$798
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của vegas emprie. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ vegas emprie.Năm ngoái, Jang Da Ah (tên thật Jang Jin Young) bùng nổ với nhân vật "ác nữ" Baek Ha Rin trong sê ri Trò chơi kim tự tháp (Pyramid Game). Ngay với vai diễn đầu tay này, người đẹp tuổi Tỵ đã ghi dấu ấn mạnh mẽ và thắng giải Tân binh xuất sắc nhất tại Asia Artist Awards (AAA) 2024.Cũng nhờ đó, Jang Da Ah nhanh chóng thoát khỏi cái bóng quá lớn của cô em gái ruột Jang Won Young, nữ thần tượng Kpop đình đám và là thành viên nhóm nhạc Ive. Hai chị em có giọng nói và ngoại hình tương đồng. Họ đều có vẻ đẹp sang chảnh, gương mặt trắng sáng cùng vóc dáng mảnh mai. Đồng thời, Jang Da Ah đang trực thuộc King Kong by Starship, đơn vị chuyên về diễn viên của Starship Entertainment, công ty chủ quản của Jang Won Young.Chia sẻ với tờ Star News (Hàn Quốc), Jang Da Ah khẳng định cô đang có một cuộc sống mà bản thân mơ ước và rất hạnh phúc, nhưng luôn tự nhủ bản thân đừng quá phấn khích mà hãy luôn làm việc chăm chỉ. Khi nhận về "cơn mưa" lời khen về diễn xuất cũng như được đánh giá là một trong những nữ diễn viên triển vọng của xứ kim chi, mỹ nhân 10X này cho biết những bình luận tích cực là nguồn cảm hứng cho mình. "Tôi biết ơn từng phản hồi từ khán giả. Tôi cố gắng biến những lời tốt đẹp thành năng lượng tích cực và chuyển bình luận tiêu cực thành bài học để bản thân rút kinh nghiệm", Jang Da Ah bày tỏ. Tính đến nay, chị gái của Jang Won Young chưa có dự án mới sau Trò chơi kim tự tháp. Jang Da Ah tiết lộ cô và ê kíp đang tìm kiếm một nhân vật phù hợp để trở lại màn ảnh. Nhiều fan mong chờ vào màn tái xuất của Jang Da Ah trong năm tuổi của mình.Cùng sinh năm 2001 như Jang Da Ah, nhưng Jo Yu Ri có kinh nghiệm hoạt động nghệ thuật nhiều hơn. Cô được biết đến khi tham gia chương trình Produce 48 (2018) của Mnet và về hạng 3, ra mắt trong nhóm nhạc nữ IZ*One vào tháng 10 cùng năm. Jo Yu Ri đảm nhận vai trò giọng ca chính của nhóm và cũng trở thành gương mặt quen thuộc với fan Kpop. Từ khi IZ*One tan rã vào năm 2021, cô đẩy mạnh hoạt động cá nhân, ra mắt album solo và lấn sân sang diễn xuất. Năm 2024, Jo Yu Ri gây chú ý khi vào vai người chơi 222 Kim Jun Hee phim Trò chơi con mực (Squid Game) 2. Nữ ca sĩ, diễn viên 24 tuổi bộc lộ được tâm lý và tình cảnh phức tạp của nhân vật, một cô gái trẻ đang mang thai nhưng đành phải tham gia trò chơi đánh đổi sinh mạng để kiếm tiền. Hậu cơn sốt Trò chơi con mực 2, độ phổ biến của Jo Yu Ri tăng lên đáng kể. Bằng chứng là lượng người theo dõi cô trên Instagram từ 1,5 triệu (trước khi phim chiếu) đã lên gần 4 triệu (sau khi tác phẩm ra mắt) và nay đang ở mốc 5,4 triệu (tính đến sáng 30.1). Vì thế, Trò chơi con mực 2 đánh dấu cột mốc quan trọng trong sự nghiệp của Jo Yu Ri. Cựu thành viên IZ*One nói với tờ Xports News (Hàn Quốc) về dự định trong năm tuổi của mình: "Tôi sẽ làm việc chăm chỉ để có một năm tràn đầy năng lượng với nhiều hoạt động nghệ thuật khác nhau. Tôi sẽ trở lại với Trò chơi con mực 3 và một album mới. Mọi người hãy đón chờ nhé!".Khán giả cũng rất mong đợi nhân vật Kim Jun Hee sẽ có cái kết có hậu trong Trò chơi con mực 3, đồng thời kỳ vọng vào diễn xuất của Jo Yu Ri ở mùa phim này. Squid Game 3 dự kiến lên sóng vào nửa đầu năm nay. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của vegas emprie. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ vegas emprie.Thông tin được ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho biết tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ phát triển nhà xã hội, chiều 6.3. Đại diện Vingroup khẳng định "quyết tâm thực hiện mục tiêu" xây dựng 500.000 căn nhà xã hội từ nay đến 2030.Tập đoàn này cũng kiến nghị Thủ tướng cho phép các địa phương được chỉ định thầu, chỉ định nhà đầu tư. Đồng thời, cho phép các địa phương rút ngắn thủ tục hoặc cho làm song song, như cùng lúc có thể vừa làm quy hoạch, vừa làm thủ tục đầu tư xây dựng… Vì nếu làm xong quy hoạch rồi đến khâu đầu tư, tài chính… sẽ tạo ra nhiều thủ tục hành chính.Còn theo đại diện Tổng công ty Viglacera, doanh nghiệp đang thực hiện 10 dự án nhà ở xã hội với số căn hộ là 17.200, đã bàn giao cho Hà Nội 5.500 căn đi vào sử dụng.Đại diện Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC), cho biết cuối năm 2024, UDIC đã khởi công các dự án nhà ở xã hội như Khu đô thị mới Hạ Đình (H.Thanh Trì, Hà Nội) với tiến độ rút ngắn còn 24 tháng thay vì 36 tháng theo kế hoạch. Đáng chú ý, theo UDIC, thực tiễn triển khai cho thấy nhiều vướng mắc về quỹ đất và thời gian phê duyệt dự án kéo dài. Bên cạnh đó, chủ đầu tư bị khống chế lợi nhuận không quá 10%, không đảm bảo do vật tư, nguyên vật liệu và nhân công thường xuyên biến động...Đại diện UDIC kiến nghị sớm ban hành chính sách về thí điểm giao đất không qua đấu thầu cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước có đủ kinh nghiệm đầu tư.Đại điện Công ty CP địa ốc Kim Oanh cho biết, ngoài các dự án nhà ở xã hội, doanh nghiệp này cũng triển khai nhà ở thương mại giá hợp lý (950 triệu - 1,6 tỉ đồng/căn với 1 - 2 phòng ngủ). Với đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội, doanh nghiệp đặt mục tiêu phát triển 40.000 căn từ nay đến năm 2028. Đặc biệt, đại diện công ty cũng dẫn kinh nghiệm quốc tế và đề xuất mở rộng diện tích và phân khúc. Như Singapore xây nhà ở xã hội 3 - 4 phòng ngủ, phù hợp gia đình đa thế hệ, phân loại theo thu nhập."Việt Nam có thể áp dụng mô hình nhà bê tông lắp ghép, thi công nhanh, tiết kiệm chi phí, bền vững 50 năm, phù hợp địa chất yếu. Tuy nhiên, thách thức lớn là giải ngân vốn vay. Nhiều dự án của chúng tôi hoàn thiện sớm nhưng ngân hàng chậm giải ngân, gây lãng phí và khó khăn cho cả doanh nghiệp lẫn người mua", đại diện Công ty Kim Oanh kiến nghị.Đại diện Tập đoàn Hoàng Quân cho hay đã đăng ký thực hiện 50.000 sản phẩm căn hộ nhà ở xã hội từ năm 2022 đến năm 2030. Tính đến nay, công ty đã triển khai xây dựng chuỗi 24 dự án nhà ở xã hội với hơn 35.000 căn.Hoàng Quân và nhiều doanh nghiệp cũng kiến nghị cần có Ban chỉ đạo quốc gia về nhà ở xã hội và nhà ở thu nhập thấp. Đặc biệt, chỉ định thầu cho các dự án nhà ở xã hội dưới 2.000 tỉ đồng, các dự án lớn hơn thì thực hiện đấu thầu. ️
V-League 2024 - 2025 đã trải qua 11 vòng đấu, gần một nửa chặng đường của mùa giải (tổng cộng 26 vòng). Trong đó, CLB Hà Tĩnh khép lại năm 2024 âm lịch với thành tích khá ấn tượng, đó là bất bại. Đoàn quân do HLV Nguyễn Thành Công dẫn dắt là đội bóng duy nhất ở V-League làm được điều này, khi giành 3 chiến thắng và có đến 8 trận hòa. Đáng chú ý, ngay cả đội đang đứng đầu bảng là CLB Thanh Hóa đã 1 lần nếm mùi thất bại, còn đương kim vô địch Nam Định (đứng nhì trên bảng xếp hạng) với lực lượng hùng mạnh cũng đã 3 lần thua trận.Thành tích 11 trận bất bại của CLB Hà Tĩnh mùa 2024 - 2025 đã san bằng kỷ lục do CLB Hà Nội (mùa 2018) và CLB Hải Phòng (mùa 2023 - 2024) tạo ra ở đấu trường vô địch quốc gia Việt Nam. Thú vị hơn, đoàn quân của HLV Nguyễn Thành Công còn lọt vào tốp những đội bóng chưa biết mùi thua trận, tính trên toàn thế giới. Thống kê này xuất hiện những cái tên nổi tiếng như PSG (Pháp) và Galatasaray (Thổ Nhĩ Kỳ), Dynamo Kyiv (Ukraine), hay thuộc khu vực Đông Nam Á như Johor Darul Ta'zim (Malaysia), Shan United (Myanmar), Phnom Penh Crown (Campuchia).Mặc dù có số trận hòa vượt trội so với trận thắng (8 hòa, 3 thắng), nhưng rõ ràng đây là thành tích rất đáng khen ngợi của đội bóng núi hồng.Còn nhớ ở mùa 2023 - 2024, CLB Hà Tĩnh đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng ở giai đoạn giải đấu đang về đích. Nhiều cầu thủ (trong đó có trụ cột) phải đứng trước vành móng ngựa vì vi phạm pháp luật. Tiếp đó, đội bóng của HLV Nguyễn Thành Công còn phải đối mặt với lằn ranh giữa V-League và giải hạng nhất, nhưng thoát hiểm nhờ thắng được trận đấu play-off "sinh tử".Việc chật vật trụ hạng mùa trước khiến CLB Hà Tĩnh khởi đầu mùa giải 2024 - 2025 với nhiều hoài nghi. Nhưng đến thời điểm này của V-League, đội bóng núi hồng đã chứng tỏ được bản lĩnh, khi đứng ở vị trí thứ 5 trên bảng xếp hạng với 17 điểm.Như đã nói, CLB Hà Tĩnh không phải là đội bóng giàu tiềm lực ở V-League. Về tài chính, họ chỉ ở mức khá hơn so với mùa giải trước. Tuy nhiên, chìa khóa cho thành công của CLB Hà Tĩnh nằm ở chính người HLV cùng tên - ông Nguyễn Thành Công.HLV Thành Công khi có thời gian chuẩn bị chu đáo đã cho thấy được tài "liệu cơm gắp mắm" của mình, từ khâu tuyển chọn nhân sự, cho đến đấu pháp ở mỗi trận đấu khác nhau. CLB Hà Tĩnh trong tay HLV Thành Công trở thành tập thể rất khó bị đánh bại, hay nói đúng hơn là không thể bị đánh bại (tính đến lúc này).Những cầu thủ tưởng chừng như đã "qua thời" như Lương Xuân Trường, và đặc biệt là cựu tuyển thủ Nguyễn Trọng Hoàng (sinh năm 1989) khi cập bến CLB Hà Tĩnh lại bất ngờ "hồi sinh". Dù không phải xuất sắc theo kiểu "gánh đội", nhưng Xuân Trường và Trọng Hoàng vẫn có những đóng góp lớn trong lối chơi chung của đội bóng núi hồng. Bên cạnh đó, sự hòa nhập và thích nghi nhanh của những ngoại binh như Geovane Magno, Mbo Noel cũng khiến đại diện miền Trung trở nên đáng gờm hơn.Tuy nhiên, sau Tết Nguyên đán, CLB Hà Tĩnh sẽ đối mặt với khó khăn. Khi giải đấu có thời gian nghỉ, "bài vở" mà HLV Nguyễn Thành Công sử dụng trong thời gian qua chắc chắn sẽ bị các đội nghiên cứu, đồng thời đưa ra phương án khắc chế. Đây chính là lúc mà tập thể đội Hà Tĩnh, đặc biệt là HLV Nguyễn Thành Công cần phải chứng tỏ bản lĩnh thực sự của mình.FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn ️
Sáng 1.2 (tức mùng 4 Tết), CLB Đà Nẵng bổ nhiệm ông Lê Đức Tuấn ngồi ghế HLV trưởng. Dù V-League chưa qua nửa chặng đường, nhưng đội bóng sông Hàn đã thay "tướng" đến 3 lần.Đầu mùa, CLB Đà Nẵng được dẫn dắt bởi HLV Đào Quang Hùng và giám đốc kỹ thuật (GĐKT) Trương Việt Hoàng. Sau 3 tháng bết bát, cả ông Đào Quang Hùng và cộng sự Trương Việt Hoàng đều rời đi, nhường chỗ cho bộ đôi mới: Cristiano Roland và Phan Thanh Hùng.Tuy nhiên cách dụng binh của đội Đà Nẵng tạo ra cảm giác khó hiểu. Ở các trận gặp SLNA và Hải Phòng, ông Phan Thanh Hùng được đăng ký chức danh HLV trưởng (như vậy tự hiểu là ông Roland làm GĐKT). Nhưng đến trận gặp CLB TP.HCM, HLV trưởng là ông Roland. Để rồi, cựu HLV U.17 Việt Nam cũng chỉ làm 1 trận rồi rời đi, nhường ghế nóng lại cho ông Lê Đức Tuấn.Tức là chỉ trong 2 tháng, ghế HLV trưởng ở CLB Đà Nẵng có tới 4 người từng ngồi. Thay "tướng" nhiều như vậy, nhưng đội Đà Nẵng vẫn chưa biết thắng. Vỏn vẹn 4 điểm sau 11 trận cùng vị trí cuối bảng là thành tích khó chấp nhận với đội bóng trước kia từng làm mưa làm gió ở V-League (vô địch năm 2009 và 2012). Người mới nhất nhảy vào "con tàu" CLB Đà Nẵng là HLV Lê Đức Tuấn, thực tế cũng non kinh nghiệm. Ông Tuấn từng huấn luyện trẻ Hà Nội, được đôn lên trợ lý rồi sau đó là HLV trưởng CLB Hà Nội. Dù có đà thăng tiến nhanh chóng chỉ trong 3 năm, nhưng HLV Lê Đức Tuấn có rất ít trải nghiệm thực chiến ở V-League. Trong thời gian ngắn ngủi ông Tuấn nắm quyền, đội Hà Nội bất ngờ bị Đồng Tháp loại khỏi Cúp quốc gia, đồng thời lần đầu thua HAGL trên sân nhà sau 12 năm. Tất nhiên, không thể quy toàn bộ trách nhiệm cho ông Lê Đức Tuấn. Nhưng với vốn huấn luyện cực mỏng, không đơn giản để "tướng" trẻ vực dậy được tập thể rệu rã, thiếu sức sống tại sân Hòa Xuân hiện tại. Mùa 2023, khi đứng trước lằn ranh xuống hạng, đội Đà Nẵng cũng cầu viện một HLV trẻ của CLB Hà Nội, đó là HLV Phạm Minh Đức. Tuy nhiên, ông Đức không cứu được đội bóng sông Hàn. Còn với CLB Hà Nội, sau khi chia tay ông Lê Đức Tuấn, đội bổ nhiệm ông Hoàng Văn Phúc. Cựu HLV Quảng Nam từng ngồi ghế tạm quyền 2 trận ở CLB Hà Nội năm 2021 mà không để lại bất cứ dấu ấn chuyên môn nào. Vòng xoay HLV của V-League dễ tạo ra cảm giác luẩn quẩn, khi các HLV cứ chuyển qua chuyển lại các đội quen thuộc. Quả thực có chuyện "thay tướng đổi vận" ở một số đội, nhưng sự thay đổi thường rất ngắn ngủi. Đơn cử SLNA trụ hạng ngoạn mục ở mùa trước sau khi bổ nhiệm ông Phạm Anh Tuấn ngồi ghế HLV trưởng thay Phan Như Thuật. Và đến mùa này, khi ông Tuấn "hết phép", Phan Như Thuật lại trở lại ghế chỉ đạo. Đi loanh quanh, rồi lại về đúng lựa chọn lúc đầu. Bóng đá Việt Nam từng có cầu thủ xuất ngoại, nhưng chưa bao giờ có chuyện... HLV xuất ngoại. Các chiến lược gia Việt chỉ huấn luyện quanh quẩn trong nước, người này nghỉ thì người kia thay. Đến giờ, số HLV Việt Nam có bằng Pro chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhiều người huấn luyện bằng kinh nghiệm là chính, khi bước ra sân chơi quốc tế thì phải lui về ngồi ghế GĐKT để nhường chỗ cho người có bằng cấp nhận chức danh HLV trưởng (để đáp ứng yêu cầu của AFC). Đã có những đội bóng sử dụng thầy ngoại và thành công, như CLB Thanh Hóa với HLV Velizar Popov (đoạt 3 cúp trong 2 năm), hay trước đây đội bóng xứ Thanh cũng có mùa giải 2017 thăng hoa cùng "bố già" Ljupko Petrovic. Dù vậy, phần lớn HLV ngoại ở V-League ra đi "không kèn không trống", với lý do được một chuyên gia chia sẻ với Báo Thanh Niên rằng họ không hiểu văn hóa bóng đá ở V-League. Văn hóa ấy là gì, chỉ người trong cuộc mới hiểu. Tuy nhiên, khi những cầu thủ dù đã thành danh ở V-League, đến khi lên tuyển vẫn phải... học lại những kỹ năng chiến thuật rất cơ bản như mở thân người đỡ bóng, di chuyển đồng bộ hay ném biên, có lẽ khâu huấn luyện ở một số đội V-League nên bị đặt dấu hỏi.Mà vòng luẩn quẩn thay HLV của nhiều đội hay chuyện nhập nhèm vai trò giữa GĐKT và HLV trưởng đã hé lộ một phần câu trả lời. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn ️