Từ chàng trai khiếm thị bán trái cây đến chủ nhân tiệm massage người mù
Phát biểu trên Fox News ngày 5.3, ông Rubio cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump coi cuộc xung đột này là "một cuộc chiến kéo dài và bế tắc". "Thẳng thắn mà nói, đây là một cuộc chiến ủy nhiệm giữa hai cường quốc hạt nhân: Mỹ, quốc gia đang hỗ trợ Ukraine và Nga. Cuộc chiến này cần phải chấm dứt", ông Rubio nhấn mạnh.Ngoại trưởng Mỹ cho biết việc tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine "nhiều nhất có thể trong thời gian dài" không phải là một chiến lược. Ngoại trưởng Rubio cho biết Washington muốn có sự tham gia của cả Nga và Ukraine để giải quyết cuộc xung đột và "chúng tôi đã yêu cầu Ukraine không phá hoại nó"."Để tìm ra cách chấm dứt xung đột, đòi hỏi sự nhượng bộ từ cả hai bên, nhưng chúng ta phải đưa họ vào bàn đàm phán. Rõ ràng là Ukraine phải có mặt vì đó là đất nước của họ. Và Nga phải có mặt tại bàn đàm phán đó", ông Rubio nói.Phản ứng trước thông tin trên, Điện Kremlin ngày 6.3 tuyên bố quan điểm của Ngoại trưởng Mỹ Rubio về việc xung đột Ukraine là cuộc chiến ủy nhiệm là phù hợp với đánh giá của Tổng thống Nga Vladimir Putin.Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu: "Chúng tôi có thể và muốn đồng ý với nhận định này. Đúng là như vậy. Chúng tôi đã nhiều lần nói rằng đây thực sự là cuộc xung đột giữa Nga và các quốc gia phương Tây, và nước đứng đầu chính là Mỹ"."Mỹ không phải là quốc gia thân thiện với chúng tôi ở tình thế đó. Tuy nhiên, hiện tại, chúng tôi đang nỗ lực khôi phục và cải thiện quan hệ song phương", theo Hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố của ông Peskov ngày 6.3.Cùng ngày, Đặc phái viên Mỹ về Ukraine Keith Kellogg xác nhận các tác động của quyết định ngừng chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine của Mỹ. Tuy nhiên, ông Kellogg nói rõ đó là một trong những lý do khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump ra quyết định để chính phủ Ukraine nhận ra Mỹ nghiêm túc như thế nào trong việc chấm dứt xung đột, theo The Guardian.Ông Kellogg cũng nhấn mạnh: "Mọi chuyện chưa kết thúc, mà chỉ là tạm dừng", đồng thời cho rằng Ukraine nên nghiêm túc xem xét việc ký kết thỏa thuận khoáng sản với Mỹ là ưu tiên hàng đầu.Tại hội nghị thượng đỉnh tại Brussels (Bỉ) vào ngày 6.3, các nhà lãnh đạo châu Âu nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng và tái khẳng định sự ủng hộ dành cho Ukraine. Theo đó, Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch ReArm Europe nhằm huy động tới 860 tỉ USD cho quốc phòng châu Âu, bao gồm hỗ trợ các quốc gia thành viên khoản vay trị giá 162 tỉ USD để mua thiết bị quân sự ưu tiên. Phần lớn chi tiêu quốc phòng tăng thêm sẽ phải lấy từ ngân sách quốc gia, theo Reuters.Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết: "Châu Âu đang phải đối mặt với mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu, do đó lục địa này phải có khả năng tự bảo vệ mình". Do đó, "khoản ngân sách trên cung cấp nhiều không gian tài chính hơn cho các quốc gia thành viên để chi tiêu quân sự và tạo khả năng mua sắm chung ở cấp độ châu Âu. Và nó cũng có lợi cho Ukraine", bà Leyen nói.Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa thì khẳng định: "Chúng tôi ở đây để bảo vệ Ukraine". Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng đến Brussels để tham dự hội nghị trên. Tại đây, ông đã cảm ơn các nhà lãnh đạo châu Âu vì sự ủng hộ mạnh mẽ của họ đối với đất nước.Cũng tại cuộc họp, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết nước này sẵn sàng thảo luận về việc mở rộng "chiếc ô hạt nhân của Paris" cho các đồng minh ở châu Âu. Các quốc gia châu Âu đã phản ứng đa chiều về phát biểu trên. Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda cho rằng "chiếc ô hạt nhân như vậy sẽ đóng vai trò răn đe thực sự nghiêm trọng đối với Nga". Trong khi đó, Ba Lan cho biết ý tưởng của Tổng thống Macron đáng để thảo luận, còn phía Đức nhấn mạnh sự tham gia của Mỹ.Điện Kremlin nhận xét bài phát biểu của ông Macron mang tính đối đầu, đồng thời cho rằng nhà lãnh đạo Pháp muốn kéo dài cuộc chiến ở Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gọi bài phát biểu "là mối đe dọa" với Nga. Ông Lavrov cũng bác bỏ ý tưởng của châu Âu về việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình từ các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đến Ukraine.Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có quân đội lớn thứ hai trong NATO sau Mỹ, có thể đóng góp vào một nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tiềm năng ở Ukraine, theo Reuters ngày 6.3 dẫn một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ. "Vấn đề đóng góp cho nhiệm vụ sẽ được xem xét nếu thấy cần thiết để thiết lập sự ổn định và hòa bình trong khu vực, và sẽ được đánh giá cùng với tất cả các bên liên quan", theo nguồn tin.Nguồn tin cho hay các cuộc thảo luận về việc triển khai quân của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chỉ mang tính khái niệm và chưa có quyết định cụ thể. Theo nguồn tin, Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng triển khai quân đội nếu Nga - Ukraine tuyên bố ngừng bắn và đợt triển khai ban đầu tại Kyiv nên có sự tham gia của các đơn vị phi chiến đấu để giám sát việc thực thi hòa bình.Gửi vào 'chữ' những ước vọng năm mới
Khoảnh khắc Suphanat Muenta bật cao đánh đầu chéo góc đẹp mắt để đội tuyển Thái Lan ấn định chiến thắng 3-1 trước Philippines, những tinh túy của đội bóng xứ chùa vàng đã phát lộ. Dù cạn kiệt thể lực trước dàn sao trẻ của Philippines, bị dồn ép và trói buộc bởi gánh nặng tâm lý nặng nề, nhưng Thái Lan vẫn tìm được đường thắng. Ở sân chơi Đông Nam Á, "Voi chiến" vẫn vô cùng bản lĩnh. Việc bị dồn vào thế chân tường chỉ có thể làm khó, chứ không hạ gục được thầy trò HLV Masatada Ishii.Bản lĩnh của người Thái đến không chỉ từ kinh nghiệm dạn dày, mà còn được tạo dựng nền tảng từ đẳng cấp chiến thuật. Đội tuyển Thái Lan kiểm soát bóng tốt, đan bóng nhuần nhuyễn, phối hợp đập nhả nhịp nhàng, lớp lang với khả năng chuyền bóng và di chuyển tìm kiếm không gian đều vượt trội mặt bằng Đông Nam Á. Tư duy chiến thuật và kỹ thuật đồng đều của các thế hệ cầu thủ giúp Thái Lan duy trì sự thống trị lâu dài tại AFF Cup, với 4 chức vô địch trong 5 giải đấu gần nhất. Dưới bàn tay huấn luyện của HLV Ishii, Thái Lan thậm chí còn nguy hiểm hơn xưa. Bởi thay vì chỉ thuần túy đập nhả bóng ngắn như thời được CĐV gọi với cái tên Thai-tik-tok để mô tả nhịp chuyền chuẩn xác như nhịp kim đồng hồ, Thái Lan giờ chơi bóng dài, đánh biên cũng rất đáng xem. Hai trong ba bàn thắng giúp Thái Lan hạ Philippines, hay rất nhiều pha lập công đã có vào lưới Timor Leste, Singapore, Campuchia mà học trò ông Ishii ghi được đều đến từ mảng miếng trước kia chưa từng là sở trường của Thái Lan. HLV Ishii đang có nhiều thành tố để tạo nên mảng miếng đánh biên đặc sắc. Đó là bộ đôi hậu vệ cánh Suphanan Bureerat và Nicholas Mickelson, trong đó Bureerat là "máy tạt" của Thái Lan với những đường treo bóng có độ chuẩn xác cao. Trong vòng cấm, Thái Lan sở hữu Patrick Gustavsson - tiền đạo Thái kiều với thể hình lý tưởng (1,84 m) cùng năng lực không chiến ấn tượng, bên cạnh Suphanat Muenta dù không cao lớn, song có kỹ năng chọn vị trí thính nhạy. Ngoài ra, những cầu thủ đánh đầu tốt như Jonathan Khemdee, Pansa Hemviboon hay Chalermsak Aukkee cũng giúp "Voi chiến" có thêm ý tưởng. Nhờ bóng bổng, Thái Lan đã có thêm vũ khí giải mã những hàng thủ cứng cỏi. Tuy nhiên, Thái Lan không tạt cánh đánh đầu một cách chân phương. Học trò HLV Ishii có rất nhiều phương án đánh biên như trả ngược tuyến hai, căng ngang, tạt bóng tầm thấp... nhờ các mũi nhọn cực "quái" và giỏi xoay xở trong không gian hẹp. Để đứng vững trước Thái Lan, đội tuyển Việt Nam phải bịt kín hai biên.Ông Kim đã dùng nhiều bộ khung phòng ngự để "chốt" được 3 trung vệ tối ưu: Duy Mạnh, Thành Chung và Tiến Dũng. So với giai đoạn khủng hoảng thời HLV Philippe Troussier, đội tuyển Việt Nam đã thủ tốt hơn. Song, nhìn vào 2 trận bán kết với Singapore, vẫn xuất hiện sự lúng túng trong các pha chọn điểm rơi, đọc tình huống hay bọc lót hỗ trợ của các hậu vệ. Đội quân non trẻ của Singapore hay Indonesia chưa đủ sắc bén để tận dụng sai sót của hàng thủ Việt Nam. Dù vậy, Thái Lan là câu chuyện khác. Nhiều khả năng, đội tuyển Việt Nam phải căng mình phòng ngự chịu đựng áp lực ngay cả khi đá trên sân nhà Việt Trì. Để chặn đứng những pha phối hợp xuyên tuyến sắc sảo và lớp lang của Thái Lan, đội tuyển Việt Nam cần giữ cự ly đội hình hợp lý, phối hợp áp sát và kèm người chặt chẽ. Cần vững vàng trong những pha không chiến với mẫu tiền đạo như Gustavsson hay Suphanat. Mọi sai lầm đều có thể bị trừng phạt, khi đối thủ ở đẳng cấp cao như Thái Lan. Ngoài ra, vai trò của hai cầu thủ đá biên rất quan trọng. Nhưng, đây lại là vị trí để lại dấu hỏi lớn nhất khi HLV Kim Sang-sik đã xoay tua hậu vệ cánh liên tục trong 6 trận đã qua. Với Tiến Anh, Văn Thanh và Xuân Mạnh ở biên phải cùng Văn Vĩ, Văn Khang ở biên trái, đội tuyển Việt Nam sẽ ra sân với đôi cánh nào, dàn trận phòng ngự che kín hai biên ra sao? Hy vọng trong 3 ngày chuẩn bị ngắn ngủi, ông Kim đã tìm ra giải pháp. Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái LanXem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS
Theo đó, giải Bình Phước Marathon- Trường Tươi Group lần thứ II với thông điệp "Bước chạy của những chiến binh xanh" sẽ diễn ra trong ngày 23 và 24.11.2024, tại Quảng trường TP.Đồng Xoài (khai mạc vào tối 23.11).
Ngày 13.1, đại diện UBND TP.Kon Tum (Kon Tum) đã đến thăm hỏi gia đình các nạn nhân trong vụ đuối nước thương tâm xảy ra trên địa bàn.Trước đó, vào khoảng 14 giờ ngày 11.1, các cháu gồm: Rơmah Y Pond (12 tuổi), Rơ Mah Cham Pi On (6 tuổi), Rơ Mah Cham Pio (5 tuổi) và Y Ngọc Thương (2 tuổi, cùng trú tại thôn 3, xã Kroong, TP.Kon Tum) rủ nhau đến khu vực bán ngập tại lòng hồ thủy điện Yaly chơi. Đến khoảng 17 giờ 40 cùng ngày, cháu Rơmah Y Pond và cháu Y Ngọc Thương bị trượt chân đuối nước. Các cháu còn lại liền chạy đi tìm người ứng cứu. Sau đó, các cháu được vớt lên bờ và đưa đến Trạm y tế xã Kroong cấp cứu. Tại đây, nhân viên y tế đã thực hiện sơ cứu nhưng các cháu không còn dấu hiệu sự sống. Người nhà tiếp tục đưa 2 cháu đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum, tuy nhiên các cháu đã tử vong do ngạt nước. Được biết cả 2 cháu bị đuối nước đều là người đồng bào dân tộc thiểu số, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.
Tuyển sinh đầu cấp TP.HCM: Phân tuyến theo nơi ở của học sinh
Ông Dũng đề nghị ban tổ chức điều hành theo đúng kế hoạch và điều lệ giải, tạo điều kiện tốt nhất cho các đoàn tham gia. Đội ngũ trọng tài làm việc chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả. Các trưởng đoàn, huấn luyện viên theo dõi, quản lý đoàn, quản lý vận động viên tham gia thi đấu theo đúng lịch trình. Đặc biệt, đề nghị các võ sĩ, vận động viên tham gia thi đấu hết mình, đúng luật.