Nhan sắc, vóc dáng như thanh nữ 20 nhờ bí quyết rèn luyện thể thao, tập Yoga
Ngày 4.2, tại Hà Nội, Bộ Công thương tổ chức lễ ký kết bàn giao và tiếp nhận Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 giữa Công ty TNHH Năng lượng Mê Kông và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hoàng Long tham dự.Bắt đầu vận hành thương mại từ ngày 4.2.2005, sau hơn 20 năm khai thác, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đã kết thúc thời hạn vận hành theo quy định tại hợp đồng BOT để chuyển giao cho phía Việt Nam. Trong đó, EVN là đơn vị đại diện tiếp nhận để tiếp tục vận hành, khai thác.Theo Bộ Công thương, từ khi đi vào vận hành đến nay, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đã cung cấp hơn 90 tỉ kWh lên lưới điện quốc gia, góp phần đảm bảo nguồn điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và các tỉnh, thành phía nam nói chung.Sau khi được EVN tiếp nhận, dự kiến mỗi năm nhà máy này sản xuất, đóng góp khoảng 4,6 tỉ kWh điện năng cho hệ thống điện quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và ổn định hệ thống điện, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.Trước đó, vào lúc 0 giờ 00 ngày 4.2, Công ty EPS (đơn vị trực thuộc Tổng công ty Phát điện 3 - CTCP) đã chính thức tiếp quản công tác vận hành bảo dưỡng sửa chữa Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 theo hợp đồng dịch vụ cho EVN.Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 là dự án BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) đầu tiên tại Việt Nam được cấp phép thông qua đấu thầu quốc tế và được tài trợ hoàn toàn bởi các nhà đầu tư nước ngoài.Dự án được thành lập từ một tổ hợp các tập đoàn thương mại và năng lượng, gồm: EDF (Pháp), Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản), JERA (Nhật Bản), được vận hành bởi Công ty TNHH Năng lượng Mê Kông.Nhà máy nằm trong Trung tâm Điện lực Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có tổng công suất 715 MW với công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp.Ở thời điểm đầu tư, dự án có tổng vốn 400 triệu USD, trong đó 25% vốn được tài trợ từ các cổ đông và 75% vốn được tài trợ bởi các ngân hàng và định chế tài chính như: Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức Xúc tiến và tham gia hợp tác kinh tế (PROPARCO).Theo lãnh đạo EVN, với vị trí xây dựng mang tính chiến lược cho lưới điện quốc gia, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện quốc gia, góp phần đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của các tỉnh phía nam xét trên cả khía cạnh công suất và điện năng.Highlights VBA 2023: Ho Chi Minh City Wings thắng kịch tính Thang Long Warrios
Theo GS Celeste Saulo, khí hậu và thời tiết ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực, điển hình như hệ thống năng lượng tái tạo gió, mặt trời, thủy điện; sản xuất nông nghiệp; thủy sản; giao thông; y tế. Thông tin thời tiết và khí hậu hỗ trợ phát triển kinh tế.
Những điều cần làm trước khi cập nhật điện thoại Samsung lên One UI 6.1
Với việc Amir Williams làm chủ không gian dưới rổ, CLB Ho Chi Minh City Wings thường xuyên dùng đường chuyền dài vượt tuyến để các tiền phong ghi điểm chớp nhoáng. Mũi nhọn Jeremy Smith có 9 điểm liên tiếp chỉ sau 5 phút khai cuộc. 2 đội giữ thế cân bằng cho đến khi tay ném Nguyễn Huy Hoàng, chàng sinh viên sinh năm 2001 của Hanoi Buffaloes liên tục tỏa sáng với các pha ném thành công ở vạch 3 điểm giúp Hanoi Buffaloes dẫn trước 48-40 sau 2 hiệp đầu.
Chiếc vạc hiện đang được bảo quản tại trụ sở UBND xã Châu Thuận (H.Quỳ Châu, Nghệ An). Vạc được đúc bằng đồng đỏ, chu vi miệng vạc 2,4 m, cao 45 cm, nặng khoảng 30 kg. Ông Vi Ngọc Duyên (65 tuổi), nguyên Chủ tịch UBND xã Châu Thuận, cho biết chiếc vạc này được đúc vào khoảng thế kỷ 15. Ông Vi Ngọc Duyên cho hay, câu chuyện về chiếc vạc được truyền miệng từ nhiều đời, gắn với lịch sử của vùng đất này. Câu chuyện có nhiều chi tiết xác thực nên ông đã chép lại để dễ lưu truyền. Châu Thuận từng được gọi là Mường Chai và do một phụ nữ tên là bà Chai cai quản. Khi bà Chai già yếu, giặc cướp đến phá phách, quấy nhiễu dân bản nên bà đã cho người đi mời Tạo Noong ở vùng Châu Bình (H.Quỳ Châu) về đuổi giặc. Tạo Noong về, đuổi được giặc cướp, Mường Chai an vui trở lại. Từ đó, dân ở nhiều nơi kéo về đây sinh sống, tạo nên vùng đất trù phú. Nhưng, ỉ mình có công, Tạo Noong trở nên hung bạo, tự đặt ra nhiều luật lệ trái với đạo lý khiến dân mường oán thán như: hàng ngày bắt cúng của ngon vật lạ cho Tạo, con gái trong mường trước khi về nhà chồng phải đến ngủ với Tạo 3 đêm, con gái mường khác về làm dâu đất Mường Chai cũng vậy. Bà Chai muốn trừ Tạo Noong nhưng Tạo Noong quá giỏi võ, sức khỏe lại phi thường nên không biết làm cách nào. Bà phái người thân tín qua đất Thanh Hoá tìm người giỏi, mời về để chế ngự Tạo Noong. Người Mường Chai đã tìm và mời được Cầm Bá Hiệu (còn gọi là Tạo Nọi) ở H.Thường Xuân, Thanh Hoá về. Bà Chai biết Tạo Nọi rất giỏi võ nên sai dân mường làm lễ tế trời để đón Tạo Nọi và nhân cơ hội này giả vờ làm lễ kết huynh đệ giữa Tạo Noong và Tạo Nọi để trừ khử Tạo Noong. Để nấu nguyên con trâu làm vật tế lễ thần linh cần một chiếc vạc lớn. Người dân Mường Chai lúc đó không có vạc. Tạo Nọi đã cho người về quê ở Thanh Hóa mang theo chiếc vạc của dòng họ đến Mường Chai. Sau khi làm thịt trâu tế lễ thần linh, Tạo Noong bị Tạo Nọi và trai tráng vây đánh chết. Chiếc vạc đồng này từ đó trở thành vật thiêng gắn với đời sống của người Mường Chai. Chiếc vạc này chỉ được đưa ra dùng mỗi khi Mường Chai có việc tế lễ và được bảo quản ở nhà cộng đồng vì ai mang về cất giữ thì gia đình đó đều bất ổn. Ông Duyên cũng cho biết, chiếc vạc này đã bị nhiều lần mất trộm, nhưng sau đó kẻ trộm đều phải mang trả. Lần mất trộm gần nhất cách đây hơn 20 năm, chiếc vạc này được cất giữ tại trường mầm non của xã thì bị mất. Không lâu sau đó, một người dân ở H.Diễn Châu, Nghệ An (cách xã Châu Thuận khoảng 120 km) mang vạc đến trả và tự nhận là người đã lấy trộm chiếc vạc. "Anh ta kể sau khi đưa vạc về nhà thì đêm khuya cứ nghe tiếng khóc than rất thê lương phát ra từ chiếc vạc. Mấy đêm liền như thế, anh ta sợ quá, phải mang vạc đến trả và thú nhận mình là kẻ trộm. Câu chuyện này tôi được chứng kiến", ông Duyên kể. Sau nhiều năm gửi tại Trường mầm non Châu Thuận, năm 1994, chiếc vạc được đưa về bảo quản tại trụ sở UBND xã Châu Thuận. Người dân Mường Chai hàng năm tổ chức lễ tế Thần Trời vào ngày 23 tháng Chạp (ngày ông Táo về trời) và ngày mừng lúa mới vào tháng 9. "Chiếc vạc chỉ được sử dụng để nấu thịt trâu tế lễ, ngoài ra không dùng bất cứ vaog việc gì khác vì đã từng có người mang sử dụng việc riêng liền xảy ra chuyện không lành", ông Duyên nói. Ông Duyên kể: Có lần, ông Vi Quý An, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Châu Thuận mang vạc ra hứng nước mưa. Đang hứng bất ngờ một phần mái nhà sập xuống làm gãy mất 1 quai vạc. Từ đó, không ai dám mang vạc sử dụng việc gì khác. Bà Lữ Thị Mai, Chủ tịch UBND xã Châu Thuận, cho biết chiếc vạc này đã gắn bó với lịch sử của vùng đất này nên nó trở nên rất thiêng liêng. Không chỉ là một cổ vật, chiếc vạc được xem như là linh hồn của vùng đất này. Chuyện chiếc vạc đồng ở vùng đất Châu Thuận, nơi có di chỉ khảo cổ học nổi tiếng hang Thẳm Ồm khiến cho nó trở nên kỳ bí hơn. Thẳm Ồm là nơi đầu tiên ở nước ta phát hiện được di cốt răng hóa thạch của người vượn, kèm theo công cụ lao động. Hang đã được 2 nhà địa chất và khảo cổ người Pháp E.Saurin và M.Colani khảo sát từ những năm 1930 và khai quật năm 1975.
Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS
Sáng sớm hôm nay, nhiều người dân cảm thấy trời trở lạnh bất thường dù đang giữa tháng 2. Nguyên nhân do ảnh hưởng không khí lạnh cường độ mạnh ở phía bắc tăng cường khuếch tán sâu xuống Nam bộ. Kèm theo nhiệt độ thấp khoảng 20 - 21 độ C là gió đông bắc hoạt động mạnh và liên tục; sự kết hợp giữa nhiệt độ thấp và gió mạnh khiến nhiều người có cảm giác lạnh hơn bình thường. Nhiều người ra đường vào sáng sớm đều phải mặc thêm áo ấm. Tuy nhiên, nhiệt độ được cải thiện nhanh khi mặt trời xuất hiện và đến sau 8 giờ sáng mức nhiệt tăng thêm 2 độ lên 23 độ C.Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết: Tại TP.HCM, nhiệt độ thấp nhất vào sáng nay là 20,5 độ C (tại trạm Nhà Bè), còn trên khu vực Nam bộ, nhiệt độ thấp nhất là 17,6 độ C tại Tà Lài (Đồng Nai). Nhiều nơi khác ở miền Đông cũng ghi nhận mức nhiệt dưới 20 độ C như: Phước Long (Bình Phước) là 19,5 độ C, Long Khánh (Đồng Nai) 18,4 độ C, Biên Hòa (Đồng Nai) là 19,6 độ C và Trị An (Đồng Nai) là 19,5 độ C. Dự báo trong ngày hôm nay, vùng biển TP.HCM có gió đông bắc mạnh cấp 6 - 7 giật cấp 8 - 9, biển động mạnh. Thời tiết có mưa rào và giông rải rác, trong cơn giông đề phòng có lốc xoáy.Không khí lạnh sẽ tiếp tục khuếch tán, làm nhiệt độ Nam bộ và TP.HCM trong một vài ngày tới tiếp tục duy trì mức thấp. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 20 - 22 độ C và cao nhất từ 32 - 33 độ C. Do gió mùa đông bắc hoạt động mạnh mang mưa giông từ biển vào nên từ ngày 10 - 13.2, có khả năng xuất hiện mưa trái mùa rải rác với lượng nhỏ. Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, không khí lạnh tiếp tục tăng cường và ảnh hưởng đến một số nơi ở nam Trung bộ. Còn khu vực Bắc bộ và bắc Trung bộ trời tiếp tục rét đậm, rét hại. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ; ở khu vực bắc Trung bộ phổ biến 11 - 13 độ C, ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 14 - 17 độ C. Khu vực Hà Nội, nhiệt độ thấp nhất phổ biến 10 - 12 độ C.