Lãi suất cho vay mua nhà ở Mỹ cao nhất kể từ năm 2000
Khi nước sạch ở trung tâm thương mại thuộc khu R trong khu đô thị Goldmark City (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bị cắt kéo dài gần 1 tháng, chị Nguyễn Thị Hoa (tên đã thay đổi theo đề nghị của nhân vật) - phụ trách một cơ sở mầm non ở khu R, bức xúc khi thấy cơ sở và hàng trăm trẻ nhỏ bị đưa ra làm "con tin" trong cuộc tranh chấp giữa chủ đầu tư và ban quản trị các tòa nhà.Chị Hoa cho biết, với trường mầm non, vệ sinh an toàn thực phẩm là điều phải được thực hiện rất nghiêm ngặt. Kể từ khi nước sạch bị cắt, phía trường mầm non phải mua nước bình để nấu nướng, phục vụ nhu cầu về sinh hoạt hàng ngày cho hàng trăm trẻ nhỏ. Riêng nước sạch tạm thời do phía chủ đầu tư khu đô thị Goldmark City cung cấp bằng xe bồn thì không dám nấu nướng để đảm bảo vệ sinh tuyệt đối cho trẻ.Cuộc tranh chấp về phí dịch vụ giữa chủ đầu tư và ban quản trị lên đỉnh điểm khi ngày 21.1 vừa qua, phía ban quản trị đã cắt nước nhiều khu trung tâm thương mại ở khu R. Ban quản trị lý giải, vì tính chất vụ việc phức tạp nên chỉ có biện pháp duy nhất đủ sức buộc chủ sở hữu nhanh chóng hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thanh toán phí dịch vụ là tạm ngừng cung cấp dịch vụ đối với khu trung tâm thương mại và hầm xe của chủ đầu tư.Động thái cắt nước bị chính quyền sở tại nhận định là "biện pháp cực đoan" và liên tục ra văn bản đề nghị phía ban quản trị cấp nước trở lại nhưng đều không có kết quả."Chúng tôi mắc kẹt ở giữa và trở thành nạn nhân. Ban quản trị thì sử dụng trường học làm "con tin" để uy hiếp chủ đầu tư. Và tôi thấy ban quản trị quá coi thường chính quyền khi ra thông báo đề nghị mà vẫn không cấp nước trở lại", chị Hoa bày tỏ.Những năm gần đây, tình trạng mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và ban quản trị, thậm chí giữa ban quản trị với cư dân diễn ra ngày càng phổ biến.Hồi tháng 8.2023, tại chung cư Golden Land ở 275 Nguyễn Trãi (Q.Thanh Xuân, Hà Nội), cư dân tố ban quản trị có dấu hiệu gây thất thoát hàng chục tỉ đồng khi cải tạo, thông hút bể phốt, thay điều hòa…, thậm chí còn có dấu hiệu chi sai quỹ bảo trì. Khi cư dân làm đơn tố cáo với chính quyền thì ban quản trị quay ra tấn công cư dân bằng những lời lẽ, hành động thiếu chuẩn mực. Cuộc chiến đến nay vẫn chưa có hồi kết.Còn tại TP.HCM, hồi tháng 5.2024, sự lộng quyền của Ban quản trị chung cư 24AB (ở Q.Bình Thạnh) còn thể hiện bằng việc không thực hiện quyết định của tòa án. Theo đó, khi thấy ban quản trị thiếu minh bạch trong sử dụng quỹ bảo trì, chị Lưu Thị Thu Trang (chủ căn hộ A9.4) đã phản đối bằng cách ngừng đóng quỹ bảo trì hàng tháng. Sau đó, chị Trang bị cắt nước sinh hoạt nên nộp đơn khởi kiện ra tòa án.Ngay sau đó, TAND Bình Thạnh ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, khi cán bộ chi cục thi hành án đến làm việc để thực hiện quyết định của tòa thì đại diện ban quản trị không chấp nhận mở nước trở lại cho chị Trang.Ông Nguyễn Thế Điệp, Ủy viên Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, cho rằng câu chuyện ban quản trị lộng quyền là một hiện tượng mà cơ quan chức năng cần phải vào cuộc "dập ngay", tránh tạo tiền lệ xấu và thành điểm nóng.Theo ông Điệp, quyền hạn của chủ đầu tư ra sao, của ban quản trị như thế nào đều đã được quy định rất rõ trong luật Kinh doanh bất động sản và luật Nhà ở. Và khi xảy ra tranh chấp, các bên cần ngồi lại cùng nhau thỏa thuận. Khi không đạt kết quả thì khởi kiện ra tòa là các ứng xử văn minh. "Tất nhiên có trường hợp chủ đầu tư ứng xử "không chuẩn" nên ban quản trị thay mặt người dân đấu tranh là đúng, không sai. Nhưng ngược lại cũng có 1 số ban quản trị lộng hành", ông Điệp nói.Đặc biệt, ông Điệp cho rằng, khi chưa rõ đúng sai mà ban quản trị lại có hành vi cắt điện, cắt nước thì chính quyền phải vào cuộc. Bởi lẽ, điều này liên quan đến an sinh xã hội, đời sống của người dân trong khu vực."Giờ tranh chấp xảy ra giữa ban quản trị và chủ đầu tư rất nhiều. Nhưng mọi tranh chấp đều có căn cứ, văn bản hướng dẫn xử lý. Dù ban quản trị có đấu tranh thì cũng phải đúng quy định của pháp luật. Khi phát hiện ban quản trị lộng quyền, cơ quan chức năng phải vào cuộc xử quyết liệt, dứt điểm", ông Điệp nêu quan điểm.Liên quan vụ việc xảy ra ở khu đô thị Goldmark City, mới đây, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị liên quan xử lý triệt để vi phạm, tranh chấp có dấu hiệu tạo thành điểm nóng xảy ra giữa chủ đầu tư, ban quản trị các tòa nhà.Đặc biệt, người đứng đầu chính quyền thành phố còn giao Công an TP.Hà Nội chỉ đạo nắm bắt tình hình, tình trạng tổ chức, cá nhân tự ý cắt điện, cắt nước sinh hoạt trên địa bàn; chủ trì nghiên cứu, tham mưu cho UBND TP.Hà Nội chế tài xử lý.Đi nước ngoài mua ngoại tệ ở đâu?
Trưa 28.2, tức đúng 1 ngày trước cuộc đại chiến, CLB Bình Phước thông báo chia tay HLV Nguyễn Anh Đức. Đại diện đội bóng cho biết chiến lược gia quê Bình Dương xin từ chức, bất chấp ban lãnh đạo mong muốn 2 bên tiếp tục đồng hành. Đây là quyết định rất bất ngờ với giới chuyên môn bởi sau trận thua 0-1 trước CLB Ninh Bình ở vòng 9 giải hạng nhất mùa này, HLV Anh Đức vẫn tỏ ra lạc quan, khẳng định rằng cuộc đua vẫn chưa kết thúc và ông cùng các học trò sẽ chiến đấu hết mình.Rất có thể, CLB Bình Phước sẽ chiêu mộ một HLV đẳng cấp hơn, có bản thành tích ấn tượng hơn. Tuy nhiên, việc chia tay HLV Anh Đức ở thời điểm quá nhạy cảm này mang đến nỗi lo lắng cho người hâm mộ đội bóng. CLB Bình Phước đang rất cần một chiến thắng để vực dậy tinh thần vốn bị ảnh hưởng phần nào sau thất bại trước CLB Ninh Bình. Một HLV mới khó lòng tạo ra sự khác biệt ngay lập tức, trong khi đó, HLV Anh Đức đã là người đồng hành cùng đội bóng từ những ngày đầu. Ông hiểu từng điểm mạnh, điểm yếu của các cầu thủ để đưa ra những phương án sử dụng nhân sự, chiến thuật tối ưu nhất, nhằm hướng đến chiến thắng trước đối thủ cạnh tranh là CLB PVF-CAND. Một điểm đáng lo nữa với CLB Bình Phước là khả năng ra sân của Công Phượng vẫn còn đang bỏ ngỏ. Anh dính chấn thương căng cơ khép đùi trong trận gặp CLB Đồng Nai ngày 19.1, cần khoảng 1 tháng để bình phục hoàn toàn. Điều đó có nghĩa là nếu giai đoạn hồi phục diễn ra suôn sẻ, tiền đạo quê Nghệ An sẽ trở lại ở cuộc chạm trán đội PVF-CAND. Tuy nhiên, đến giờ thì Công Phượng lẫn CLB Bình Phước vẫn chưa cho thấy tín hiệu về việc mình sẵn sàng thi đấu. Nếu tiền đạo này không góp mặt, khó khăn dành cho CLB Bình Phước sẽ là rất lớn bởi đội bóng này đang rất thiếu một cầu thủ có thể kéo bóng, dẫn dắt lối chơi, tạo đột biến… Vắng Công Phượng, những tiền đạo giỏi, dày dạn kinh nghiệm thi đấu tại V-League như Lê Thanh Bình, Hồ Tuấn Tài cũng chẳng có cơ hội nào để được dứt điểm. Điều này được thể hiện trong trận thua CLB Ninh Bình. Rõ ràng, bài toán phụ thuộc vào Công Phượng vẫn đang chưa có lời giải. Bên kia chiến tuyến, phong độ của CLB PVF-CAND cũng đang rất ấn tượng với chuỗi 4 trận thắng liên tiếp, trong đó có 3 trận giữ sạch lưới, ghi 6 bàn thắng và chỉ để lọt lưới 1 lần. Trong đó, người góp công lớn là tiền vệ Martin Lò với 1 bàn thắng, 2 kiến tạo. Đây là nhân tố mà CLB Bình Phước cần phải đặc biệt dè chừng. Ngoài ra, CLB PVF-CAND còn có sự gắn kết khi sử dụng một loạt cầu thủ trẻ, chơi bóng với nhau khi còn nhỏ. Trong bối cảnh CLB Ninh Bình có sức mạnh vượt trội, dẫn đầu bảng với 10 trận thắng sau 10 trận và chưa cho thấy dấu hiệu chững lại, CLB Bình Phước và PVF-CAND, 2 đội đang có cùng 20 điểm, cần tính toán đến việc cạnh tranh vị trí thứ 2, tương đương với suất đá play-off thăng hạng với đội bóng đứng áp chót tại V-League. Vì thế, đội bóng xứ hạt điều cần phải nỗ lực hết mình để vực dậy tinh thần, nhất là sau khi chia tay HLV Anh Đức. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng. Vói tính chất quan trọng của một trận đấu ảnh hưởng đến tấm vé đá trận play-off, VAR sẽ được áp dụng trong cuộc đối đầu giữa CLB Bình Phước và PVF-CAND. Đây là trận thứ 2 VAR được áp dụng ở giải hạng nhất, sau trận đấu giữa CLB Bình Phước và Ninh Bình trên sân Bình Phước.Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Giải bóng rổ VBA 2023: Cantho Catfish có chiến thắng đầu tiên
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 01/2025 bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 78/2010 ngày 30.11.2010 về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế. Theo đó, Chính phủ bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 78/2010. Như vậy, hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống không còn được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng như quy định hiện hành. Quyết định trên có hiệu lực từ ngày 18.2. Quy định mới được đưa ra sẽ giúp ngăn chặn làn sóng hàng giá rẻ từ các nước ồ ạt xâm nhập vào thị trường Việt Nam, nhất là theo chân các sàn thương mại điện tử bùng nổ gần đây. Điều đó khiến cho hàng hóa sản xuất trong nước không thể cạnh tranh, nhà nước thất thu thuế. Các chuyên gia kinh tế và đại biểu Quốc hội đều đồng tình cho rằng đã đến lúc Việt Nam phải bỏ quy định miễn thuế cho hàng nhập khẩu có giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống đã được ban hành cách nay hơn 14 năm.Trước đó, báo cáo từ Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội dẫn số liệu của Tổng công ty CP Bưu chính viễn thông cho biết, tại thời điểm tháng 3.2023, có trung bình 4 - 5 triệu đơn hàng/ngày được vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam. Giá trị mỗi đơn hàng được chia nhỏ từ 100.000 - 300.000 đồng; hằng ngày trung bình có khoảng 45 - 63 triệu USD, một tháng khoảng 1,3 - 1,9 tỉ USD giá trị hàng hóa được luân chuyển qua các sàn thương mại điện tử. Ước tính theo số liệu nói trên, bình quân mỗi ngày có hơn 1.000 tỉ đồng hàng giá rẻ được nhập khẩu thì tiền thuế giá trị gia tăng (10%) và thuế nhập khẩu (giả sử bình quân 5%) thì mỗi năm nhà nước đã thất thu hơn 50.000 tỉ đồng.
Ngày 10.1, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại hình ảnh đèn giao thông tại một giao lộ mất tín hiệu. Nhiều tài xế ô tô không dám lái xe vượt qua giao lộ này vì mức phạt vượt đèn đỏ theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP từ 18 - 20 triệu đồng.Theo hình ảnh trong clip, dòng phương tiện ô tô, xe tải, xe khách, container nối đuôi nhau xếp hàng dài trên đường. Nhiều tài xế xuống xe đứng chờ vì kẹt xe không thể di chuyển.Trong khi đó, trên làn xe máy nhiều người xuống xe dẫn bộ phương tiện để di chuyển qua giao lộ.Qua tìm hiểu, vụ việc xảy ra tại giao lộ quốc lộ 22 - Giáp Hải (trước cổng Bến xe Củ Chi, H.Củ Chi) vào khoảng 9 giờ 30 cùng ngày.Chia sẻ với Báo Thanh Niên, một tài xế tên T. cho biết, hơn 9 giờ cùng ngày, anh lái ô tô đến giao lộ trên, phát hiện trụ đèn tín hiệu giao thông không hiển thị đèn. Anh và nhiều tài xế khác không dám vượt qua giao lộ. Các phương tiện sau đó ùn ứ lại, gây kẹt xe nghiêm trọng nhiều km trên quốc lộ 22.Anh T. cho hay đã gọi điện phản ánh với tổng đài 1022 tình trạng trên và dùng điện thoại quay clip lại làm bằng chứng trước khi lái xe rời đi.Cũng theo anh T., do mức phạt hiện nay là khá cao nên chỉ một vài tài xế như anh khi quay clip lại làm bằng chứng rồi lái xe qua giao lộ, nhưng nhiều tài xế khác dừng đậu phía sau xe anh không dám di chuyển, tiếp tục dừng xe trên đường.Cũng theo anh T., anh dừng xe gần 10 phút tại giao lộ này nhưng không thấy CSGT đến điều tiết phân luồng, khiến nhiều người tham gia giao thông bức xúc.Liên quan vụ việc này, trao đổi với Báo Thanh Niên, một cán bộ Trạm CSGT Tây Bắc cho biết, đèn giao thông sáng nay trước cổng Bến xe Củ Chi bị hư (mất điện) nên xảy ra vụ việc. Đơn vị đã phối hợp các bên liên quan khắc phục sự cố, phân luồng giao thông ngay sau đó. Đến thời điểm hiện tại giao thông đã trở lại bình thường.
Truy thăng quân hàm thiếu tá cho phi công Su-22 hy sinh
Hoa là một trong những mặt hàng được nhiều người lựa chọn để làm quà tặng trong những dịp lễ đặc biệt, trong đó có Ngày Quốc tế phụ nữ 8.3.