Xe máy điện 'Made in Indonesia' giá 59 triệu đồng, mỗi lần sạc di chuyển 125 km
Vào buổi chiều cuối năm 2024, không khí tại Trường đại học Fulbright (Q.7, TP.HCM) rất sôi động, bởi đây là lần đầu tiên nhiều sinh viên của trường đại học quốc tế danh tiếng này được chào đón và giao lưu với ông David Dương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty California Waste Solutions (CWS) và Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS). Với các bạn trẻ, câu chuyện về ông David Dương, một thanh niên Việt kiều từng phải đi lượm ve chai ở xứ sở cờ hoa, bị người đời thương hại, thậm chí khinh bỉ… đã quyết tâm khởi nghiệp từ rác với số vốn chỉ 700 USD, rồi trở thành tỉ phú, đã truyền cảm hứng, xen lẫn sự tò mò đối với họ.Điều hành buổi giao lưu là tiến sĩ Scott Fritzen, Hiệu trưởng Trường đại học Fulbright Việt Nam. TS Scott Fritzen là một học giả về chính sách công và là nhà lãnh đạo giáo dục danh tiếng của thế giới. TS Scott tập trung nghiên cứu và giảng dạy chính sách công và cải cách khu vực công của các nước, với trọng tâm là thiết kế chính sách chống tham nhũng và quản lý chiến lược trong khu vực công. Mối liên kết sâu sắc của ông đối với Việt Nam bắt đầu từ giữa những năm 1990, thông qua học bổng Fulbright. Không phải ngẫu nhiên mà Trường đại học Fulbright Việt Nam đã chọn nội dung chính trong buổi giao lưu với doanh nhân David Dương bằng một câu chủ đề hàm chứa nội dung: "Ông David Dương - Hành trình của sự khiêm nhường, kiên cường và cống hiến". Với chủ đề đó, trong không khí thân tình, cởi mở, ông David Dương đã khiêm nhường chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng về hành trình kiên cường vượt qua thử thách, bắt đầu từ con số 0 để đạt được thành công lớn tại xứ người. Trong khi đó, buổi đối thoại giữa TS Scott Fritzen cùng sinh viên trường mình với ông David Dương đã nêu bật các thành tựu minh chứng sống động cho sự cống hiến của vị doanh nhân tài ba này. Trong đó, tiêu biểu nhất là cam kết của Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty California Waste Solutions (CWS) và Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) trong việc bảo vệ môi trường, những nỗ lực và tâm huyết trong việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong thu gom và xử lý rác thải tại Việt Nam. Một trong những thông điệp rất thú vị tại buổi giao lưu này chính là các giá trị chung giữa Vietnam Waste Solutions và Trường đại học Fulbright Việt Nam trong việc hỗ trợ giáo dục, phát triển chương trình giảng dạy. Về phát triển giáo dục, hai bên cam kết góp phần thu hẹp khoảng cách giáo dục và tích cực hỗ trợ sinh viên thực hiện các dự án cộng đồng có ảnh hưởng. Về phát triển chương trình giảng dạy, Trường đại học Fulbright Việt Nam không ngừng nỗ lực làm phong phú chương trình giảng dạy với các môn học về môi trường và phát triển bền vững trong chuyên ngành phụ gồm: Kinh doanh, Chính sách và Xã hội. Chương trình này tích hợp các khía cạnh quan trọng về tính bền vững và lợi ích xã hội vào giáo dục kinh doanh và chính sách. Fulbright Việt Nam là trường đại học tích hợp phương pháp giảng dạy lấy sinh viên làm trung tâm và cách tiếp cận giáo dục khai phóng. Nhiều năm qua, Fulbright Việt Nam có các chương trình học bổng và hỗ trợ tài chính cho các sinh viên chăm chỉ học tập và có hoàn cảnh khó khăn. TS Scott Fritzen cho biết Trường đại học Fulbright Việt Nam chuẩn bị ra mắt chương trình học bổng tác động dành cho các sinh viên tương lai có tiềm năng trong lĩnh vực phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, phát triển đô thị bền vững và trách nhiệm xã hội. Học bổng này sẽ mở ra cơ hội để sinh viên phát triển các giải pháp đột phá và trở thành những nhà lãnh đạo trong lĩnh vực của mình."Đồng hành với nền giáo dục khai phóng của Trường đại học Fulbright Việt Nam, ông David Dương đã tích cực hỗ trợ khát vọng học tập của nhiều sinh viên thông qua các suất học bổng, đồng thời thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp trong việc nuôi dưỡng thế hệ kiến tạo tương lai tại Trường đại học Fulbright", TS Scott Fritzen thông tin thêm. Chia sẻ cùng Báo Thanh Niên, ông David Dương cho hay, Fulbright là trường đại học của Hoa Kỳ có mặt tại Việt Nam, trường có những chương trình dạy học rất tốt. Để giúp sinh viên Việt Nam học được những kiến thức tốt tại trường đại học danh tiếng này nhằm phục vụ cho quê hương, chúng tôi đã đồng ý tài trợ học bổng cho Trường đại học Fulbright với mong muốn góp thêm ngân sách để nhà trường hỗ trợ cho các sinh viên hiếu học, có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục theo học. "Hy vọng trong tương lai, khi các bạn sinh viên ra trường sẽ đem những kiến thức tốt, những điều hay để góp phần dựng xây quê hương, trở thành những người có ích cho xã hội, cho gia đình. Sinh viên được nhận học bổng sẽ do nhà trường xét chọn", ông David Dương nói. Ông David Dương cho biết cụ thể về chương trình học bổng này: "Tôi sẽ hỗ trợ 5 triệu USD (hiện đã đóng góp 1 triệu USD) vào quỹ học bổng của trường Fulbright. 4 triệu USD còn lại sẽ đóng góp theo mô hình đối xứng. Nếu Mạnh thường quân hỗ trợ với trường bao nhiêu thì chúng tôi sẽ đóng góp bấy nhiêu. Ví dụ như họ góp 500.000 USD, chúng tôi cũng góp 500.000 USD. Thậm chí họ góp 4 triệu USD, chúng tôi cũng sẽ góp ngay 4 triệu USD để học bổng đại học Fulbright có ngay 8 triệu USD. Như vậy nhà trường sẽ có gấp đôi số tiền số tiền tài trợ để giúp có thêm nhiều sinh viên được cấp học bổng. Cần nói thêm cho rõ hơn là trong số tiền 4 triệu USD học bổng mà tôi hứa sẽ thực hiện bằng mô hình đối xứng này, không thuộc tiền quyên góp từ các thành viên hội đồng của trường Fulbright. Đây cũng chính là mục đích của chúng tôi để kêu gọi thêm nhiều người cùng đóng góp vào quỹ học bổng của trường Đại học Fulbright". Bên cạnh học bổng, VWS luôn rộng cửa chào đón sinh viên Trường đại học Fulbright đến tham quan, học tập và tìm hiểu những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ môi trường, tái chế rác, công nghệ xử lý rác tại Khu Liên hợp xử lý chất thải Đa Phước thuộc VWS (H. Bình Chánh, TP.HCM). VWS cũng cam kết với Trường đại học Fulbright tất cả sinh viên ngành môi trường nếu ra trường chưa có việc làm đều có thể nộp hồ sơ làm việc tại công ty VWS.VIRESA công bố giải Vũ đạo thể thao giải trí đa môn
Đây là vấn đề thường gặp ở nam giới lớn tuổi. Các bệnh tuyến tiền liệt phổ biến là ung thư tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt và tăng sản tuyến tiền liệt lành tính. Các dấu hiệu cảnh báo tuyến tiền liệt đang có vấn đề gồm:
Phát hiện cách truy cập nhanh Gemini AI trên Google Chrome
Thịnh kể, giữa năm 2020, khi đang giữ chức phó giám đốc một khu resort, anh phải nghỉ việc để giảm bớt gánh nặng cho công ty bị ảnh hưởng dịch Covid-19. Trở về quê, anh quyết định khởi nghiệp trên chính ngôi nhà gia đình đang ở.Từ ngôi nhà cấp 4, anh Thịnh sửa chữa, tân trang lại nhiều thứ. Đồng thời, vay vốn đầu tư trang thiết bị phòng nghỉ, dụng cụ ăn uống chất lượng… để du khách trải nghiệm thoải mái nhất."Tôi lên kế hoạch cụ thể, tỉ mỉ và làm việc nghiêm túc. Người thân bạn bè thấy tôi tâm huyết nên mỗi người cho mượn một ít vốn, gom lại cũng hơn 100 triệu đồng. Có người cũng lo homestay không có khách, nhưng tôi có niềm tin sau khi hết dịch bệnh, du lịch Việt Nam mở cửa trở lại thì sẽ có khách quốc tế và khách nội địa", anh Thịnh kể.Tháng 10.2020, anh Thịnh xin được giấy phép kinh doanh homestay mang tên Maison du Pays de Bến Tre, với 4 phòng ngủ, sức chứa 10 - 14 khách. Để tạo nên vẻ đẹp homestay gắn với thiên nhiên, anh tự tay chọn lựa, bài trí từng góc nhỏ trong nhà. Trái ô môi, cây chổi bếp bằng rơm, cái nia bằng tre, ghế ngồi bằng cây, lu nước bằng sành… được anh kết lại với nhau tạo nên cảnh vật vùng quê yên bình, xanh mát.Đến với homestay của anh Thịnh, du khách được trải nghiệm nhiều hoạt động. Khách có thể học làm các loại bánh quê, cùng gia chủ nấu cơm nếp ăn kèm tép bạc đất rang nước cốt dừa; đạp xe ngắm cảnh miệt vườn. Chương trình trải nghiệm còn đưa du khách vào vườn hái bưởi, hái rau mang về homestay làm món ăn…Từ chỗ là vùng quê hẻo lánh, sau 3 năm hoạt động, giờ đây homestay của anh Thịnh trở thành điểm sáng thu hút khách du lịch. Anh còn kết nối với một số hộ dân lân cận, điển hình như anh Tám cho khách leo dừa thưởng thức nước dừa tươi; chú Chín Cường cho khách thưởng thức ca cao tươi... "Tôi luôn cố gắng kết nối các hộ dân để góp phần giúp bà con tạo ra sinh kế cho cuộc sống thêm ấm no, bình yên trên chính quê hương mình. Đặc biệt là tạo cân bằng giữa nông thôn và thành thị, giúp người dân thấy được tài nguyên bản địa và người trẻ như tôi tự tin khởi nghiệp bằng cách dùng nội lực sẵn có", anh Thịnh nói. Theo anh Thịnh, mùa khách cao điểm vào cuối tháng 10 năm trước đến hết tháng 4 năm sau. Khoảng thời gian này, homestay đón tiếp đa phần khách đến từ các nước châu Âu (khoảng 90% khách quốc tịch Pháp). Cuối tuần thì có đoàn khách nội địa, chủ yếu ở TP.HCM, Hà Nội... Công suất phòng mùa cao điểm đạt trên 70%, tạo công ăn việc làm cho hơn 10 - 20 hộ dân địa phương. Người dân liên kết để tạo ra chuỗi du lịch cộng đồng ngày càng chuyên nghiệp. Hiện, anh Thịnh đang xây dựng mô hình du lịch cộng đồng và trao quyền lại cho người dân để cùng phát triển. Ngoài khởi nghiệp làm du lịch, anh Thịnh còn viết sách về ẩm thực quê hương để quảng bá đến độc giả và du khách. Mỗi dịp cuối tuần, anh và cùng hàng xóm làm các món ngon gửi bán ở TP.HCM nhằm tôn vinh sản vật bản địa và giữ mối liên kết với du khách đã từng đến trải nghiệm hoặc chưa.
Đội đầu tiên giành vé vào chơi play-off khu vực Duyên hải miền Trung là đội Trường ĐH Thể dục thể thao (TDTT) Đà Nẵng. Đoàn quân của HLV Trần Trung Kiên có thành tích toàn thắng sau 2 trận, khi lần lượt đánh bại đội Trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Hàn - ĐH Đà Nẵng (tỷ số 3-1) và đội Trường ĐH Luật - ĐH Huế (tỷ số 2-0).Ở mùa 2024, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng đã giành vé dự vòng chung kết toàn quốc ngay trong lần đầu tiên tham dự giải đấu. Và đến mùa giải năm nay, đội bóng từ trường chuyên ngành thể thao này cũng được xem là ứng viên sáng giá cho 1 trong 2 suất dự vòng chung kết của khu vực Duyên hải miền Trung.Trong khi đó, đội Trường CĐ FPT Polytechnic cũng có màn tái xuất ấn tượng ở lần thứ 2 tham dự giải đấu (lần đầu vào năm 2023). Thầy trò HLV Trần Hữu Đông Triều thi đấu chắc chắn và đã giành được 4 điểm sau 2 trận: thắng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng 1-0, hòa 0-0 với đội ĐH Huế.Cùng với đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng, đội Trường CĐ FPT Polytechnic là đội bóng ghi danh vào vòng play-off sớm nhất, khi vòng đấu nhóm mới trải qua 2 lượt trận.Đội ĐH Huế ra quân từ lượt trận thứ 2, khởi đầu khá chật vật khi may mắn mới có thể cầm hòa được Trường CĐ FPT Polytechnic với tỷ số 0-0. Đến lượt trận cuối diễn ra sáng 10.1, đội ĐH Huế buộc phải giành chiến thắng mới có thể đi tiếp. Nhà vô địch mùa giải 2023 đã thể hiện được bản lĩnh và chơi một trận đấu mãn nhãn để đánh bại đội Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng với tỷ số 5-0, qua đó giành vé vào vòng trong.Đội ĐH Duy Tân cũng đi tiếp với thành tích bất bại, giành 4 điểm sau 2 trận. Đại diện của Đà Nẵng thắng đội Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế 2-0, hòa đội Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế 1-1.Vòng play-off diễn ra vào ngày 12.1, có 2 trận đấu: đội ĐH Duy Tân (nhất nhóm 1) gặp đội ĐH Huế (nhất nhóm 3) vào lúc 13 giờ, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng gặp đội Trường CĐ FPT Polytechnic vào lúc 15 giờ.Hai đội bóng giành chiến thắng ở 2 trận play-off sẽ giành suất đại diện khu vực Duyên hải miền Trung tranh tài tại vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO diễn ra tại sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng từ ngày 1.3.Vòng loại khu vực Duyên hải miền Trung (bảng B) có 9 đội bóng tham gia tranh tài, gồm: Trường ĐH Công nghệ thông tin & Truyền thông Việt Hàn – ĐH Đà Nẵng, ĐH Duy Tân, ĐH Huế, Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế, Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế, Trường ĐH Luật - ĐH Huế, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng, Trường CĐ FPT Polytechnic. 9 đội được chia đều vào 3 nhóm, đá vòng tròn 1 lượt để tính điểm và xếp hạng. 3 đội nhất nhóm cùng 1 đội nhì có thành tích tốt nhất sẽ góp mặt ở vòng play-off.
Ô tô mới đời cũ tồn kho 'đại hạ giá', có nên mua?
Trưa 25.2, đại diện Công an tỉnh Lai Châu cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Minh Bảo (44 tuổi, trú P.Mường Thanh, TP.Điện Biên Phủ, Điện Biên) về tội vu khống.Bị can Trần Minh Bảo được cho tại ngoại nhưng cấm đi khỏi nơi cư trú trong quá trình điều tra.Theo tài liệu điều tra, ông V.X.H là thẩm phán của Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu, từng làm chủ tọa phiên tòa sơ thẩm mà Bảo là người khởi kiện.Bị can Bảo sau đó đã làm đơn tố cáo ông H. với những thông tin không đúng sự thật nhằm bôi nhọ danh dự, uy tín và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân ông H. cũng như ảnh hưởng đến cơ quan tòa án tỉnh Lai Châu.Nhận đơn tố cáo của ông H, Công an tỉnh Lai Châu đã xác minh và xác định vụ án hành chính do Bảo khởi kiện được tòa án nhân dân các cấp thụ lý, đưa ra xét xử khách quan, đúng quy định và tuyên bác đơn khởi kiện của Bảo. Cạnh đó, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng từ chối kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm vụ việc của Bảo, do không có căn cứ.Tuy nhiên, bị can Bảo vẫn cố tình soạn đơn và tiếp tục gửi các cơ quan có thẩm quyền tố cáo, nêu những nội dung bịa đặt, sai sự thật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của cá nhân, tổ chức liên quan.Công an tỉnh Lai Châu cho hay, việc tố cáo sai sự thật của bị can Bảo dẫn đến thời gian bổ nhiệm lại đối với ông H. bị kéo dài, ảnh hưởng đến quyền lợi về chế độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp chức vụ, phụ cấp công vụ và bảo hiểm y tế của ông H. cũng như ảnh hưởng đến công tác cán bộ, công tác lãnh đạo quản lý điều hành Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu.