Tài xế bật đèn cảnh báo nguy hiểm, ‘thong thả’ dừng ô tô giữa đường
Để có mái tóc khỏe mạnh, mọi người cần tránh những thói quen sau:Gội đầu thường xuyên giúp da đầu khỏe mạnh, nhờ đó tóc có thể phát triển tối ưu và ngăn ngừa rụng tóc. Một người cần gội đầu với tần suất thế nào sẽ phụ thuộc vào lượng chất nhờn tự nhiên của da đầu. Phần lớn mọi người cần gội đầu ít nhất 2 ngày/lần, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Nếu không gội đầu thường xuyên thì bã nhờn, bụi bẩn và các chất trong môi trường sẽ tích tụ trên da đầu. Tình trạng này khiến da đầu dễ bị viêm nhiễm và gây viêm da tiết bã. Hệ quả là cản trở quá trình mọc tóc, gây ngứa ngáy do gàu, kích thích gãi và gây rụng tóc.Ngược lại, gội đầu quá thường xuyên cũng gây hại cho tóc, đặc biệt là những người có tóc khô hay dễ gãy. Gội đầu với tần suất dày, nhất là khi dùng các loại dầu gội có tính tẩy rửa mạnh, có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ tóc, khiến tóc khô xơ, dễ gãy rụng. Điều này đặc biệt đúng với những người có mái tóc xoăn tự nhiên hoặc tóc đã qua xử lý hóa chất. Nếu buộc phải gội đầu 1-2 lần/ngày thì hãy sử dụng các loại dầu gội và dầu xả dưỡng ẩm. Các sản phẩm này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tóc gãy rụng do gội đầu quá nhiều.Khi gội, lau tóc ướt hay chải tóc thì đều cần nhẹ nhàng với tóc. Thay vì chà xát mạnh khi gội đầu, mọi người hãy xoa và cọ sát nhẹ nhàng da đầu. Khi gỡ tóc rối thì hãy dùng lược răng thưa, chải từ ngọn tóc và di chuyển dần lên trên để tránh làm tóc bị kéo căng, gây gãy rụng.Một chế độ ăn cân bằng với nhiều protein, vitamin D, kẽm, sắt và một số khoáng chất khác sẽ giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho mái tóc chắc khỏe. Thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, có thể dẫn đến tình trạng tóc mỏng và rụng nhiều, theo Healthline.Cảm động với ý nghĩa giải Marathon Đất Sen Hồng - Đồng Tháp 2022
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân, Q.12). Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh. Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
Trường Sa mãi trong tim người Việt: Nhịp sống Trường Sa
Cả Yamaha Gear 125 và Honda BeAT đều được trang bị hệ thống phanh đĩa trên bánh trước những chưa có hệ thống chống bó cứng phanh ABS, trong khi bánh sau vẫn dùng phanh tang trống. Cả hai đều sử dụng hệ thống giảm xóc gồm cặp phuộc trước dạng ống lồng và lò xo trụ đơn ở phía sau.
Trao đổi với Thanh Niên, bà Châu Thị Mỹ Hoa vẫn không tin rằng có thể nhận lại tài sản mà bà tích cóp để dành cho con gái đi du học, trong đó ngoài sự vi diệu là tình người từ những lãnh đạo các đơn vị Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng, đến công nhân và người nhặt rác giữa đêm giao thừa lạnh giá.Bà Châu Thị Mỹ Hoa kể, ngày 28.1 (nhằm 29 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), con gái bà đi học ở nước ngoài về, dọn nhà "từ A đến Z từ sáng sớm", dồn rác đến khoảng 20 giờ thì chồng bà mang rác ra ngoài.Khoảng 22 giờ, bà chuẩn bị cúng giao thừa thì sực nhớ đến chiếc ví da trắng, viền đen, trong đó chuẩn bị trang sức cho mẹ con mang tết, nhưng không còn trong ngăn kéo."Tôi hỏi ngay con ơi con vứt mất cái ví da đựng trang sức rồi hả, cả nhà chạy xuống chỗ tập kết rác ngoài đường. Một điểm rất quan trọng là chị lao công nhớ giúp chính xác thời điểm 20 giờ 30 có 1 xe lấy rác. Tôi được cho số anh Thành (Xí nghiệp môi trường Hải Châu), anh Tư (Trạm trung chuyển rác thải đường Lê Thanh Nghị), anh Đông (xe rác 36), chú Dũng (lái xe), anh Tiến (bãi rác Khánh Sơn)… mọi người đều rất trách nhiệm, nghe máy ngay và động viên tôi bình tĩnh; các đơn vị phối hợp xử lý công việc rất chính xác, tôi rất cảm động, tôi không nghĩ một mình tôi đơn phương đi tìm tài sản nữa, mà từ trên xuống dưới đều không màng bận rộn đêm giao thừa để giúp tôi", bà Hoa kể.Tình người lúc đó còn lớn hơn những viên kim cương tìm được.Nhờ phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời và nhịp nhàng, các đơn vị của Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng đã khoanh vùng, định vị, hướng dẫn bà quay ngược về điểm tập kết trước nhà để tìm kiếm, lần theo xe lấy rác số 36, còn con gái bà ở lại Trạm Lê Thanh Nghị để tìm trong số rác đang được ép tại trạm trung chuyển, chuẩn bị hoặc trên đường đưa lên bãi rác Khánh Sơn."Anh Tư dặn dò tôi kỹ càng, khối tài sản dù lớn nhỏ nhưng bãi rác rất lớn, tìm lại rất khó, xác định của đi thay người nên tôi phải bình tĩnh, hướng dẫn tôi nhờ những người nhặt rác hỗ trợ. Ở bất kỳ đơn vị nào, dù không liên quan nhưng mọi người đều nhiệt tình hội ý giúp tôi, vừa chở con gái tôi lên bãi rác vừa liên lạc nói xe đi trước đổ rác ở bãi riêng để tìm kiếm", bà Hoa xúc động kể.Lúc này bà Hoa cũng lên đến bãi rác, nhờ mọi người tìm giúp bao rác màu xanh, trong có 1 ví trắng đen."Tôi nhìn lên thấy cả núi rác chứ không phải là bãi nữa, đường lên gập ghềnh mù mịt, xe tải đi nườm nượp, tôi nghĩ không tài gì tìm được vật nhỏ như vậy. Nhưng anh em trên đó rất tình người, họ biết môi trường làm việc khắc nghiệt, mình không thể chịu được nên người đưa mũ cho tôi, người thì đưa áo ấm, con gái tôi mang dép nhựa, không có ủng thì mọi người rất lo lắng, dẫn bé men theo con đường tránh mẻ chai, vật nhọn. Trời ơi thương lắm luôn! Không ai nghĩ đến giao thừa, chỉ lo tìm giúp tôi, tình người lắm luôn. Tôi đứng khóc không phải vì mất tài sản mà vì cảm động quá! Tôi nói mọi người là tôi biết chắc không có cơ hội tìm được, gần như 0%. Tôi nói với anh Tiến ở bãi rác dù không tìm được tôi vẫn cảm ơn 1 triệu đồng/người cho khoảng 20 người tìm kiếm", bà Hoa kể.Người nhặt rác cũng đến động viên, nhiều người chia sẻ với bà Châu Thị Mỹ Hoa họ đã làm ở bãi rác Khánh Sơn 20 năm, chưa thấy ai tìm được tài sản giá trị lớn như vậy giữa biển rác, thời điểm lại cập rập, nên bà Hoa cũng cảm thấy an ủi, chúc mừng năm mới mọi người và ra về lúc 23 giờ 45 phút."Tôi vừa quay xe đi chưa thầy 100 m thì anh Tiến hét lớn qua điện thoại "cô ơi tìm được rồi", có lẽ ơn trên phù hộ. Lúc này đã qua thời khắc năm mới, tôi xin chuyển khoản cảm ơn nhưng anh Tiến khuyên mùng 1 tết không nên chuyển tiền vì sợ xui cho tôi, lúc này tôi khóc luôn vì không ngờ ai cũng không màng đến bản thân mà quan tâm và nghĩ cho tôi, nên tôi chuyển ngay để cảm ơn anh chị em giúp đỡ", bà Hoa kể.Cùng lúc này, lãnh đạo các đơn vị cùng đại diện ban giám đốc cũng đến chân bãi rác chúc mừng, cùng chung vui giây phút giao thừa cảm động, ý nghĩa và đáng nhớ nhất không chỉ trong suốt cuộc đời của bà Châu Thị Mỹ Hoa mà cả đội ngũ làm công tác môi trường đô thị."Trên tất cả, ngoài sự vi diệu, còn nhờ những thông tin chính xác và sự phối hợp xử lý từng tí thì mới góp phần tìm ra tài sản, quan trọng nhất là quy trình của Công ty CP Môi trường đô thị phải nói là cực kỳ tốt, anh em rất là trách nhiệm mới ra được như vậy, tôi xúc động lắm", bà Hoa kể.
Game kinh dị 'Layers of Fear' đã đến với nền tảng Mac
Lớn lên tại cồn Phong Nẫm, Huỳnh Thiên Kim (25 tuổi), cựu sinh viên ngành Việt Nam học (chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch) Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đang làm việc tại một công ty du lịch tại TP.HCM, cho biết do được bồi đắp phù sa nên cây trái xanh tốt, trái ngọt như: vú sữa, nhãn tím… Vào những ngày tết, ngoài các món ăn truyền thống như thịt kho trứng, gia đình cô còn xuống ao bắt cá, ốc.“Từ ngày 25 âm lịch gia đình mình đã rút nước trong ao ra, lội bùn bắt cá lóc, ốc bươu, hay ra sông lớn câu tôm, cá bông lau về làm đồ ăn cho ngày tết. Cá lóc nướng thơm ngọt cuốn bánh tráng truyền thống, hay canh chua cá bông lau nấu trái bần, ốc bươu nướng tiêu... là những đặc sản không thể thiếu trong bữa cơm ngày tết bên cồn”, Kim chia sẻ. Theo Kim nơi đây nằm giữa dòng sông Hậu thuộc địa phận huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng). Cồn Phong Nẫm có thể là địa điểm mà TikToker "triệu view" Lê Tuấn Khang nhắc đến trong video, vì quê hương anh cũng ở Sóc Trăng. Cồn Phong Nẫm có vị trí rất đặc biệt vì là nơi tiếp giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh.Kim cho biết cồn Phong Nẫm chỉ cách TP.Cần Thơ, trung tâm du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long khoảng 20 km theo tuyến đường Nam Sông Hậu (quốc lộ 91B), cách TP.Sóc Trăng khoảng hơn 40 km theo hướng quốc lộ 60 và đường Nam Sông Hậu.“Mặc dù bốn bề là nước nhưng cồn Phong Nẫm không bị trở ngại nhiều trong việc đi lại vì có hệ thống phà vận chuyển tương đối hoàn chỉnh. Những năm gần đây, hệ thống đường giao thông trong cồn được đầu tư đồng bộ với trục chính là tuyến đường trải nhựa từ bến phà Phong Nẫm, thị trấn An Lạc Thôn nối liền đến trung tâm xã, ô tô có thể chạy vi vu”, Kim chia sẻ.Lớn lên tại cồn Phong Nẫm, Nguyễn Thị Huỳnh Anh Thư (25 tuổi), tự hào vì quê hương là mảnh đất màu mỡ, cây trái xanh tốt và tôm cá đầy sông. Năm nay, Thư tận dụng sân vườn trước nhà để tạo nên không gian chụp ảnh với câu đối đỏ, hoa cúc vàng. Thư cho biết trên cồn có một chợ, tuy nhỏ nhưng bán đầy đủ tất cả các loại đồ dùng cần thiết. Thư cho biết mâm cơm ngày tết ở quê cô thường có thêm món tép xào với củ sắn, phần nhân này sẽ được cuốn bánh tráng chấm nước mắm chua ngọt. Vé đi phà từ thị trấn An Lạc Thôn (tỉnh Sóc Trăng) qua cồn Phong Nẫm có giá 8.000 đồng/người kèm xe, nếu đi 2 người sẽ là 12.000 đồng.Theo Thư, mâm ngũ quả ở bên cồn đa dạng chủ yếu là trái cây có sẵn trong vườn. Năm nay nhà Thư chưng dưa hấu, mãng cầu, xoài, mận… “Chôm chôm là loại trái cây nên thử khi đến cồn. Trái ở đây ngọt đậm vị, thường chín rộ vào tháng 6 âm lịch”, Thư chia sẻ.Đều đặn hằng năm vào ngày 28 tết, gia đình của Nguyễn Thị Kim Thơ, sinh viên Trường ĐH Cần Thơ, lại cùng nhau gói bánh tét. Trước đó 2 ngày, Thơ cắt lá chuối phơi cho dẻo, chẻ cây lát phơi khô để gói bánh. Bánh tét “bên cồn” của nhà Thơ đặc biệt vì có thêm nhân chuối, bên cạnh nhân đậu mỡ thường thấy. “Thậm chí nhà mình còn kết hợp 2 nhân chuối và đậu mỡ cùng trong một đòn bánh. Hương vị mặn ngọt của phần nhân được phối hợp lại, đậm vị miền Tây”, Thơ chia sẻ. Thơ cho biết thêm một số gia đình còn xào dừa non, trộn với đậu xanh làm thành một loại nhân ngọt đặc biệt cho bánh tét.