Xuân sẻ chia, tết nhân ái ở vùng cao của tỉnh Quảng Ninh
Sẽ không thành vấn đề nếu thỉnh thoảng điều trên xảy ra một đôi lần. Tuy nhiên, nếu lặp đi lặp lại và ảnh hưởng đến cuộc sống, hãy đừng né tránh mà tìm kiếm giải pháp và sự giúp đỡ.Lần đầu tiên hãng bay của ông Nguyễn Quốc Kỳ lãi 3 tháng liên tiếp
Mùng 4 Tết, dù kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vẫn chưa kết thúc, nhưng tại bến xe Miền Đông mới, rất nhiều người dân đã quyết định quay lại TP.HCM sớm. Không khí tại bến xe trở nên nhộn nhịp với những chuyến xe liên tục đưa hành khách từ khắp các vùng miền trở lại thành phố, sau hành trình về quê đón Tết.Chia sẻ về lý do trở lại TP.HCM sớm, chị Trịnh Thị Mai Chi, quê ở Bình Định, cho biết: "Lý do tôi đến thành phố sớm là để có thời gian nghỉ ngơi, sau đó là bắt đầu vào công việc. Từ Bình Định vào thì đi xe nên phải có thời gian nghỉ ngơi một chút".Bên cạnh đó, việc đến TP.HCM sớm để tránh tình trạng kẹt xe cũng được nhiều hành khách dự tính. Ông Vũ Quang Thái, quê ở Bình Định cho biết: "Mình vào Sài Gòn sớm để tránh kẹt xe. Rồi mình vào trước một ngày để chuẩn bị nghỉ ngơi rồi thứ hai bắt đầu công việc mới".Khi quay lại thành phố, nhiều người đã mang những món đặc sản quê hương theo. Những món ăn đặc trưng của từng vùng miền không chỉ là phần hương vị của Tết, mà còn là những món quà đầy tình cảm, được dành tặng cho bạn bè và đồng nghiệp. Mỗi món quà đều mang đậm dấu ấn quê hương, là biểu tượng của tình yêu thương và sự gắn kết giữa những người xa xứ.Theo thông tin từ Bến xe Miền Đông mới, từ mùng 1 đến 9 giờ sáng mùng 4 Tết, Bến xe Miền Đông mới có khoảng hơn 1.000 lượt xe đến TP.HCM với hơn 4.000 hành khách. Công tác tổ chức vận hành trong dịp Tết Nguyên đán đã được bến xe triển khai chủ động nhằm giảm tải tình trạng ùn tắc, đồng thời đảm bảo thời gian di chuyển cho hành khách được thông suốt, thuận tiện.
Xúc động áo xanh tình nguyện đội nắng cõng thí sinh gãy chân đi thi
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.
Theo đó, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Bộ Chính trị phương án tiếp tục điều chỉnh, sắp xếp tổ chức quân đội, trong đó điều chỉnh, sắp xếp lại một số cơ quan: sáp nhập Cục Tài chính, Cục KH-ĐT, Cục Kinh tế, tổ chức lại thành Cục Tài chính; sáp nhập Viện Chiến lược quốc phòng và Viện Lịch sử quân sự, tổ chức lại thành Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam; sáp nhập Cục Bản đồ và Cục Tác chiến, tổ chức lại thành Cục Tác chiến; sáp nhập Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Cục Chính sách, tổ chức lại thành Cục Chính sách - xã hội.Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá, việc điều chỉnh tổ chức, lực lượng quân đội là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn, đồng thời thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới về điều chỉnh tổ chức lực lượng của quân đội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ, nhân viên nhận thức sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn về vị trí, ý nghĩa của việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan; xác định quyết tâm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, giữ vững và phát huy thành tích của các cơ quan, đơn vị trong thời gian qua.Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị cấp ủy, chỉ huy các cấp làm tốt công tác tư tưởng, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên sẵn sàng nhận và chấp hành nghiêm sự phân công, điều động của tổ chức; chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết tốt công tác chính sách cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ...Trước đó, ngày 20.2, báo cáo với Chủ tịch nước Lương Cường, đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết quân đội đã điều chỉnh gần 2.900 tổ chức. Trong đó, giảm 1 tổng cục, 2 quân đoàn, 37 cấp cục và tương đương, gần 300 phòng. Đến hết năm 2024, tổ chức QĐND Việt Nam đã cơ bản tinh, gọn, mạnh, có cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng, vượt tiến độ 1 năm so với Nghị quyết số 05-NQ/TW đề ra.
Hoang mang vì tự xét nghiệm tinh dịch tại nhà
Trên các hội về trồng cây sân thượng, nhiều người bắt đầu khoe thành quả củ cải đỏ thần tài đã trồng được; không ít người lại đi hỏi cách để trồng và mua về chưng dịp tết.Trần Kiều Duyên (20 tuổi), thành viên trên một nhóm về trồng cây sân thượng, đang ngụ tại đường Trịnh Quang Nghị, xã Phong Phú, H.Bình Chánh, TP.HCM, khi thấy mọi người khoe thành quả về củ cải đỏ thần tài thì tỏ ra rất thích thú và lân la đi hỏi bí quyết.Kiều Duyên bày tỏ: "Mình thấy củ cải đỏ thần tài đẹp quá chừng. Củ cải tròn to mà có màu đỏ rất đẹp mắt. Ngày tết mà chưng củ cải này chắc cả năm sẽ gặp nhiều may mắn, thành công. Mấy nay mình cũng đã nhắn tin hỏi xin bí quyết để trồng, nhưng giờ thì không kịp cho tết năm nay nên mình hỏi mua. Tìm hiểu thì mình thấy có một vài tiệm cây cảnh có bán củ cải đỏ thần tài, mình sẽ đặt mua về chưng tết".Cũng giống Duyên, Nguyễn Tấn Đức (29 tuổi), ngụ trên đường Nguyễn Xí, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, sẽ đặt mua củ cải đỏ thần tài để tết này "đổi vị" cây cảnh. Đức nói: "Mình cũng mới biết là có loại củ cải đỏ thần tài này. Không rõ vì sao được gọi là củ cải đỏ thần tài nhưng mình nhìn rất đẹp nên cũng muốn mua chưng thử. Hơn nữa năm nào cũng quất, cúc… nên năm nay đổi vị xem thế nào. Chưng tết vừa đẹp, vừa lạ mà cũng hay hay vì nghe cái tên là đã thấy có tài rồi".Chị Nguyễn Thị Thơm, ngụ tại Hải Phòng, được mọi người gọi là người khởi xướng và trồng thử củ cải đỏ thần tài này để chưng trong nhà. Chị Thơm là quản trị của một nhóm ủ rác hữu cơ bằng men vi sinh trên mạng xã hội, nhóm hoạt động rất sôi nổi. Thường chị Thơm sẽ giới thiệu những sản phẩm nào mang lại giá trị cao, hướng dẫn kỹ thuật trồng cho mọi người trên nhóm này.Chị Thơm cho biết từ năm ngoái, khi thấy củ cải đỏ thần tài rất đẹp nên chị bắt đầu trồng thử. Theo chị Thơm, người ta chủ yếu là trồng củ cải dài, khoảng 1-2 năm gần đây mới xuất hiện loại củ cải đỏ thần tài này, nhưng bình thường mọi người chỉ trồng ngoài ruộng để bán, vì nếu ăn cũng sẽ như các loại củ cải thông thường khác. Chị Thơm đã nâng cao được giá trị của củ cải này bằng cách trồng trong những chậu đẹp, chăm bón tỉ mỉ để cây có được củ to, tròn trịa, nhìn rất đẹp mắt. "Mình muốn nâng cao chất lượng sản phẩm trồng từ vườn sân thượng, không chỉ để ăn mà còn để trang trí. Thấy củ cải đỏ thần tài rất là đẹp, tròn trịa, thể hiện một phong thủy rất tốt cho một năm mới, lại có màu đỏ. Không những thế, cây có sức sống rất tốt, đặc biệt vào vụ thu đông ở miền Bắc thì trồng rất thuận. Vì thế mình bắt đầu trồng trong chậu, mang vào nhà để chưng, trang trí dịp tết. Mình cũng mang lên văn phòng để, mọi người thấy đều khen đẹp và rất thích", chị Thơm kể và cho biết khi chị chia sẻ lên mạng xã hội thì mọi người bắt đầu hỏi xin bí quyết và trồng theo rất nhiều.Về cái tên của loại củ cải này, chị Thơm cho rằng do có màu đỏ lại rất tròn trịa nên được gọi là thần tài. "Không những thế, củ cải nếu chưng vào ngày tết thì được ví như năm mới rước của cải vào nhà. Lại còn rất đỏ và tròn trịa thể hiện năm mới mọi việc sẽ được tròn trĩnh. Chính vì thế mà củ cải đỏ thần tài đang được rất nhiều người yêu thích và trồng để chưng dịp tết", chị Thơm chia sẻ.Năm nay chị Thơm trồng vài chục cây, chủ yếu để tặng bạn bè vì mọi người ai cũng thích.Chị Ngô Hương (ngụ tại P.Đa Mai, TP.Bắc Giang) cũng vì thấy chị Thơm trồng củ cải đỏ thần tài rất đẹp nên đã bắt đầu trồng.Chị Hương đã trồng từ tháng 10.2024 và giờ đã có được thành quả củ cải đỏ thần tài tuyệt đẹp. "Người ta hay bảo là trồng củ cải cho nhiều của cải. Hơn nữa chưng tết vừa đẹp, độc lạ mà thêm chút tài lộc cho năm mới", chị Hương chia sẻ.Theo chị Hương trồng củ cải đỏ không quá khó. Từ kinh nghiệm của mình chị Hương chia sẻ: "Chỉ cần đất trộn tơi xốp, giàu dinh dưỡng là chăm nhàn. Mình trộn đất, phân hữu cơ, chất cho tơi xốp đất rồi tưới ẩm ủ tầm 10 ngày. Thời gian đó ươm hạt ra vỉ. Ngâm ủ hạt 1 ngày, khi hạt nứt nanh thì đem gieo. Khi cây có 2 lá thật sẽ trồng vào chậu. Chăm cây tầm 1 tháng sau trồng là nhú củ. Thi thoảng rải bón ít phân viên 3T, phân Nhật. Bên cạnh đó, phải tỉa lá đều cho cây tập trung nuôi củ to, hạn chế sâu rệp. Và cũng đừng quên để củ to cây cần phải đủ nước, nhất là trồng chậu nhỏ. Nắng hanh như hiện tại cứ ngày 2 lần tưới ẩm cho cây. Không đủ nước lá sẽ bị rũ khi trưa và chiều nắng, củ sẽ nhỏ".Chị Thơm thì cho biết quan trọng nhất là khâu trộn đất ngay từ đầu, do củ cải trồng trong chậu nhỏ để trang trí nên đòi hỏi đất trồng phải đầy đủ chất thì củ mới phát triển được."Đất trồng khi trộn bao gồm mùn mía, mụn dừa để tạo độ tơi xốp cho đất, phân trùn quế, bột vỏ trứng và một thành phần không thể thiếu là nấm trichoderma để phòng nấm cho cây và một ít phân lân. Tất cả được trộn đều. Khi ươm cây con được khoảng 20 ngày thì cho vào chậu để trồng. Trong quá trình chăm cây thì tưới thêm đạm cá và dịch trứng sữa", chị Thơm cho biết.Chị Thơm cũng lưu ý cây này ưa nắng, khi mọi người trồng để chưng thì có thể tối để trong nhà, ban ngày lúc nào trời nắng nhất nên mang ra ngoài để cây quang hợp. Nếu để trong nhà suốt, cây sẽ rất yếu. Chị Thơm cũng cho biết củ cải thần tài đỏ có thể chưng từ tết đến khoảng tháng 4, khi cây ra hoa chị mới bỏ đi.