao xe xuống kênh nhưng báo với công an bị cướp
Ngày 5.1, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài 24 giây ghi lại cảnh một người đàn ông đánh đập bé trai tới tấp ở TP.Quy Nhơn (Bình Định) khiến nhiều người xem bức xúc, phẫn nộ.Theo đoạn clip ghi lại, khoảng 20 giờ 33 ngày 4.1, khi bé trai đang ngồi với nhóm bạn tại một quán ăn trên địa bàn xã Nhơn Hội, TP.Quy Nhơn (Bình Định) thì có một người đàn ông đi xe máy, không đội mũ bảo hiểm chạy đến dừng xe lại rồi lao tới, dùng tay đánh tới tấp khiến bé trai không kịp phản ứng.Sau đó, người đàn ông này lôi bé trai ra giữa đường và liên tục đấm, đá. Bé trai liên tục nói "con có làm gì đâu chú" và sau đó bỏ chạy, nhưng người đàn ông vẫn tiếp tục đuổi theo.Chiều 5.1, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thành Thời, Phó chủ tịch UBND xã Nhơn Hội xác nhận trên địa bàn có xảy ra vụ việc một người đàn ông đánh bé trai vào tối 4.1. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do mâu thuẫn giữa bé trai và con trai người đàn ông này, nên người này đã đánh cháu bé.Theo ông Thời, lực lượng chức năng đã nhận được đơn thư tố cáo của người nhà bé trai và đang mời người đàn ông trong clip lên trụ sở Công an xã Nhơn Hội để làm rõ sự việc."Bé trai bị đánh trong clip đang học lớp 7 tại địa phương. Hiện tại em ở cùng ông bà vì mẹ đang đi làm ăn ở xa. Người đàn ông trong clip được xác định là người ở địa phương. Sau khi cháu bé bị đánh, gia đình đã đưa cháu đi bệnh viện để kiểm tra sức khỏe", ông Thời cho biết thêm.
Trang Axios ngày 30.1 đưa tin rằng quan chức lãnh đạo hành chính Hạ viện Mỹ đã gửi thông báo đến các văn phòng nghị sĩ, yêu cầu không sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek của Trung Quốc trong lúc ứng dụng này đang bị điều tra.DeepSeek là ứng dụng trả lời tự động (chatbot) dựa trên công nghệ AI, đã làm mưa làm gió thị trường công nghệ toàn cầu những ngày gần đây khi được cho là có năng lực tương đương những ứng dụng hàng đầu như ChatGPT hay Gemini nhưng có chi phí phát triển ít hơn nhiều và được xây dựng trên chip đời cũ.Tuy vậy, ứng dụng này cũng đang vấp phải sự dè dặt từ giới chức một số nước phương Tây về quyền riêng tư và quản lý dữ liệu.Cơ quan Bảo vệ dữ liệu Garante của Ý ngày 30.1 đã chặn quyền truy cập DeepSeek nhằm bảo vệ dữ liệu người dùng và mở cuộc điều tra đối với các công ty đứng sau chatbot này, theo AP.Hai hạ nghị sĩ Mỹ John Moolenaar (đảng Cộng hòa) và Raja Krishnamoorthi (đảng Dân chủ) lãnh đạo ủy ban về cạnh tranh với Trung Quốc đang kêu gọi Tổng thống Donald Trump cân nhắc cấm xuất khẩu chip AI H20 do công ty Nvidia sản xuất mà DeepSeek đang sử dụng, cũng như các loại chip có công nghệ tương tự.Bộ Thương mại và Bộ Ngoại giao Mỹ đang rà soát các lệnh hạn chế xuất khẩu của Mỹ theo lệnh của Tổng thống Trump giữa những diễn biến mới liên quan các đối thủ chiến lược. Đề nghị của hai nghị sĩ là một phần của cuộc rà soát nói trên.Nvidia đã ra thông báo nói rằng các sản phẩm của công ty tuân thủ toàn bộ quy định của chính phủ và công ty sẵn sàng làm việc với nhà chức trách liên quan vấn đề AI. Tổng thống Trump được cho là đang cân nhắc cấm xuất khẩu chip H20, loại chip được Nvidia sản xuất để xuất khẩu nhằm tránh các lệnh cấm đối với các loại chip tiên tiến khác.
AQUA Việt Nam hân hạnh là nhà tài trợ chính của Vnexpress Marathon Hanoi Midnight 2022
Ngày 8.3, thông tin từ Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ninh Bình vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Quách Thị Nương (44 tuổi, ngụ xã Đồng Phong, H.Nho Quan, Ninh Bình), để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo kết quả điều tra ban đầu của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Ninh Bình, từ tháng 7.2023 - 10.2024, Nương đã sử dụng mạng xã hội Zalo và Facebook đăng tải thông tin kêu gọi người dân bỏ tiền đầu tư buôn bán nhung hươu và các loại thảo dược với lợi nhuận cao. Nương tự giới thiệu có nhiều mối làm ăn lớn, buôn bán dễ dàng để thu hút người dân đầu tư tiền. Trong khoảng thời gian trên, đã có 4 người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình chuyển cho Nương gần 13 tỉ đồng để đầu tư. Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền, Nương đã không đầu tư như cam kết mà chiếm đoạt tiêu xài cá nhân.Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Ninh Bình thông báo, ai là nạn nhân của Quách Thị Nương thì liên hệ, trình báo với Công an tỉnh Ninh Bình để được giải quyết.

Người mẹ cover nhạc trẻ cùng con trai, bất ngờ thành 'hiện tượng mạng'
CEO Lê Minh Khoa chia sẻ chiến lược kinh doanh để vượt khó mùa dịch Covid-19
Theo Sohu, sau khi Triệu Lộ Tư thừa nhận rằng cô đã phải chịu sự bất công kể từ khi bước chân vào làng giải trí, người hâm mộ của cô lên tiếng đòi lấy lại công bằng cho thần tượng của mình. Trong bối cảnh đó, Vu Chính và nhiều người trong ngành khẳng định những gì Triệu Lộ Tư nói là sai sự thật. Thậm chí, họ còn cho rằng cô đang giả vờ đáng thương để gây sự chú ý."Ai đang nói dối trong trò hề này? Triệu Lộ Tư có thực sự đúng hay đó là một sự "cường điệu" được lên kế hoạch kỹ lưỡng"?, trên trang cá nhân của mình, biên kịch Vu Chính gay gắt khi đề cập đến câu chuyện Triệu Lộ Tư bị trầm cảm.Biên kịch nổi tiếng tỏ ra vô cùng bất bình khi bị fan của "mỹ nhân xuyên không" vu khống trên mạng, đồng thời kêu gọi Triệu Lộ Tư lên tiếng làm rõ. "Cô và những người bạn của mình phàn nàn về sự bất công trên mạng xã hội nhưng không bao giờ nêu tên cụ thể. Kết quả là những người không liên quan như Lí Vi, Từ Dĩ Nhược và tôi đã vướng vào vòng xoáy của dư luận và phải hứng chịu "bạo lực mạng" không đáng có", Vu Chính bức xúc bày tỏ.Trước sự việc, Triệu Lộ Tư vẫn giữ im lặng. Một số cư dân mạng chỉ ra rằng nếu "mỹ nhân xuyên không" thực sự phải chịu bất công thì cô nên dũng cảm nói ra sự thật, thay vì để những người vô tội phải chịu trách nhiệm. Trước đó, Lí Vi - cộng sự cũ của Triệu Lộ Tư cũng bất ngờ vướng vào vòng xoáy dư luận sau khi "mỹ nhân xuyên không" tiết lộ mình từng bị quản lý cũ đánh. Nguyên nhân là do một số cư dân mạng phát hiện ra rằng Lí Vi từng nhấn nút thích những bình luận tiêu cực về Triệu Lộ Tư. Trong một khoảng thời gian, Lí Vi trở thành một trong những "thủ phạm" bị cư dân mạng nghi ngờ. Trước những lời buộc tội áp đảo, Lí Vi đã phải đứng ra làm rõ, cho rằng mình chỉ lỡ like và sau đó khi bị fan của Triệu Lộ Tư xúc phạm.Ngay khi vụ việc của Lí Vi còn chưa lắng xuống thì một số nguồn tin cho rằng người đánh "mỹ nhân xuyên không" thực ra chính là quản lý cũ của cô - Từ Dĩ Nhược. Mặt khác, có người khẳng định Từ Dĩ Nhược mới là nạn nhân thực sự trong cuộc tranh cãi này. Từ Dĩ Nhược cho biết, sau khi Triệu Lộ Tư trở nên nổi tiếng nhưng cô không thu hút được các nhà sản xuất dẫn đến việc cô bị công ty bỏ rơi, trầm cảm và thất nghiệp suốt nửa năm.
Đời thủy thủ - Bước chân trên sóng cả: 'Lính đánh thuê' tàu đa quốc tịch
Sau loạt bài điều tra Tội ác trong một mái ấm (Báo Thanh Niên số ra ngày 4, 5.9.2024), Ban giám đốc Công an TP.HCM đã chỉ đạo Công an Q.12, Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp các đơn vị khẩn trương xác minh, điều tra xử lý. Cho đến nay, Công an TP.HCM đã khởi tố 4 người làm việc tại Mái ấm Hoa Hồng (Q.12). Cụ thể, khởi tố bị can, lệnh tạm giam Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ở Q.Gò Vấp, là chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng), Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (47 tuổi, quê Đồng Nai) và Diệp Ngọc Tuyền (48 tuổi, quê Sóc Trăng); khởi tố cho tại ngoại đối với bảo mẫu Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ở Q.11). 4 bị can này đều bị khởi tố để điều tra về tội hành hạ người khác do trước đó đã bạo hành trẻ ở Mái ấm Hoa Hồng.Theo điều tra của công an, trong quá trình chăm sóc các cháu hằng ngày tại Mái ấm Hoa Hồng, bị can Hương và Nhanh và Cẩm, Tuyền đã có những hành vi đe dọa, đối xử tàn ác, đánh hàng chục cháu bé và lặp đi lặp lại nhiều lần.Theo công an, đến nay đủ cơ sở xác định trong lúc chăm sóc trẻ, bị can Giáp Thị Sông Hương và một số bảo mẫu thường xuyên dùng tay xách người, ném lật úp lên nệm, đánh vào tay, chân… các bé. Bảo mẫu còn ngồi lên người trẻ sơ sinh, bóp đầu, bóp miệng, tát, đấm liên tiếp. Có bé bị đánh đến chảy máu miệng.Ngay sau khi tiếp nhận nguồn tin của PV Báo Thanh Niên trình báo về sự việc một số bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng địa chỉ tại L50, đường Tô Ký, P.Trung Mỹ Tây, Q.12 có hành vi đánh đập, ngược đãi đối với trẻ đang được nuôi dưỡng tại mái ấm này, Giám đốc Công an TP.HCM và Phó giám đốc - Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự và Công an Q.12 khẩn trương kiểm tra, xác minh nguồn tin; phối hợp chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra trực tiếp. Cho đến nay, Công an TP.HCM đã khởi tố tổng cộng 4 bị can nêu trên.Trước đó, tháng 10.2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP.HCM có văn bản thông báo tìm nhân chứng, người đã nhận con nuôi từ Mái ấm Hoa Hồng hoặc từ bà Giáp Thị Sông Hương, người gửi hoặc cho con, người từng ủng hộ tiền hoặc vật chất khác và người có tài liệu liên quan đến việc hành hạ trẻ em của Mái ấm Hoa Hồng; đề nghị đến Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM để cung cấp thông tin, phối hợp điều tra, làm rõ vụ việc.Theo Công an TP.HCM, Mái ấm Hoa Hồng được Phòng LĐ-TB-XH Q.12 cấp phép hoạt động từ tháng 7.2023, do bà Giáp Thị Sông Hương là người đại diện pháp luật và trực tiếp quản lý. Cơ sở có 12 nhân viên bảo mẫu và 2 nhân viên lái xe. Tại thời điểm kiểm tra, có 86 cháu bé thuộc diện trẻ em mồ côi (từ 2 tháng - 3 tuổi) đang được nuôi dưỡng tại cơ sở, vượt quá số lượng cấp phép là 47 trẻ.Theo giấy phép hoạt động, đây là cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập không thu phí có chức năng trợ giúp, nuôi dưỡng các trẻ em cơ nhỡ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị mồ côi, sống lang thang. Phòng LĐ-TB-XH Q.12 cho biết, dù chỉ được cấp giấy phép hoạt động chỉ 39 trẻ nhưng tại thời điểm kiểm tra ngày 4.9, cơ sở này có đến 86 trẻ, vượt 47 trẻ.Sau vụ việc ở Mái ấm Hoa Hồng, Phòng LĐ-TB-XH Q.12 đã thu hồi giấy phép hoạt động của mái ấm này. Sau loạt bài điều tra Tội ác trong một mái ấm đăng trên Báo Thanh Niên, đến nay, hơn 80 trẻ tại Mái ấm Hoa Hồng đã được đưa về các mái ấm công lập thuộc Sở LĐ-TB-XH để chăm sóc, nuôi dưỡng (gồm Trung tâm bảo trợ trẻ em Tam Bình; Làng Thiếu niên Thủ Đức; Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp).Hiện Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi của các đối tượng có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đồng thời rà soát, làm rõ những sơ hở, thiếu sót trong quá trình quản lý các cơ sở bảo trợ xã hội đề kiến nghị cơ quan, tổ chức có liên quan khẩn trương khắc phục, không để xảy ra vụ việc tương tự.
p168
Hãng Reuters chiều 8.3 đưa tin Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol vừa được trả tự do, sau khi tòa án chấp nhận đơn kiến nghị của ông phản đối lệnh bắt giữ và cơ quan công tố không kháng nghị phán quyết của tòa.Trước đó, một nhóm điều tra đặc biệt cho biết họ đã thông báo cho Trại giam Seoul ở khu vực Uiwang phía nam thủ đô để trả tự do cho ông, một ngày sau khi Tòa án Trung tâm Seoul ra lệnh thả.Với phán quyết trên, Tổng thống Yoon được yêu cầu tiếp tục tham dự phiên tòa từ bên ngoài, theo AFP.Ông Yoon được thả sau 52 ngày kể từ khi các nhà điều tra bắt giữ và đưa ông đến đây vào ngày 15.1 với cáo buộc kích động nổi loạn thông qua tuyên bố thiết quân luật vào ngày 3.12.2024.Trước đó, ông Yoon Suk Yeol ngày 25.2 tham dự phiên điều trần luận tội cuối cùng để xác định trách nhiệm của ông trong vụ ban bố thiết quân luật hồi tháng 12.2024.Ông đã bị quốc hội luận tội và nếu Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc tuyên có tội thì ông sẽ bị phế truất. Nếu không, ông sẽ được khôi phục chức vụ.Trước tòa, ông Yoon xin lỗi người dân nhưng bác bỏ cáo buộc nổi loạn, theo Yonhap. "Đảng đối lập cho rằng tôi ban bố thiết quân luật nhằm thiết lập chế độ độc tài và kéo dài thời gian cầm quyền. Đây là âm mưu bịa đặt nhằm buộc tội tôi nổi loạn", ông Yoon nói tiếp.Ông cho rằng vào thời điểm đó, Hàn Quốc đang đối diện một "cuộc khủng hoảng hiện hữu" và nhu cầu cấp thiết là công nhận tình hình và có hành động để vượt qua.Theo Yonhap, quyết định của tòa án về việc thả Tổng thống Yoon đã gây tranh cãi gay gắt giữa đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền và đảng Dân chủ đối lập.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư