Nhận định bóng đá, Pháp vs Phần Lan: ‘Les Bleus’ phải chịu nhiều sức ép
Chiều 30.12, đại tá Nguyễn Thanh Hương, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên, cho biết đã tiếp nhận thông tin 2 ngư dân trên 2 chiếc tàu cá ở Phú Yên chết bất thường trên biển, chưa rõ nguyên nhân.Theo đó, vào lúc 17 giờ ngày 29.12, Đồn biên phòng Tuy Hòa (Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên) nhận tin báo của ông Nguyễn Hiền Thơ (67 tuổi, ở P.Phú Đông, TP.Tuy Hòa) về tàu cá PY 09505 TS. Tàu cá này dài 15,9 m, công suất 400 CV, trên tàu có 5 lao động, xuất bến ngày 24.12 tại cảng cá Đông Tác (TP.Tuy Hòa) do ông Nguyễn Huỳnh Hiền Thân (69 tuổi) làm thuyền trưởng. Vào khoảng 5 giờ 30 ngày 29.12, khi tàu cá đang hoạt động trên biển thì thuyền trưởng Thân phát hiện anh Lê Anh Sỹ (35 tuổi, ở P.Phú Đông, TP.Tuy Hòa) chết khi đang ngủ, chưa rõ nguyên nhân. Hiện tàu cá đang trên đường vào bờ, dự kiến ngày 31.12 sẽ cập bờ biển thôn Vũng Rô (TX.Đông Hòa).Tiếp đó, vào lúc 7 giờ 20 ngày 30.12, Đồn biên phòng Tuy Hòa nhận tin báo từ bà Nguyễn Thị Thu Hòa (41 tuổi, cũng ở P.Phú Đông) về tàu cá PY 96194 TS. Tàu cá này dài 15,2 m, công suất 400 CV, trên tàu có 6 lao động, xuất bến ngày 24.12 tại cảng cá Đông Tác, do ông Nguyễn Khắc Quy (41 tuổi) làm thuyền trưởng.Vào khoảng 18 giờ ngày 29.12, khi tàu đang hoạt động trên biển thì ông Lê Rổn (58 tuổi, ngư dân trên tàu) xuống thuyền thúng để câu mực. Sau khi lên lại tàu cá, ông Rổn có biểu hiện mệt, khó thở, các ngư dân trên tàu đã thực hiện các động tác cấp cứu nhưng ông Rổn không qua khỏi. Hiện tàu cá đang trên đường vào bờ, dự kiến ngày 2.1.2025 sẽ cập bến Đông Tác (TP.Tuy Hòa).Nhà đầu tư mở hàng năm mới tưng bừng, hơn 21.000 tỉ đồng giao dịch chứng khoán
Cuối năm 2024, Tổng cục Thuế (nay là Cục Thuế) có Công văn số 6369 gửi các NHTM, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán danh sách các nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) chưa thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế tại Việt Nam và đề nghị các đơn vị thông báo danh sách này cho các chi nhánh của ngân hàng để thực hiện kê khai, khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế khi thực hiện thanh toán cho các giao dịch với NCCNN theo quy định.Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhận được phản ánh của một số hội viên về khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai. Cụ thể, Công văn số 6369 chỉ cung cấp tên và địa chỉ website của NCCNN cho các NHTM. Tuy nhiên, các NHTM chỉ thực hiện lệnh chuyển tiền căn cứ trên yêu cầu của khách hàng. Lệnh chuyển tiền không yêu cầu thông tin website của người thụ hưởng. Do đó, thông tin website mà Tổng cục Thuế cung cấp hoàn toàn không thể sử dụng được để xác định người thụ hưởng. Nếu chỉ căn cứ trên thông tin là tên người thụ hưởng để khấu trừ thuế thì sẽ phát sinh rủi ro khấu trừ thuế không đúng đối tượng do có thể có nhiều NCCNN trùng tên công ty.Đồng thời, NHTM không thể xác định chính xác được giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ nào là giao dịch của cá nhân. NHTM chỉ có thể xác định được người chuyển tiền, thanh toán là cá nhân hoặc tổ chức, không thể xác định được người mua thực sự là ai. Theo quy định tại khoản 3 điều 30 Nghị định 126, trường hợp NHTM không thể khấu trừ, nộp thay thì NHTM phải có trách nhiệm theo dõi số tiền chuyển cho các NCCNN và định kỳ hàng tháng gửi về Tổng cục Thuế. Tiêu chí xác định "không thể khấu trừ, nộp thay" phát sinh trong các trường hợp nào và NHTM phải theo dõi, báo cáo số tiền đó đến bao lâu... Nội dung này chưa rõ để NHTM thực hiện.Đối với việc tính thuế, NHTM không tham gia vào giao dịch mua bán, nên không nắm được bản chất giao dịch, không có đầy đủ thông tin để xác định được đúng ngành kinh doanh, không xác định được loại hàng hóa, dịch vụ mua bán để xác định mức thuế suất làm cơ sở khấu trừ thuế theo quy định. NHTM chỉ là trung gian thanh toán, tuy nhiên chưa có quy định nào của pháp luật về việc miễn trừ hoặc giới hạn trách nhiệm cho NHTM nên phát sinh rủi ro bị đòi bồi thường hoặc khiếu kiện từ NCCNN cũng như rủi ro bị xử phạt vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, theo quy định về tỷ giá nộp thuế thì áp dụng theo tỷ giá mua vào của NHTM nơi người nộp thuế mở tài khoản. Thực tế, hầu hết các NCCNN không có tài khoản tại ngân hàng Việt Nam. Vậy trường hợp này, NHTM xác định theo tỷ giá nào cũng cần được làm rõ.Để tháo gỡ những khó khăn trên, các NHTM kiến nghị Bộ Tài chính, Cục Thuế sớm có văn bản hướng dẫn lệnh chuyển tiền không có nội dung website, cơ quan thuế cung cấp tối thiểu các thông tin sau để các NHTM xác định đúng đối tượng phải khấu trừ như tên, số tài khoản người thụ hưởng, ngân hàng của người thụ hưởng. Đề nghị bổ sung quy định cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ của NCCNN phải xác định cụ thể tỷ lệ tính thuế và cung cấp cho NHTM theo yêu cầu của NHTM để thực hiện khấu trừ, đồng thời chịu trách nhiệm nếu xác định sai tỷ lệ này. Đồng thời, đề nghị cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho các NCCNN nắm được thông tin về quy định khấu trừ, tránh phát sinh các khiếu nại đối với các NHTM tại Việt Nam. Tổng cục Thuế xem xét lại yêu cầu khấu trừ thuế đối với dịch vụ trung gian nhận tiền phòng của Agoda và Booking.com, đảm bảo phù hợp với mô hình hoạt động của 2 NCCNN này và quy định tại Nghị định 126/2020 (NHTM chỉ khấu trừ khi người mua là "cá nhân ở Việt Nam").Ngoài ra, công văn đề nghị Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính tham mưu cho cấp có thẩm quyền xem xét bãi bỏ quy định NHTM thực hiện khấu trừ tại luật Quản lý thuế 2019. Bởi theo luật số 56, từ ngày 1.1.2025, NCCNN phải thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam.
Vụ nữ sinh bị bạn bắt quỳ và tát: Công an làm việc với 4 học sinh
Chiều 5.1, Đội CSGT - trật tự Công an Q.12 (TP.HCM) vừa hoàn tất việc lập biên bản xử phạt tài xế và chủ xe tải vi phạm giao thông về hành vi quá tải đường và quá tải trọng hàng hóa, với tổng số tiền phạt gần 200 triệu đồng.Theo đó, khoảng 12 giờ cùng ngày, CSGT tuần tra trên đường TA13 (P.Thới An, Q.12) thì phát hiện tài xế Đ.N.Đ (quê Bình Định) chạy xe tải mang biển số TP.HCM, loại 24 tấn vào đường giới hạn trọng tải 10 tấn, nên yêu cầu dừng xe để kiểm tra.CSGT xác định tại thời điểm kiểm tra, tổng trọng lượng xe tải này lên đến 26,1 tấn. Tài xế cho hay đang chở bia từ công ty vào một bãi xe container nằm trên đường TA13.Với hành vi quá tải đường, tài xế bị phạt tiền 45 triệu đồng, chủ xe (doanh nghiệp) bị phạt 140 triệu đồng. Hành vi quá tải hàng, tài xế bị phạt tiền 3,9 triệu đồng, chủ xe bị phạt 10 triệu đồng. Tổng số tiền phạt là 198,9 triệu đồng. Ngoài ra, tài xế còn bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe và tước phù hiệu xe tải 2 tháng.CSGT phát hiện ở đường nói trên có các bãi xe với hơn 50 xe container, đầu kéo và các bãi phế liệu. Trong lúc CSGT đang xử lý xe tải nói trên, một số xe container có ý định chạy vào đường TA13 nhưng liền quay đầu trở ra.Từ ngày 1.1, Nghị định 168/2024 chính thức có hiệu lực thay thế Nghị định 100/2019, với nhiều quy định mới, tăng mức phạt về xử phạt vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.Theo thống kê của Phòng CSGT Công an TP.HCM, trong 2 ngày đầu áp dụng nghị định mới, CSGT TP.HCM xử lý 3.247 trường hợp vi phạm, ước tính số tiền phạt khoảng 12 tỉ đồng.
Giờ đây, các nhà khoa học Nhật đã tìm ra cách để giải quyết vấn đề trên. Họ đã sử dụng nước oxy già, còn gọi là Hydrogen peroxide (H2O2). Chất này tạo ra môi trường độc hại cho các tế bào ung thư. Khi tiêm vào khối u, H2O2 sẽ làm suy yếu các tế bào, khiến chúng dễ bị xạ trị hơn.Các nghiên cứu ban đầu của Nhật trên bệnh nhân ung thư vú được áp dụng phương pháp điều trị mới gọi là "Liệu pháp xạ trị oxydol Kochi cho các khối u ung thư không thể cắt bỏ" (KORTUC), đã phát hiện ra rằng tiêm H2O2 cùng với xạ trị giúp thu nhỏ khối u thành công hơn. Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa Molecular and Clinical Oncology, tiêm H2O2 cùng với xạ trị đã giúp khối u vú co lại trung bình 97% - gấp 300% so với xạ trị thông thường, theo tờ Daily Mail.Một nghiên cứu khác của Bệnh viện chuyên khoa ung thư Royal Marsden, thuộc Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, bao gồm 12 bệnh nhân có khối u vú không thể phẫu thuật, được tiêm H2O2 2 lần một tuần trong 3 tuần trước khi xạ trị. Kết quả cho thấy phương pháp này giúp kiểm soát sự phát triển của khối u trong tối đa 2 năm.Tiến sĩ Navita Somaiah, bác sĩ ung thư lâm sàng tại Bệnh viện Royal Marsden, cho biết phương pháp điều trị này có thể áp dụng cho nhiều loại ung thư.Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa International Journal of Radiation Oncology, Biology and Physics cũng cho thấy ở những bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị, thì xạ trị kết hợp tiêm H2O2 đã giúp kiểm soát sự phát triển của khối u trong vòng 12 - 24 tháng.Tiến sĩ Somaiah cho biết: H2O2 là hợp chất rẻ tiền, dễ tìm, các nghiên cứu cho thấy nó có thể tăng hiệu quả của xạ trị. Hy vọng giải pháp này sẽ giúp nhiều bệnh nhân ung thư vú có thể được điều trị hiệu quả hơn hoặc thậm chí mở ra những phương pháp mới.Dung dịch sử dụng trong liệu pháp có nồng độ 0,5%, yếu hơn nhiều so với trong chất sát trùng thông thường.Khi dung dịch này bị phân hủy trong cơ thể, nó tạo ra môi trường giàu oxy, từ đó gây căng thẳng và làm suy yếu các tế bào ung thư, khiến chúng dễ bị xạ trị hơn (các tế bào ung thư đã tiến hóa để phát triển mạnh trong môi trường thiếu oxy vì mạng lưới mạch máu đưa oxy đến chúng thường không theo kịp tốc độ phát triển của chúng).Hiện một thử nghiệm bao gồm 184 bệnh nhân ung thư vú tại 6 bệnh viện ở Anh, sẽ đánh giá hiệu quả của phương pháp đột phá này ở bệnh nhân có khối u lớn hơn 3 cm và ung thư đã di căn. Một nửa số bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc cùng với xạ trị, nửa còn lại sẽ xạ trị để đối chứng.
BMW X3 số sàn ít thấy tại Việt Nam, rao giá chưa tới 200 triệu đồng
Trong một tuyên bố hôm nay, Công ty bất động sản Trung Quốc Vanke cho hay CEO Zhu Jiusheng (Chúc Cửu Thắng) đã nộp đơn xin từ chức... vì lý do sức khỏe" và ông này "sẽ không còn giữ bất kỳ vị trí nào trong công ty", theo AFP.Tuy nhiên, Vanke không xác nhận hay phủ nhận thông tin ông Zhu bị giới chức "đưa đi" trước đó. Báo Trung Quốc Economic Reporter hôm 17.1 dẫn các nguồn tin khẳng định ông Zhu đã bị "giới chức an ninh đưa đi", nhưng không nêu rõ liệu ông có bị bắt giữ chính thức hay không.Bài báo của Economic Observer không nêu rõ ông Zhu có thể bị cáo buộc đã phạm tội gì. Vào thời điểm đó, Economic Observer loan tin các cuộc gọi và tin nhắn gửi cho ông Zhu và những người thân cận với ông đều không được trả lời.Công ty Vanke được niêm yết tại Hồng Kông, thuộc sở hữu một phần của chính quyền thành phố Thâm Quyến và là công ty bất động sản lớn thứ tư của Trung Quốc theo doanh số bán hàng vào năm ngoái, theo công ty nghiên cứu CRIC.Cùng với những ông trùm bất động sản khác ở Trung Quốc, Vanke đối mặt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhiều năm và hôm nay 27.1, một hồ sơ nộp lên Sở giao dịch Hồng Kông, công ty đã cảnh báo về khoản lỗ ròng khoảng 45 tỉ nhân dân tệ (6,2 tỉ USD) vào năm ngoái."Công ty xin lỗi sâu sắc về khoản lỗ này và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy cải thiện hoạt động kinh doanh", Vanke nhấn mạnh trong một tuyên bố riêng, theo AFP.