Tưng bừng lễ hội tết Việt 2024 tại TP.HCM
Xuất thân từ một gia đình không có truyền thống nghệ thuật, Phương Dung chưa từng nghĩ mình sẽ bước chân vào con đường này. Cơ duyên đến khi nữ nghệ sĩ được một người bạn thân rủ đăng ký thi vào Trường Nghệ thuật Sân khấu II (nay là Trường đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM) và trúng tuyển. Ban đầu, diễn viên phim Phạm Công Cúc Hoa không có ý định nhập học. Song khi được yêu cầu trả lại giấy báo để nhường cơ hội cho thí sinh khác, cô lại chọn thử sức. Khi đó, hoàn cảnh gia đình của nghệ sĩ Phương Dung khá khó khăn vì cha mất sớm, mẹ gồng gánh nuôi 5 người con. Là chị cả, nữ diễn viên luôn tìm cách giảm áp lực kinh tế cho đấng sinh thành. Cô nghĩ rằng khi theo học Trường Nghệ thuật Sân khấu II sẽ được cấp gạo, nhu yếu phẩm, mà lại có nghề để trang trải cuộc sống sau này.Một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của Phương Dung là khi gia nhập đoàn kịch nói Kim Cương. Lúc đó, nữ diễn viên được thầy của mình là nghệ sĩ Thành Trí giới thiệu vào vai Lệ trong vở Cơn bão cuối cùng. Vai diễn này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của Phương Dung, mở ra những cơ hội mới. Sau đó, cô tiếp tục ghi dấu ấn với khán giả trong vai cô Ba Hội Đồng (Lá sầu riêng), Cám (Tấm Cám)... Khi sự nghiệp bắt đầu khởi sắc, chính tuổi trẻ bồng bột và sống thiên về tình cảm đưa Phương Dung vào một ngã rẽ khác. “Giữa đam mê và tình cảm, tôi chọn tình cảm chứ không chọn sự nghiệp. Tôi bỏ nghề khoảng mười mấy năm”, cô kể. Trong giai đoạn khó khăn đó, Phương Dung phụ mẹ buôn bán để mưu sinh, nhưng nỗi nhớ sân khấu cứ âm ỉ trong lòng. “Tôi nhận ra cái nghiệp của mình phải đi theo nghề này. Có những đêm nhớ nghề, tôi lấy thùng đồ hóa trang ra tự trang điểm, rồi lại bôi đi. Tôi biết chắc rằng cái nghề này bắt đầu đi vào trong máu của mình rồi”, cô tâm sự. Cơ duyên quay lại với sân khấu bất ngờ đến khi chú Chín Tân, trưởng đoàn kịch nói Bông Hồng tình cờ gặp Phương Dung trong lúc cô đang bán bún chả giò. Biết rõ tài năng của nữ nghệ sĩ từ trước, chú thuyết phục cô trở lại sân khấu, hứa hỗ trợ chỗ ở và ứng lương mua xe đạp đi làm. Từ đây, Phương Dung bén duyên với điện ảnh qua vai Tào Thị trong phim Phạm Công Cúc Hoa. Vai diễn này đưa tên tuổi nữ nghệ sĩ ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng khán giả, dù bộ phim chỉ có hai tập.Sau này, Phương Dung chỉ được giao vai nhỏ hoặc đảm nhận nhiệm vụ nhắc tuồng. Không tìm thấy cơ hội phát triển, cô rời sân khấu, chuyển sang diễn hài. Đến năm 2005, sân khấu kịch Sài Gòn của Phước Sang mở ra cánh cửa để nữ nghệ sĩ quay lại với kịch dài. Phương Dung hoạt động sôi nổi, ghi dấu ấn ở nhiều tác phẩm thuộc sân khấu IDECAF, sân khấu Thiên Đăng và sân khấu Trương Hùng Minh. Nghệ sĩ Phương Dung trải qua một hành trình đầy gian nan và áp lực trong sự nghiệp của mình. Cô đảm nhận vai trò trụ cột kinh tế chính, làm đủ mọi nghề để vừa chăm lo cho gia đình vừa duy trì đam mê. Dù nhiều lần nản lòng, nữ nghệ sĩ không từ bỏ và quyết tâm nắm bắt cơ hội. Phương Dung chia sẻ: “Nếu mà tôi không kiên trì chắc là tôi bỏ lâu rồi”.Quyền Linh tiếc nuối chàng trai chưa từng yêu bị gái xinh từ chối
Ở năm 2024, Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh đã cùng nhau thiết lập cột mốc mới cho billiards carom 3 băng Việt Nam, với lần đầu tiên đăng quang giải vô địch đồng đội thế giới. Bộ đôi cơ thủ xuất sắc của Việt Nam đã đánh bại cặp VĐV của Tây Ban Nha trên loạt đánh luân lưu (đánh song tô: hai cơ thủ thay phiên nhau thực hiện lượt cơ). Trước đó, Trần Quyết Chiến (cùng một đồng đội) đã từng nhiều lần chinh chiến tại đấu trường này, nhưng thành tích tốt nhất chỉ là góp mặt ở vòng tứ kết.Giải vô địch đồng đội thế giới 2025 cũng được tổ chức ở Viersen (Đức), và đại diện Việt Nam tranh tài vẫn là cặp đôi Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh.Theo đó, 16 đội tuyển góp mặt được chia đều vào 4 bảng đấu (mỗi bảng 4 đội). Đội tuyển billiards carom 3 băng Việt Nam nằm ở bảng C với đội Bỉ, Thuỵ Điển và đội Jordan. Đội Bỉ không có sự phục vụ của 2 tay cơ mạnh nhất là Frederic Caudron và Eddy Merckx. Hai cơ thủ Bỉ dự giải lần này là Peter Ceulemans và Roland Forthomme đều nằm ngoài tốp 10 thế giới.Trong khi đó, đội Thụy Điển là những gương mặt quen thuộc: huyền thoại sống Torjorn Blomdahl và Michael Nilsson. Cặp đôi cơ thủ Thụy Điển đã cùng nhau vô địch đồng đội thế giới 7 lần, vào các năm 2000, 2001, 2005, 2006, 2007, 2008 và 2009. Đội bị đánh giá yếu nhất bảng là Jordan, với Mashhour Abu Tayeh (đứng hạng 74 thế giới) và Ahmed Al Ghababsheh (hạng 176 thế giới).Đối thủ đầu tiên của đội Việt Nam tại giải vô địch đồng đội thế giới carom 3 băng 2025 là đội Jordan, vào lúc 20 giờ ngày 13.3. Theo đó, Trần Quyết Chiến gặp Mashhour Abu Tayeh, còn Bao Phương Vinh chạm trán với Ahmed Al Ghababsheh. Trước đó, cơ thủ số 1 Việt Nam Trần Quyết Chiến từng cho biết: "Mục tiêu đầu tiên của tôi trong năm 2025 là bảo vệ chức vô địch đồng đội thế giới cùng với Bao Phương Vinh".Ở vòng bảng, các đội sẽ thi đấu theo thể thức vòng trong 1 lượt, để tính điểm và xếp hạng. Đội đứng nhất và nhì ở mỗi bảng giành quyền góp mặt ở vòng tứ kết. Từ vòng tứ kết trở đi sẽ đấu loại trực tiếp. Hai cơ thủ cùng đội sẽ thi đấu trên hai bàn khác nhau. Nếu đội có kết quả 1 người thắng, 1 người thua thì sẽ bước vào đánh loạt luân lưu quyết định. Ở loạt luân lưu, cả 4 cơ thủ sẽ cùng nhau thi đấu trên 1 bàn, đánh theo thể thức song tô (thay phiên nhau thực hiện lượt cơ). Đây là thể thức tạo nên sự hấp dẫn của giải vô địch billiards carom 3 băng đồng đội thế giới.Bảng A: đội Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Colombia, Bồ Đào Nha. Bảng B: đội Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mexico. Bảng D: Hà Lan, Tây Ban Nha, Ai Cập, Mỹ. Giải đấu cũng có sự hiện diện của các tay cơ tốp đầu thế giới như Dick Jaspers (đương kim số 1 thế giới, Hà Lan), Sameh Sidhom (Ai Cập), Cho Myung-woo (Hàn Quốc), Heo Jung-han (Hàn Quốc), Jeremy Bury (Pháp).
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phải thực hiện quy hoạch với tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược
Trang USNI News ngày 1.2 đưa tin nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ đang hướng đến Biển Đông với nhóm tác chiến tàu sân bay Charles De Gaulle của Pháp, sau khi kết thúc chuyến thăm Thái Lan hôm 31.12.Trước đó, tàu sân bay USS Carl Vinson cập cảng tại Laem Chabang (tỉnh Chonburi, Thái Lan) vào ngày 27.1 sau 3 tuần hoạt động ở Biển Đông. Trong nhóm này còn có tàu tuần dương USS Princeton và 2 tàu khu trục USS Sterett và USS William P. Lawrence.Tại Thái Lan, đã xảy ra va chạm giữa tàu USS William P. Lawrence với tàu USS Princeton, gây thiệt hại cho phần thượng tầng của 2 tàu nhưng không có người bị thương. Thiệt hại này không gây trở ngại cho việc 2 tàu rời cảng, khi dữ liệu theo dõi tàu thuyền cho thấy 2 chiếc cùng cả nhóm rời đi tại vịnh Thái Lan. Trước khi cập cảng Laem Chabang, tàu sân bay USS Carl Vinson đã đón tiếp Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Phumtham Wechayachai hôm 26.1. "Những chuyến thăm cảng như thế này là minh chứng cho tầm quan trọng sống còn của liên minh và đối tác Mỹ - Thái Lan, đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chúng ta có lịch sử chung, lợi ích chung và các giá trị chung sẽ tiếp tục đoàn kết chúng ta vì lợi ích của 2 quốc gia", theo chuẩn đô đốc Michael Wosje, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay số 1 của Mỹ. Giờ đây, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson hướng đến Biển Đông với nhóm tàu của Pháp, gồm tàu sân bay Charles De Gaulle, tàu khu trục Forbin, 2 tàu hộ tống Provence và Alsace, cùng tàu tiếp liệu Jacques Chevallier và một tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân. Nhóm tác chiến tàu sân bay Pháp đang trong đợt điều động mang tên Clemenceau 25 tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Hôm 28.1, tàu sân bay Charles De Gaulle cập cảng Lombok trong lần đầu tiên ghé Indonesia, theo thông cáo Hải quân Indonesia. Trong khi đó, các tàu còn lại trong nhóm ghé thăm cảng Benoa ở Bali. Ngoài ra, tàu khu trục HMAS Hobart của Hải quân Hoàng gia Úc đến Benoa hôm 26.1 và rời đi 2 ngày sau đó để hướng đến vịnh Subic ở Philippines. Các tàu Forbin và Provence sẽ đến Manila (Philippine), trong khi tàu Alsace sẽ đến Okinawa (Nhật Bản), theo thông cáo của Hải quân Indonesia. Thông cáo không đề cập thời điểm tàu sân bay Charles De Gaulle rời đi, nhưng có thể tàu này sẽ rời đi vào ngày 3.2. Tàu sân bay Pháp cũng sẽ hướng đến Manila và nhóm tàu này sẽ tham gia cuộc tập trận Pacific Stellar ở Biển Philippines với các nước Úc, Canada và Nhật Bản.
Trong khi cuộc chiến pháp lý giữa Blake Lively và Justin Baldoni vẫn đang căng thẳng thì vợ của Ryan Reynolds lại phải đối mặt với vụ kiện phỉ báng thứ hai trị giá 7 triệu USD từ người đứng đầu công ty quản lý khủng hoảng truyền thông. Ngày 4.2, Jed Wallace của công ty quản lý khủng hoảng Street Relations có trụ sở tại Texas đệ đơn kiện Blake Lively với cáo buộc phỉ báng lên Sở dân quyền California, Mỹ, theo People. Trước đó, ngôi sao 37 tuổi đã nộp đơn yêu cầu Wallace cung cấp lời khai sau khi cáo buộc Wallace được nhóm quan hệ công chúng của Justin Baldoni thuê để hỗ trợ cho chiến dịch bôi nhọ tên tuổi của Lively. Tuy nhiên đơn yêu cầu này sau đó đã bị hủy bỏ. Các luật sư của Wallace tuyên bố rằng Lively không có bằng chứng nào hỗ trợ cho những cáo buộc mà cô đưa ra chống lại Wallace và Street Relations. Nguyên đơn yêu cầu Lively bồi thường thiệt hại ít nhất 7 triệu USD kèm theo lệnh của tòa án tuyên bố Wallace không có hành vi quấy rối hoặc trả thù nữ diễn viên.Đáp lại, nhóm luật sư đại diện cho vợ của Reynolds cho rằng vụ kiện mới nhất này góp thêm vào nỗ lực làm quên lãng tiếng nói của Lively lên án hành vi quấy rối tình dục trước đó.Cuộc chiến pháp lý giữa Lively và Baldoni bắt đầu vào tháng 12.2024, khi nữ diễn viên khiếu nại bạn diễn kiêm đạo diễn bộ phim cả hai đóng chính về hành vi quấy rối tình dục. Ngôi sao 37 tuổi cáo buộc Baldoni có hành vi sai trái trong quá trình sản xuất phim và thực hiện chiến dịch bôi nhọ trả đũa nhằm hủy hoại danh tiếng của cô. Đến ngày 16.1, Baldoni phản bác lại bằng vụ kiện trị giá 400 triệu USD chống lại Blake Lively và chồng là Ryan Reynolds cùng người đại diện của họ là Leslie Sloane với cáo buộc tống tiền, phỉ báng và nhiều tội danh khác.
Con phố 'một mét vuông 10 người sống ảo' ở Hà Nội lên báo Nhật
Hôm nay 1.1.2025, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã ký ban hành Thông tư 01/2025/TT-BYT, hướng dẫn chi tiết việc thực thi một số điều của luật Bảo hiểm y tế. Thông tư này có hiệu lực ngay từ ngày ký, cập nhật nhiều vấn đề trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là về điều trị và bảo hiểm cho bệnh nhân ung thư, giúp tối ưu hóa quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế, và đảm bảo chi phí y tế cho các bệnh nhân ung thư, các bệnh có chi phí lớn. Theo Thông tư 01/2025, có 62 bệnh, gồm các bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao, được 100% mức hưởng khi khám bệnh bảo hiểm y tế (theo quy định tại điểm a khoản 4 điều 22 của luật Bảo hiểm y tế), được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu. Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc trường hợp bệnh này không phải thực hiện quy định về chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (xin giấy chuyển tuyến điều trị).Trong số 62 bệnh thuộc danh mục nêu trên, có các trường hợp mắc bệnh ung thư, gồm: u ác tụy, u ác tuyến ức, u ác của tim, trung thất và màng phổi, u ác của xương và sụn khớp ở vị trí khác và không xác định, u ác của màng não, u ác của não, u ác của tủy sống, dây thần kinh sọ và các phần khác của hệ thần kinh T.Ư, u ác thứ phát của não và màng não, u ác của hệ lympho, hệ tạo máu và các mô liên quan.Theo Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế), với nhóm u ác tính (từ C00 - C97 theo mã bệnh, bao gồm các các ung thư) ở trẻ em, được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu, hưởng 100% quyền lợi.Người bệnh lên thẳng y tế cấp chuyên sâu khi các cơ sở y tế tại địa phương không đủ điều kiện điều trị.Thông tư 01/2025 quy định Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thông tư này. Các sở y tế có trách nhiệm công bố danh sách cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại địa phương, hướng dẫn việc chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh tham gia bảo hiểm y tế.Thông tư 01/2025 cũng quy định về hình thức tổ chức của y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu; việc chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thủ tục hẹn khám lại theo yêu cầu chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh...