'Cây phượng cô đơn' giữa đồng xanh TP.HCM gây sốt: Sao cô đơn khi trăm người check-in?
Nhiều chủ xe chọn cách độ mâm để giúp tăng tính thẩm mỹ và tạo sự khác biệt cho ngoại hình ô tô. Tuy nhiên, bên cạnh vẻ "đẹp mã" này, việc thay đổi mâm có thể đi kèm với nhiều vấn đề ảnh hưởng đến trải nghiệm lái và độ an toàn.Đa phần, nhiều chủ xe thường lựa chọn độ mâm kích thước lớn hơn so với mâm zin (mâm nguyên bản), khiến thành lốp mỏng hơn, làm giảm khả năng hấp thụ dao động và giảm sự êm ái cho người ngồi trên xe. Một số bộ mâm độ có trọng lượng nặng hơn so với mâm nguyên bản từ nhà sản xuất, dẫn đến xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.Bên cạnh đó, nếu thông số mâm không phù hợp, xe có thể bị mất ổn định khi lái xe vào cua, ảnh hưởng đến hệ thống lái và thậm chí làm sai lệch tốc độ thực tế. Đáng lo ngại hơn, một số loại mâm độ giá rẻ, không đạt tiêu chuẩn có thể bị nứt hoặc gãy khi di chuyển ở tốc độ cao, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng.Fashionisto Kelbin Lei lần đầu làm triển lãm cá nhân
Tốc độ tăng trưởng của giá trị danh mục đầu tư cổ phiếu ghi nhận tăng trung bình 56%/năm trong giai đoạn 2015-2023. Tổng giá trị tài sản đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam của Manulife Việt Nam cuối năm 2023 được ghi nhận ở mức 108.304 tỉ đồng, tăng 9,4 lần so với năm 2015. Được biết trong năm 2024, công ty cũng dự kiến tiếp tục tăng thêm tỷ trọng đầu tư vào thị trường cổ phiếu.
Có nên mua Kia Rio 2017 giá 300 triệu đồng?
Theo báo cáo e-Conomy SEA 2024 của Google, Temasek và Bain & Company, thanh toán kỹ thuật số của Việt Nam ghi nhận tổng giá trị giao dịch (GTV) ấn tượng, tăng từ 126 tỉ USD vào năm 2023 lên 149 tỉ USD vào năm 2024. Cùng với tăng trưởng của thanh toán số, hành vi thanh toán của người dùng cũng thay đổi, không chỉ đơn giản là chuyển dịch từ tiền mặt sang không tiền mặt, mà ngay trong phạm vi không tiền mặt, những hình thức thanh toán mới đang lan tỏa rộng rãi trong khi thanh toán điện tử truyền thống dần thu hẹp. Trong báo cáo thanh toán năm 2024, nền tảng thanh toán Payoo cũng ghi nhận những điểm thú vị về hoạt động thanh toán không tiền mặt, từ hình thức, phương thức thanh toán được ưa chuộng đến bức tranh tiêu dùng của người Việt trong năm qua.Năm 2024 chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong hành vi thanh toán của người tiêu dùng. Vượt trên các phương thức thanh toán khác, thanh toán QR và thanh toán công nghệ NFC đã trở thành những "người dẫn đường" trong hành trình số hóa của nền kinh tế.Thanh toán QR, với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 8 - 10% mỗi tháng, nay không chỉ phổ biến khi mua sắm tại cửa hàng tiện lợi hay thanh toán bữa ăn mà còn mở rộng sang các lĩnh vực như điện máy, nội thất, trang sức và thậm chí cả đầu tư tài chính. Thống kê từ Payoo cho thấy một dữ liệu đáng chú ý, giá trị giao dịch trung bình của thanh toán QR đã tăng 20% so với năm 2023. Điều này phản ánh một sự thay đổi lớn: QR không còn bị xem là giải pháp thanh toán cho những giao dịch giá trị nhỏ mà đã được công nhận như một phương thức đáng tin cậy và linh hoạt trong những giao dịch có giá trị cao. Bên cạnh QR, 2024 còn là năm của thanh toán không tiếp xúc qua NFC. Trong khi thanh toán không chạm tăng trưởng khá ổn với mức tăng trung bình khoảng 6% mỗi tháng thì hình thức thanh toán truyền thống (quẹt/chèn chip) lại giảm 2 - 3% mỗi tháng. Đóng góp không nhỏ vào sự quen thuộc của hình thức thanh toán không tiếp xúc nhờ các chương trình khuyến mại của các ngân hàng, tổ chức thẻ, trong đó có chương trình của Napas, Mastercard và Payoo phối hợp triển khai tại hơn 6.000 cửa hàng thuộc gần 40 thương hiệu trên toàn quốc.Một điều thú vị là trong thanh toán không tiếp xúc, phương thức thanh toán tích hợp thẻ vào thiết bị di động của hãng Apple (gọi là Apple Pay) đang trở thành một xu hướng dẫn đầu. Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, trung bình trên 15% mỗi tháng, Apple Pay đang là một lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu thanh toán nhanh chóng, an toàn và tiện lợi ngày càng gia tăng. Trước xu hướng này, các ngân hàng đang đẩy mạnh chiến lược khai thác Apple Pay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Năm 2024, có sự chuyển dịch đáng kể về tỷ trọng thanh toán trên tổng các ngành nghề, địa phương, từ 60% trực tuyến - 40% thanh toán tại điểm (năm 2023) đến 65% trực tuyến - 35% thanh toán tại điểm trong năm nay. Với phương thức thanh toán tại điểm, bên cạnh Hà Nội và TP.HCM là hai địa phương dẫn đầu về tăng trưởng thanh toán không tiền mặt, thì năm 2024 đã chứng kiến sự bứt phá đáng chú ý từ các tỉnh thành khác. Khi phân tách dữ liệu theo đơn vị hành chính, Payoo nhận thấy nhiều địa phương đã ghi nhận mức tăng trưởng giao dịch thanh toán điện tử trên 7% mỗi tháng, chẳng hạn như Đà Nẵng, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Kiên Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… Sự phát triển này cho thấy hiệu quả của các chương trình chuyển đổi số thanh toán từ khối dịch vụ công đến khối tư nhân đang được các bộ ban ngành, chính quyền địa phương và các ngân hàng, trung gian thanh toán nỗ lực triển khai suốt thời gian qua.Năm 2024 là năm có khá nhiều thay đổi về các yêu cầu pháp lý liên quan đến hoạt động thanh toán không tiền mặt cũng như tăng cường bảo mật cho khách hàng. Các chính sách và quy định mới được ban hành không chỉ nhằm nâng cao tính bảo mật mà còn tạo sự thuận tiện tối đa cho người dân khi tham gia giao dịch tài chính. Những nỗ lực này là nền tảng quan trọng để thúc đẩy niềm tin của người dân vào hệ thống tài chính số, đồng thời bảo vệ quyền lợi của họ trước những rủi ro ngày càng phức tạp từ tội phạm công nghệ. Cụ thể, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ ngày 1.7.2024, yêu cầu xác thực khuôn mặt với các giao dịch chuyển khoản vượt quá 10 triệu đồng/lần hoặc 20 triệu đồng/ngày. Quy định này không chỉ đảm bảo tính an toàn cho giao dịch mà còn giúp ngăn chặn các hành vi gian lận tài chính. Tiếp đó, Thông tư 50/2024/TT-NHNN do NHNN ban hành vào ngày 31.10.2024 quy định chi tiết về các cấp độ xác thực trong giao dịch trực tuyến. Với giao dịch có giá trị dưới 5 triệu đồng, người dùng chỉ cần xác thực mã PIN hoặc mã khóa bí mật. Tuy nhiên, với những giao dịch có tổng giá trị lớn hơn 5 triệu và không quá 100 triệu đồng, các phương thức xác thực mạnh hơn như OTP qua SMS, Soft OTP, hoặc xác thực hai kênh sẽ được áp dụng. Ngoài ra, Thông tư 40/2024/TT-NHNN yêu cầu các đơn vị trung gian thanh toán tuyên truyền khách hàng cập nhật thông tin căn cước công dân và xác thực sinh trắc học trước 1.1.2025. Quy định này hướng đến việc đảm bảo tính chính chủ của tài khoản ngân hàng và ví điện tử, đồng thời nâng cao khả năng phòng chống gian lận, bảo vệ tài sản của người dân.Payoo ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong việc không ngừng đổi mới và nhanh chóng đưa ra các chính sách phù hợp với bối cảnh thực tế. Sự nhạy bén này không chỉ giúp bảo vệ tài khoản ngân hàng và ví điện tử của người dân mà còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng một hệ sinh thái tài chính an toàn, minh bạch và bền vững.
Để trả lời những câu hỏi trên, phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Leana Wen, Đại học George Washington (Mỹ) cho biết, khi tiêu thụ cà phê ở mức độ vừa phải - cụ thể là từ 2 tới 4 tách mỗi ngày - sẽ mang lại nhiều tác động tích cực tới sức khỏe. Trong nghiên cứu năm 2024 tại Anh, nguy cơ mắc nhiều bệnh tim mạch chuyển hóa mới đã giảm hơn 48% ở những người uống 3 tách cà phê mỗi ngày, so với những người không uống hoặc uống ít hơn 1 tách mỗi ngày. Cũng theo một nghiên cứu lớn năm 2022, tỷ lệ tử vong sớm giảm mạnh nhất ở những người uống từ 2 đến 3 tách cà phê mỗi ngày. Điều thú vị là nghiên cứu này phát hiện ra rằng việc tiêu thụ cà phê xay làm giảm nguy cơ tử vong sớm nhiều nhất (27%). Cà phê hòa tan có tác động ít hơn (11%). Uống nhiều cà phê - thực chất là tiêu thụ quá nhiều caffeine - có thể gây ra tình trạng tim đập nhanh, lo lắng, bồn chồn và khó ngủ. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, 400 miligam caffeine mỗi ngày là an toàn cho hầu hết người lớn. Đây là lượng caffeine xấp xỉ trong 4 cốc cà phê pha sẵn 8 ounce (khoảng 236 ml). Có nhiều người uống quá lượng này nhưng không gặp phải tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, những ai khó ngủ hoặc gặp các vấn đề sức khỏe khác có thể là do tiêu thụ quá nhiều caffeine.Lượng caffeine cũng khác nhau ở những thức uống thông dụng khác, mọi người cần biết để cân nhắc khi dùng. Một tách espresso 1 ounce (khoảng 30 ml) chứa khoảng 60-70 miligam caffeine. Một tách trà đen thường sẽ có 40-50 miligam caffeine. Trà xanh và trà trắng chứa ít caffeine hơn.“Một loại đồ uống mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây là nước tăng lực. Nó có thể chứa một lượng lớn caffeine, 200 hoặc thậm chí 300 miligam trong một khẩu phần. Mọi người nên nắm rõ tổng lượng caffeine và các thành phần khác mà bản thân tiêu thụ trong ngày ở tất cả các loại đồ uống. Ví dụ, soda và nước tăng lực có thể chứa nhiều đường bổ sung, cùng với các hóa chất khác không tốt cho sức khỏe”, bà Leana lưu ý. Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ khuyến cáo trẻ em dưới 12 tuổi không nên tiêu thụ caffeine. Trẻ em từ 12 đến 18 tuổi không nên tiêu thụ quá 100 miligam caffeine mỗi ngày.Phụ nữ mang thai cũng nên thận trọng khi tiêu thụ caffeine. Theo Học viện Sản phụ khoa Mỹ, lượng caffeine dưới 200 miligam mỗi ngày không gây sảy thai hay sinh non; do đó nên hạn chế lượng caffeine tiêu thụ dưới mức này trong thời kỳ mang thai. Bên cạnh đó, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, lượng caffeine nhỏ có thể truyền từ mẹ sang con, nhưng lượng caffeine dưới 300 miligam mỗi ngày sẽ an toàn cho phụ nữ đang cho con bú.Ngoài ra, một số đối tượng khác cần thận trọng khi dùng cà phê, caffeine, gồm: Người có bệnh nền về tim, người sử dụng thuốc (một số loại thuốc tuyến giáp và thuốc chống trầm cảm), người khó ngủ. Những người đang gặp các vấn đề về sức khỏe nói chung cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Đối với những người không uống được cà phê mà thay bằng trà hoặc các thức uống có chứa caffeine khác, bà Leana cho rằng không có gì chắc chắn là điều đó sẽ mang lại lợi ích tương tự như khi dùng cà phê.Theo bà Leana, không phải tất cả mọi người đều cần uống cà phê. Ở người lớn, cà phê có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe nếu uống ở mức độ vừa phải. Mọi người cần phải nhận thức được tổng lượng caffeine mà họ hấp thụ và có những người - đặc biệt là trẻ nhỏ - thực sự không nên tiêu thụ caffeine.
Joao Felix: 'Tôi thích Chelsea, nhưng rất tiếc...'
Tối 2.3, 2 trận đấu muộn nhất vòng 15 V-League mùa giải 2024-2025 đã được diễn ra. Trên sân nhà Hàng Đẫy, CLB Hà Nội suýt nhận trái đắng trước Đà Nẵng, đội bóng đang đứng ở cuối bảng xếp hạng. Thầy trò HLV Lê Đức Tuấn có những khoảnh khắc bùng nổ để vươn lên dẫn trước 2-1 đầu hiệp 2. Tuy nhiên, nhà vô địch AFF Cup 2024 là Nguyễn Hai Long đã tỏa sáng đúng lúc để ghi bàn gỡ hòa 2-2. Nhờ đó, CLB Hà Nội chơi khởi sắc hơn để giành chiến thắng chung cuộc 3-2.Nhờ kết quả này, CLB Hà Nội trở lại mạnh mẽ trên bảng xếp hạng. Họ có được 26 điểm, chỉ còn kém đội đầu bảng Nam Định chỉ 4 điểm. Cuộc đua vô địch đang trở nên cực kỳ nóng bỏng khi khoảng cách giữa các đội trong nhóm dẫn đầu là không nhiều. Đứng sau CLB Hà Nội, Nam Định đang là các đội Thanh Hóa, Thể Công Viettel (cùng 25 điểm) và CLB Bình Dương (24 điểm). Trong bối cảnh V-League còn đến 11 vòng đấu nữa mới kết thúc, cơ hội cho các đội bóng này vẫn còn rất nhiều. CLB Đà Nẵng đánh rơi những điểm số cực kỳ đáng tiếc trên sân Hàng Đẫy. Tuy nhiên, thầy trò HLV Lê Đức Tuấn cho thấy những sự chuyển biến tích cực trong lối chơi. Họ vẫn đứng cuối bảng với 9 điểm, kém SLNA và CLB Bình Định 4 điểm. Nếu cứ tiếp tục duy trì đà tiến bộ, đội bóng sông Hàn hoàn toàn có thể vượt lên trên. Trong khi đó, ở trận gặp CLB TP.HCM trên sân Thống Nhất vào tối 2.3, HAGL nhận thất bại 0-1. Họ có chuỗi trận tương đối đáng thất vọng khi chỉ thắng 1 trong 5 trận gần nhất và đang đứng thứ 10 trên bảng xếp hạng với 17 điểm. Khoảng cách giữa HAGL và các đội bóng có nguy cơ xuống hạng cũng là không nhiều. Trong trường hợp đội bóng phố núi không khắc phục sớm tình trạng này, họ hoàn toàn có thể bị đẩy xuống nhóm "cầm đèn đỏ", nhất là khi các đội ngụp lặn dưới đáy từ đầu mùa như CLB Đà Nẵng, Hải Phòng, SLNA đều đang thi đấu cực kỳ tiến bộ. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn