Chàng trai bất ngờ nổi tiếng vì nhặt được huy chương của cầu thủ U.22 Thái Lan
Bất chấp những biến động khó đoán định, kinh tế Việt Nam năm 2024 tiếp tục được duy trì ổn định, tăng trưởng GDP đạt 7,09%, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng tăng 3,69% so với cùng kỳ. Đây là tiền đề tạo đà tăng tốc trong năm 2025, hoàn thành cao nhất các mục tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.Bám sát tiến trình phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế, năm vừa qua, bất động sản cũng ghi nhận nhiều chỉ số ấn tượng. Theo báo cáo của Cục thống kê TP.HCM, doanh thu kinh doanh bất động sản năm 2024 ước đạt 282.134 tỉ đồng, tăng 7,9% so với năm 2023.Tính chung cả năm 2024, toàn thị trường ghi nhận hơn 47.000 giao dịch thành công, tương đương tỷ lệ hấp thụ đạt 72%, cho thấy niềm tin của người mua nhà đã quay trở lại tìm kiếm cơ hội an cư, đầu tư.Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), năm 2025, thị trường sẽ theo đà để bắt đầu một chu kỳ tăng trưởng mới với nhiều động lực, gồm khung pháp lý hoàn thiện, lãi suất duy trì ở mức thấp và cơ sở hạ tầng được đầu tư mạnh.Cụ thể, ngày 1.8.2024 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của thị trường bất động sản khi luật Đất đai, luật Nhà ở, luật Kinh doanh bất động sản đồng loạt có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý vững chắc, tháo gỡ các điểm nghẽn, thúc đẩy sự phát triển bền vững, minh bạch.Về lãi suất, trong năm 2024, Ngân hàng Nhà nước duy trì lãi suất điều hành ở mức thấp, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Bước sang tháng 1.2025, lãi suất cho vay mua nhà tại các ngân hàng khối Big4 và nhóm ngân hàng tư nhân có xu hướng giảm, dao động quanh mức 5,5 - 7,5%, tạo điều kiện để người mua nhà tiếp cận dễ dàng tiếp cận vốn vay.Việc tập trung đẩy mạnh hệ thống cơ sở hạ tầng cũng là yếu tố thúc đẩy bất động sản tăng trưởng. Giai đoạn 2021 - 2025, TP.HCM ưu tiên triển khai 59 dự án giao thông với tổng ngân sách lên đến 231.000 tỉ đồng. Các tuyến trọng điểm như Metro số 1, sân bay Long Thành, cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, Vành đai 3, Vành đai 4… đều đang được xúc tiến hoàn thiện, tăng tính kết nối liên vùng, nâng cao lợi thế của các khu đô thị vệ tinh nhờ khoảng cách di chuyển được rút ngắn đáng kể.Giới chuyên gia dự báo, 2025 sẽ bắt đầu kỷ nguyên mới với nhiều dư địa tăng trưởng. Trong đó, căn hộ chung cư tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu nhờ đáp ứng tốt nhu cầu ở hay đầu tư. Tuy nhiên, việc khan hiếm nguồn cung và lệch pha giữa phân khúc trung cấp - cao cấp, hạng sang… có thể sẽ đẩy biểu giá trung bình căn hộ tăng khoảng 15-20% trong năm 2025.Phân khúc thứ hai được dự báo hút mạnh dòng tiền đầu tư năm 2025 là nhà phố, biệt thự bên trong các đại đô thị đã hình thành, tiện ích - dịch vụ đồng bộ. Đây cũng là năm của các đô thị vệ tinh nhờ lợi thế quỹ đất, giá "mềm" và hạ tầng giao thông liên kết vùng không ngừng hoàn thiện.Đối với đất nền, do quy định cấm phân lô bán nền tại 105 thành phố, thị xã từ ngày 1.1.2025, loại hình này bị tác động mạnh nhất cả về nguồn cung lẫn giá bán. Theo đó, những dự án đã tách thửa, pháp lý đảm bảo, hạ tầng hoàn thiện sẽ "dẫn sóng" chu kỳ mới.Có thể nói, sau giai đoạn thanh lọc mạnh mẽ, thị trường bất động sản đang dần xuất hiện các gam màu sáng. Những doanh nghiệp với uy tín vững vàng, tiềm lực tài chính, chiến lược phát triển bền vững… giữ vị thế quan trọng để dẫn dắt, "cất cánh" cùng vận hội mới.Hơn 32 năm hình thành và phát triển, Nam Long là một trong số những doanh nghiệp ghi dấu ấn mạnh mẽ, đồng hành cùng sự phát triển bền vững của thị trường. Trên nền tảng bề dày kinh nghiệm, thông hiểu và linh hoạt thích ứng với thị trường, năm 2024, Nam Long "về đích" với nhiều kết quả ấn tượng, doanh số pre-sale dự kiến đạt hơn 5.200 tỉ đồng, đến từ các dự án Akari City giai đoạn 2, Waterpoint, Nam Long II Central Lake, Mizuki Park.Hiện tại, "giỏ hàng" Akari City, Mizuki Park đều đã "sold out". Giai đoạn 2 Nam Long II Central Lake gồm 274 sản phẩm đất nền và nhà phố xây sẵn ra mắt vào giữa tháng 11.2024 ghi nhận tỷ lệ tiêu thụ 90%. Các sản phẩm dinh thự, biệt thự ven sông, ven kênh thuộc compound The Aqua và Park Village, khu đô thị Waterpoint được "săn đón" nhờ hội tụ đủ các ưu thế về quy hoạch đẳng cấp, tiện ích, dịch vụ và vị trí tiềm năng trong vùng phát triển TP.HCM.Bên cạnh các hoạt động ra mắt, mở bán, năm 2024, Nam Long đã bàn giao đúng cam kết Akari City giai đoạn 2 gồm 1.707 sản phẩm; bám sát tiến độ triển khai các dự án khác như Waterpoint, EHome Southgate giai đoạn 3... Một trong những dự án trọng điểm của Nam Long là Izumi City (Đồng Nai) cũng đang được lấy đà tăng tốc sau động thái Đồng Nai quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 TP.Biên Hòa, tập trung vào phân khu C4. Song song đó, 3.000 sổ hồng, sổ đỏ cũng đã được trao cho cư dân Akari City, Nam Long II Central Lake và nhiều dự án khác của Nam Long trong năm qua. Từ "bệ phóng" sẵn có cộng hưởng các động lực của thị trường, năm 2025, Nam Long sẽ triển khai đồng loạt các dự án, khu đô thị tích hợp đã sẵn sàng phát triển gồm Mizuki Park 26ha, Waterpoint 355ha, Izumi City 170ha, Nam Long II Central Lake 43,8ha. Ngoài ra, các dự án mới gồm Paragon (Đồng Nai), các sản phẩm đầu tiên tại Hải Phòng cũng có kế hoạch mở bán trong thời gian tới.Các mũi nhọn thể thao Việt Nam tăng tốc cho Olympic
Tối ngày 2.1, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Quốc Việt Phó giám đốc Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau và Đinh Cẩm Nhung kế toán đơn vị này để điều tra về hành vi lập quỹ trái phép."Quyết định được tống đạt vào chiều cùng ngày, công tác khám xét nơi làm việc, nơi ở của 2 bị can trên cũng được thực hiện và 2 bị can đều được tại ngoại để điều tra", nguồn tin từ Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau xác nhận.Trước đó, tháng 3.2024, bị can Việt và bị can Đinh Thị Cẩm Nhung (kế toán trung tâm) bị kỷ luật cảnh cáo vì liên quan đến kết luận thanh tra về công tác điều hành, quản lý và sử dụng tài sản công, các nguồn tài chính tại trung tâm. Sau đó, đến tháng 7.2024, Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau có quyết định cho bị can Trần Quốc Việt, từ Giám đốc Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau, giữ chức vụ phó giám đốc trung tâm.Như Thanh Niên thông tin, trước đó Thanh tra tỉnh Cà Mau có kết luận thanh tra về công tác điều hành, quản lý và sử dụng tài sản công, các nguồn tài chính tại Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau. Đồng thời, đề nghị chuyển hồ sơ vụ việc sai phạm có dấu hiệu tội phạm tại trung tâm sang cơ quan điều tra.Cụ thể, trong niên độ thanh tra 2013 - 2022, Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau được xác định có nhận 455 triệu đồng từ các khoản thu do các công ty chi hoa hồng, khen thưởng tập thể, bán giấy vụn... nhưng không nhập quỹ cơ quan mà thành lập quỹ đời sống. Trung tâm không đưa vào hệ thống sổ sách kế toán để theo dõi, quản lý; không lập chứng từ thu, chi; không hạch toán kế toán, không có báo cáo tài chính. Các khoản chi từ nguồn này không thông qua tập thể cơ quan mà do giám đốc trung tâm tự quyết định chi, nhưng không có hồ sơ, chứng từ chứng minh. Theo kết luận thanh tra, hành vi trên có dấu hiệu phạm tội lập quỹ trái phép.Riêng khoản tiền các cá nhân nộp lại từ tiền công chỉnh lý tài liệu 3,6 tỉ đồng, Thanh tra xác định, các khoản mà giám đốc trung tâm báo cáo đã chi hỗ trợ cho các tập thể và cá nhân ngoài trung tâm với số tiền 888 triệu đồng. Tuy nhiên xác minh, có 1/7 tập thể không thừa nhận có nhận số tiền 8 triệu đồng, có 52/58 cá nhân không thừa nhận đã nhận số tiền 373 triệu đồng. Điều này cho thấy, các khoản chi nêu trên không có căn cứ xác định là có thật toàn bộ; hiện nay khoản tiền trên không còn tồn quỹ tiền mặt và không thể hiện trên số dư tài khoản tiền gửi. Thanh tra cho rằng, hành vi này có dấu hiệu phạm tội tham ô tài sản.Kết luận thanh tra cũng nêu, việc thành lập quỹ đời sống không thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ hằng năm; những khoản thu, chi không thông qua ban giám đốc và không thông qua tập thể trung tâm. Hiện nay, kế toán và thủ quỹ Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau đã làm mất danh sách có ký tên của người nộp tiền, chỉ còn số liệu theo sổ theo dõi của kế toán.
Hai món 'quốc hồn quốc túy' Việt Nam nằm top món ăn nhẹ hấp dẫn nhất thế giới
Theo đó, dưới sự hướng dẫn của giáo viên Dương Thái Trân, tổ công nghệ Trường THCS Colette, học sinh lớp 7/8 của trường này đã chia thành 4 nhóm học tập ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo để thực hiện dự án chủ đề Công dân số chung tay bảo vệ rừng, gồm: Nghiên cứu thực trạng của rừng ở Việt Nam; Hoạch định chiến lược bền vững cho rừng; Sáng tạo nội dung bảo vệ rừng trên nền tảng số; Kết nối công dân số cùng nghệ thuật giữ rừng. Các nhóm đã lần lượt thực hiện, giới thiệu các sản phẩm video kết hợp với tiểu phẩm, biển báo "biết nói", sách lật trực tuyến…Bắt đầu từ bản tin trên Báo Thanh Niên thống kê về các vụ cháy rừng và diện tích rừng bị ảnh hưởng trong năm 2023 và nửa đầu năm 2024, nhóm Nghiên cứu thực trạng của rừng ở Việt Nam đã sử dụng các công cụ hỗ trợ như Moescape AI, Vbee.com, Canva.com thực hiện sản phẩm là video kết hợp tiểu phẩm Lời kêu cứu của muôn loài chỉ ra những nguyên nhân cháy rừng, vai trò của rừng và sự cần thiết phải bảo vệ.Còn nhóm Hoạch định chiến lược bền vững thì lấy ý tưởng từ những biến báo hiệu lệnh, chỉ đường và báo cấm trong giao thông, sử dụng ứng dụng Artivive, Canva.com để lan tỏa thông điệp chung tay vì một môi trường xanh. Đồng thời kêu gọi mọi người báo ngay cho gác rừng khi có hỏa hoạn, chăm sóc động vật quý hiếm, cây rừng; nêu những việc không nên làm như phá hoại chặt phá rừng, giết hại động vật…Còn nhóm Kết nối công dân số với nghệ thuật giữ rừng đã lấy ý tưởng từ nhân vật truyền cảm hứng có hành trình gắn bó gần 50 năm với quá trình phát triển rừng Cần Giờ là ông Trần Minh Tùng, tổ bảo vệ rừng Cần giờ, để thực hiện sách trực tuyến tổng hợp các loại thiết bị bảo vệ rừng. Sách nhằm nâng cao kiến thức, tạo động lực cho các thế hệ sau quan tâm, tiếp nối nghề giữ rừng của thế hệ trước…Tham gia tiết học dự án môn công nghệ, học sinh Minh Trang, lớp 7/8, cho biết mỗi nhóm sẽ có sự phân công nhiệm vụ học tập dựa trên sở trường và năng lực của từng cá nhân. Bạn nào có khả năng tra cứu, tìm tòi thì nhận nhiệm vụ tìm nguồn, tổng hợp dữ liệu. Bạn nào có khả năng ứng dụng công nghệ, thiết kế thì nhận trách nhiệm thực hiện sản phẩm trên các nền tảng ứng dụng mà học sinh cũng như các trường đang cho phép thực hiện… Các sản phẩm khi hoàn thiện làm sao phải thể hiện về kiến thức và ứng dụng công nghệ, dễ hiểu, cuốn hút người xem, lan tỏa thông điệp giáo dục mà dự án hướng tới.Là giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện dự án học tập, cô Dương Thái Trân chia sẻ: "Công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo đang tham gia và tạo ra nhiều thay đổi trong giáo dục. Điều này cũng tạo ra cơ hội và thách thức với việc dạy và học môn công nghệ với giáo viên và học sinh. Với mong muốn cung cấp kiến thức, đồng thời thúc đẩy, khuyến khích học sinh sử dụng những thiết bị, công cụ kỹ thuật số và kỹ năng của công dân số, giáo viên cùng học sinh đã thực hiện dự án này để tuyên truyền giá trị bảo vệ rừng trong học sinh nói riêng và cộng đồng nói chung".Tiến sĩ Phạm Đăng Khoa, Trưởng phòng GD-ĐT quận 3, cho hay tiết học dự án của môn công nghệ thể hiện lát cắt sinh động của hoạt động giáo dục sử dụng công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Trong bối cảnh xã hội thay đổi thường xuyên, liên tục bởi công nghệ thì việc dạy và học không thể đứng ngoài. Thách thức này là cơ hội để giáo viên cập nhật ứng dụng, để làm mới phương pháp giảng dạy thu hút học sinh đến với môn học. Điều này đặc biệt có giá trị với quá trình tổ chức tiết học theo Chương trình GDPT 2018 phát triển năng lực, định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS, THPT.
Khác với mọi năm, lễ hội đua thuyền trên sông Cà Ty năm nay diễn ra trong bối cảnh bờ sông được UBND TP.Phan Thiết chỉnh trang lại bờ kè. Hai bờ sông Cà Ty trở nên rộng rãi, như 2 khán đài, trải dài từ cầu Dục Thanh xuống tới cầu Trần Hưng Đạo, thu hút hàng nghìn khán giả là người dân và du khách khắp nơi đến thưởng lãm và cổ vũ cho các tay chèo.Sở "chỉ huy" không đóng trên cầu Lê Hồng Phong như mọi năm, mà chuyển xuống bờ sông thuộc P.Lạc Đạo, nơi có cả 2 phường Đức Thắng và Đức Nghĩa (cũ) sáp nhập kể từ ngày đầu năm 2025.Dù năm nay các phường Hưng Long, Đức Thắng, Lạc Đạo đã bị sáp nhập, nhưng lễ hội đua thuyền vẫn giữ nguyên 9 đội tham gia, mỗi đội 25 tay chèo đến từ các làng chài ở phố biển Phan Thiết. Với 3 cự ly đua là 300 m, 500 m và 1.200 m; điểm xuất phát từ chân cầu Dục Thanh, điểm kết cuối quay đầu là cầu Trần Hưng Đạo.Cái khó năm nay mà các tay chèo gặp phải là khi xuống dòng Cà Ty gặp gió ngược rất mạnh, trong khi thủy triều bắt đầu rút. Do vậy, có những thuyền đua tưởng chừng sắp cán đích thì bị thuyền bạn soán ngôi, một phần do gió ngược quá mạnh.Phó chủ tịch UBND TP.Phan Thiết Nguyễn Nam Long, trưởng ban tổ chức giải đua thuyền, cho biết không ngờ lượng khán giả năm nay lại đông như vậy. Một phần do hai bờ kè sông được chỉnh trang sạch đẹp, rộng rãi, làm tăng thêm diện tích cho người dân đến xem, cổ vũ cổ vũ các đội đua.Không chỉ có thuyền đua, giải năm nay còn thu hút gần 30 thuyền thúng tham gia lắc thúng.
Tiền Giang: Công an xác minh vụ học sinh lớp 6 bị truy đánh
Tối 6.1, sau khi bay từ Thái Lan về Hà Nội, Xuân Son đã được đưa đến Bệnh viện Vinmec để kiểm tra và phẫu phuật. Giáo sư Trần Trung Dũng (người trực tiếp thực hiện phẫu thuật) và ê-kíp đã áp dụng những kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất để Xuân Son có thể hồi phục và trở lại với bóng đá một cách tốt nhất.GS-TS-BS Trần Trung Dũng - Giám đốc chuyên ngành Chấn thương chỉnh hình & Cơ xương khớp, Hệ thống Y tế Vinmec có những chia sẻ: "Ca phẫu thuật của Xuân Son không quá khó về mặt kỹ thuật. Tôi tin chắc rằng, nếu là một người bệnh bình thường thì ngay cả các bác sĩ trẻ có trình độ về chấn thương chỉnh hình trên các bệnh viện khắp cả nước cũng có thể thực hiện tốt. Tuy nhiên, đối với trường hợp của Son, trong bối cảnh đóng góp của Son đối với thành tích cho đội tuyển Việt Nam, khơi dậy lên những tinh thần dân tộc, niềm tự hào cho đất nước, ca mổ rất nhiều áp lực".Theo ông Dũng, áp lực này có thể đến từ phía VĐV, người hâm mộ về mong muốn Xuân Son sớm trở lại thi đấu đỉnh cao: "Tôi nghĩ, những kỳ vọng đó là chính đáng. Thế nhưng, đối với ekip phẫu thuật, kỳ vọng đó không chỉ phụ thuộc vào kết quả cuộc phẫu thuật, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào hành trình phục hồi sắp tới để 1 VĐV có thể quay lại thời kỳ đỉnh cao. Phẫu thuật chỉ chiếm 10%, để vận động viên có thể quay trở lại thi đấu thì các công tác hậu phẫu phía sau là vô cùng quan trọng"."Điều đáng nhớ với tôi chính là niềm tin của Xuân Son, lãnh đạo CLB chủ quản và sự quan tâm của người hâm mộ. Bản thân Xuân Son cũng mong muốn được trở về Việt Nam điều trị. Không chỉ là câu chuyện quan tâm đơn thuần về mặt chuyên môn, về kết quả điều trị, mà là sự động viên, quan tâm thực sự về sức khỏe của Xuân Son. Thậm chí, có nhiều bệnh nhân của tôi còn thể hiện mong muốn có thể đóng góp 1 phần tài chính để Xuân Son được hưởng những điều kiện y tế tốt nhất có thể", GS-TS-BS Trần Trung Dũng tiết lộ.