Tình hình việc làm tại TP.HCM tháng 1: Tăng người nhận trợ cấp thất nghiệp
Thái Lan hòa Việt NamRệp tấn công Paris
Ngày 30.12, Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế công bố quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm Giám đốc Sở Du lịch và Sở Ngoại vụ. Theo đó, Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế điều động bà Trần Thị Hoài Trâm, Bí thư Huyện ủy Nam Đông, đến nhận công tác tại Sở Du lịch và bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Du lịch trong thời hạn 5 năm kể từ ngày 31.12.2024.Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng ký Quyết định số 3435/QĐ-UBND ngày 30.12 về việc điều động ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch, giữ chức vụ Giám đốc Sở Ngoại vụ. Quyết định bổ nhiệm có hiệu lực kể từ ngày 31.12.2024.Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, chúc mừng và đánh giá cao những đóng góp của bà Trần Thị Hoài Trâm và ông Nguyễn Văn Phúc trong thời gian công tác vừa qua.Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế mong muốn trong thời gian tới cả hai tiếp tục phát huy hơn nữa những thế mạnh vốn có, để cùng tập thể Sở Du lịch, Sở Ngoại vụ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công. Theo Nghị quyết của Quốc hội, từ ngày 1.1.2025, Huế là thành phố trực thuộc T.Ư, sẽ nhập H.Nam Đông với H.Phú Lộc để thành lập H.Phú Lộc mới. Vì vậy, việc điều động sắp xếp này là thực hiện đề án sắp xếp nhân sự của TP.Huế trực thuộc T.Ư. Riêng kế hoạch tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18 của Bộ Chính trị, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có phương án sắp xếp các sở, ngành; trong đó Sở Du lịch dự kiến sẽ hợp nhất với Sở VH-TT, tên sở sau sắp xếp dự kiến là Sở VH-TT-DL.
‘Nhờ Việt Nam, nhiều người Trung Quốc được ăn sầu riêng’
Ngày 20.1, tin từ Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn, cho biết bệnh viện vừa phẫu thuật cứu nữ bệnh nhân 24 tuổi (Camphuchia) bị hội chứng ruột ngắn hoại tử, kèm tiền sử bệnh lý nặng nề.Theo bác sĩ, nữ bệnh nhân mắc hội chứng ruột ngắn do viêm ruột hoại tử đã phẫu thuật làm hậu môn nhân tạo một đầu, tình trạng này gặp rất nhiều ở bệnh nhân Campuchia (chiếm khoảng 90%).Bên cạnh đó, bệnh nhân còn mắc Lupus ban đỏ hệ thống biến chứng nặng, như: thiếu máu tán huyết, giảm tiểu cầu miễn dịch, kháng thể kháng đông lưu hành. Bệnh nhân cũng đã được cắt lách trước đây. Đặc biệt, bệnh nhân trong tình trạng suy kiệt, suy dinh dưỡng nghiêm trọng, rối loạn đông máu và suy thận cấp khi nhập viện.Khi tiếp nhận bệnh nhân, bệnh viện đã thực hiện hội chẩn toàn viện gồm nhiều chuyên khoa (bác sĩ gây mê, ngoại tiêu hóa, hồi sức tích cực, huyết học) để lên kế hoạch chuẩn bị phẫu thuật. Các bác sĩ quyết định thực hiện phẫu thuật mở bụng để gỡ dính ruột, phục hồi lưu thông ruột - một can thiệp cần thiết để cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Tuy nhiên, ca mổ mang đến nguy cơ xì miệng nối cực kỳ cao vì các nguyên nhân bệnh lý đi kèm khiến vết thương lâu lành.Nhưng với sự chuẩn bị các phương án tốt, ca mổ đã thành công hơn cả mong đợi, bệnh nhân hồi phục tốt và xuất viện chỉ sau 7 ngày hậu phẫu.Thạc sĩ, bác sĩ CK1 Mai Văn Dũng, chuyên khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn cho hay, thông thường những trường hợp viêm ruột hoại tử sẽ được phẫu thuật cắt đoạn ruột, đưa 2 đầu ra ngoài thành bụng làm hậu môn nhân tạo, dịch tiêu hóa sẽ được hồi truyền vào đầu dưới hậu môn nhân tạo giúp bệnh nhân tránh tình trạng mất nước và điện giải (biến chứng của hội chứng ruột ngắn).Tuy nhiên trường hợp bệnh nhân trên thì chỉ được phẫu thuật đưa một đầu ra ngoài làm hậu môn nhân tạo, không có đầu dưới của hậu môn nhân tạo để hồi truyền dẫn đến tình trạng suy kiệt, mất nước và rối loạn điện giải. Điều này khiến bệnh nhân suy thận cấp, rối loạn điện giải, thúc đẩy bệnh nền nặng lên. Do đó cần phải phẫu thuật phục hồi lưu thông ruột sớm mới có thể cứu sống bệnh nhân. Nếu không được phẫu thuật phục hồi lưu thông ruột và quản lý toàn diện (nuôi dưỡng tĩnh mạch, điều trị nhiễm trùng, bổ sung điện giải và quản lý bệnh lý nền), nguy cơ tử vong ở bệnh nhân này gần như là chắc chắn.Bác sĩ Mai Văn Dũng khuyến cáo, với bệnh nhân mắc hội chứng ruột ngắn có hậu môn nhân tạo thì cần được chăm sóc dinh dưỡng tốt bằng bổ sung đủ năng lượng, chia nhỏ bữa ăn, hạn chế thức ăn gây kích thích tiêu hóa, uống nhiều nước, hỗ trợ nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch trong trường hợp nếu không đủ dinh dưỡng qua đường tiêu hóa.Bệnh nhân cần được quản lý hậu môn nhân tạo như vệ sinh đúng cách, theo dõi phân, bảo vệ da. Những bệnh nhân này cần phòng ngừa và xử trí biến chứng mất nước và rối loạn điện giải, kém hấp thu, nhiễm trùng...
Tối 2.3, 2 trận đấu muộn nhất vòng 15 V-League mùa giải 2024-2025 đã được diễn ra. Trên sân nhà Hàng Đẫy, CLB Hà Nội suýt nhận trái đắng trước Đà Nẵng, đội bóng đang đứng ở cuối bảng xếp hạng. Thầy trò HLV Lê Đức Tuấn có những khoảnh khắc bùng nổ để vươn lên dẫn trước 2-1 đầu hiệp 2. Tuy nhiên, nhà vô địch AFF Cup 2024 là Nguyễn Hai Long đã tỏa sáng đúng lúc để ghi bàn gỡ hòa 2-2. Nhờ đó, CLB Hà Nội chơi khởi sắc hơn để giành chiến thắng chung cuộc 3-2.Nhờ kết quả này, CLB Hà Nội trở lại mạnh mẽ trên bảng xếp hạng. Họ có được 26 điểm, chỉ còn kém đội đầu bảng Nam Định chỉ 4 điểm. Cuộc đua vô địch đang trở nên cực kỳ nóng bỏng khi khoảng cách giữa các đội trong nhóm dẫn đầu là không nhiều. Đứng sau CLB Hà Nội, Nam Định đang là các đội Thanh Hóa, Thể Công Viettel (cùng 25 điểm) và CLB Bình Dương (24 điểm). Trong bối cảnh V-League còn đến 11 vòng đấu nữa mới kết thúc, cơ hội cho các đội bóng này vẫn còn rất nhiều. CLB Đà Nẵng đánh rơi những điểm số cực kỳ đáng tiếc trên sân Hàng Đẫy. Tuy nhiên, thầy trò HLV Lê Đức Tuấn cho thấy những sự chuyển biến tích cực trong lối chơi. Họ vẫn đứng cuối bảng với 9 điểm, kém SLNA và CLB Bình Định 4 điểm. Nếu cứ tiếp tục duy trì đà tiến bộ, đội bóng sông Hàn hoàn toàn có thể vượt lên trên. Trong khi đó, ở trận gặp CLB TP.HCM trên sân Thống Nhất vào tối 2.3, HAGL nhận thất bại 0-1. Họ có chuỗi trận tương đối đáng thất vọng khi chỉ thắng 1 trong 5 trận gần nhất và đang đứng thứ 10 trên bảng xếp hạng với 17 điểm. Khoảng cách giữa HAGL và các đội bóng có nguy cơ xuống hạng cũng là không nhiều. Trong trường hợp đội bóng phố núi không khắc phục sớm tình trạng này, họ hoàn toàn có thể bị đẩy xuống nhóm "cầm đèn đỏ", nhất là khi các đội ngụp lặn dưới đáy từ đầu mùa như CLB Đà Nẵng, Hải Phòng, SLNA đều đang thi đấu cực kỳ tiến bộ. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Đến lễ hội Dinh Cô, nhớ tham quan chùa Long Bàn, ghé Tổ đình Thiên Thai
Thông tin này được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu khi cho ý kiến vào luật Đường sắt (sửa đổi), tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội 43, sáng 10.3.Chủ tịch Quốc hội thông tin, tại kỳ họp bất thường thứ 9 vừa qua, Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, kết nối Việt Nam với Trung Quốc. Hướng tới sẽ là dự án đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn. Cùng đó, với tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam cũng đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Bộ Xây dựng cũng đã tính toán để tuyến đường sắt cao tốc kéo dài từ TP.HCM xuống tới Cà Mau, chứ không chỉ dừng ở Cần Thơ."Trước chỉ tính tới Cần Thơ, giờ phải xuống tới chỗ anh Bình (ông Dương Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện - Giám sát, quê Cà Mau - phóng viên) để đồng chí Dương Thanh Bình về hưu có thể đi đường sắt từ Cà Mau ra Hà Nội được", Chủ tịch Quốc hội nêu.Trước đó, tại kỳ họp Quốc hội cuối năm ngoái, Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư. Tuyến đường sắt nối từ TP.HCM đi Cần Thơ, dự kiến là dự án độc lập.Chủ tịch Quốc hội cũng nhìn nhận, luật Đường sắt tới nay thi hành được 7 năm, song đường sắt Việt Nam còn chậm phát triển. "Do chúng ta chưa quan tâm đúng mức, chưa có nguồn kinh phí đầu tư hay chỉ chú ý giao thông đường bộ, hàng không còn đường sắt, đường thủy chưa chú ý nhiều", Chủ tịch Quốc hội nêu.Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng, tuyến đường sắt thống nhất Bắc - Nam hiện nay có từ sau khi đất nước thống nhất (1975), song tới nay đã 50 năm nhưng tốc độ "vẫn y như cách đây 50 năm". Tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội là Cát Linh - Hà Đông dài 12 km làm mất hơn 10 năm, còn tuyến metro số 1 tại TP.HCM dài 20 km nhưng làm mất 17 năm."Chúng ta làm rất chậm mà thay đổi liên tục, Quốc hội phải xem xét thông qua nhiều lần. Có phải tư duy, tầm nhìn chúng ta, rồi tiền nong chúng ta chưa đủ nên cứ chắp vá, chắp vá", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.Theo Chủ tịch Quốc hội, vừa qua, Quốc hội thông qua dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, các chính sách đặc thù để phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM với tổng số vốn lên tới 3 triệu tỉ đồng và nhiều dự án khác.Do đó, cần thiết kế trong luật các chính sách mạnh mẽ để ngành đường sắt có thể bứt phá, vươn lên. "Luật cũ chưa được kết quả bao nhiêu hết, sửa luật lần này ý đồ thế nào để bứt phá, phát triển đi lên", Chủ tịch Quốc hội nói.Chủ tịch Quốc hội đề nghị có quy định một chương riêng dành cho đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị với cơ chế ưu tiên nguồn lực, công nghệ, đào tạo công nghệ chuyên sâu, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, nhất là Trung Quốc, nước đang triển khai đường sắt cao tốc với tốc độ 450 km/giờ. Cùng đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong quản lý vận hành đường sắt; khuyến khích doanh nghiệp hợp tác với viện nghiên cứu, trường đại học nâng cao năng lực nội địa của ngành đường sắt.Giải trình sau đó, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Danh Huy cho biết, để phát triển công nghiệp đường sắt, bộ này đã tổ chức đi 6 nước sở hữu công nghệ đường sắt dẫn đầu thế giới, đặc biệt là Trung Quốc và làm việc với doanh nghiệp trong nước.Hiện nay có 7 liên doanh trong và ngoài nước chuẩn bị tham gia lĩnh vực này. Các cơ chế chính sách về xây dựng đặt ra mục tiêu đến 2035 tự chủ hoàn toàn về công nghiệp xây dựng. Ông cho rằng, Nhà nước cần có cơ chế để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm và Nhà nước có chính sách hỗ trợ như thuê đất...Ông Huy cũng thông tin, hiện nay , Bộ Xây dựng đã làm việc với Trường Hải, Thành Công, VinFast để tham gia phát triển sản phẩm công nghiệp đường sắt.