Tài thu phục nhân tâm của Frank Lampard
Vỏ của các loại trái cây họ cam quýt đặc biệt giàu flavonoid. Trong một nghiên cứu công bố trên chuyên san Food & Function, các nhà khoa học đã dùng chuột để kiểm tra hiệu quả của flavonoid được chiết xuất từ vỏ trái cây họ cam quýt với tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Kết quả cho thấy flavonoid giúp giảm kích thước khối u.Quảng Ngãi: Nâng cấp, tôn tạo di tích quốc gia Chiến thắng Vạn Tường
Ngày 30.12, lãnh đạo UBND H.Phù Mỹ (Bình Định) thông tin, UBND H.Phù Mỹ đã yêu cầu UBND TT.Phù Mỹ, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất, Phòng Kinh tế - hạ tầng thực hiện nghiêm việc xử lý trách nhiệm, sau khi có kết luận thanh tra sai phạm tại Ban quản lý chợ Phù Mỹ.Theo kết luận của Thanh tra H.Phù Mỹ, trước đó Ban Quản lý chợ Phù Mỹ đã tự ý thu, huy động tiền đóng góp của tiểu thương để xây dựng dãy ki ốt phía đông chợ - đường Võ Thị Sáu, đổ đất nâng mặt bằng, lát gạch lối đi bên trong chợ...Qua thanh tra, Thanh tra H.Phù Mỹ yêu cầu UBND TT.Phù Mỹ nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm đối với ông Nguyễn Thành Khâm, Chủ tịch UBND TT.Phù Mỹ và các cá nhân có liên quan trong việc tham mưu, ban hành văn bản có chủ trương cho Ban quản lý chợ Phù Mỹ sửa chữa hệ thống thoát nước, lát vỉa hè, xây dựng ki ốt bằng nguồn thu của ban quản lý chợ. Việc này là trái thẩm quyền, không đúng quy định và không thực hiện nghiêm văn bản chỉ đạo của UBND H.Phù Mỹ.Đồng thời tiến hành kiểm điểm ông Phan Kim Tân, Phó chủ tịch UBND TT.Phù Mỹ, vì chỉ đạo chưa kiên quyết trong việc xử lý các công trình xây dựng trái quy định pháp luật của Ban quản lý chợ Phù Mỹ. Kiểm điểm kế toán UBND TT.Phù Mỹ trong việc buông lỏng quản lý, để Ban quản lý chợ Phù Mỹ lập bộ thu diện tích mặt bằng đưa vào quyết toán các năm 2022, 2023 cao hơn mức giá quy định của UBND tỉnh Bình Định.Thanh tra H.Phù Mỹ cũng xác định UBND TT.Phù Mỹ đã buông lỏng trong công tác quản lý chợ Phù Mỹ, quyết toán hàng năm nhưng không kiểm tra, để ban quản lý chợ đưa vào quyết toán toàn bộ thu diện tích mặt bằng, lô sạp cao hơn mức giá quy định của UBND tỉnh Bình Định, không hướng dẫn chợ có phương án thu hồi nợ đọng. UBND TT.Phù Mỹ chỉ đạo xử lý các công trình xây dựng trái phép không đúng ý kiến chỉ đạo của UBND H.Phù Mỹ.Ngoài ra, Thanh tra H.Phù Mỹ còn yêu cầu kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất H.Phù Mỹ, vì là đơn vị chủ đầu tư sửa chữa nâng cấp chợ nhưng không có phương án bố trí các hộ kinh doanh khi thi công, xây dựng các lều chợ.Kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với Phòng Kinh tế - hạ tầng H.Phù Mỹ về việc chậm phúc đáp văn bản của UBND TT.Phù Mỹ và chậm kiểm tra, tham mưu UBND H.Phù Mỹ ban hành văn bản dừng thi công các hạng mục công trình do Ban quản lý chợ Phù Mỹ tự ý đầu tư không đúng quy định.Liên quan đến vụ việc trên, Thanh tra H.Phù Mỹ giao đoàn thanh tra củng cố, chuyển toàn bộ hồ sơ việc xảy ra tại Ban quản lý chợ Phù Mỹ sang Cơ quan điều tra Công an H.Phù Mỹ để xử lý theo quy định của pháp luật, làm rõ dấu hiệu tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, theo Thanh tra H.Phù Mỹ, Ban quản lý chợ Phù Mỹ tự ý thu, huy động gần 1,9 tỉ đồng của tiểu thương, không có sự đồng ý của cấp có thẩm quyền nhưng không nộp vào ngân sách là sai quy định. Trách nhiệm này thuộc về ông Nguyễn Trúc Nhân, Trưởng ban Quản lý chợ Phù Mỹ; bà Hà Thị Lê Vi, kế toán và bà Phạm Thị Nhuận, thủ quỹ.Ban quản lý chợ Phù Mỹ còn chi sai quy định, sử dụng tiền huy động xây dựng chợ, tạm ứng chi nhưng không cung cấp được chứng từ, cần phải thu hồi nộp ngân sách hơn 253 triệu đồng...
Học bổng tiến sĩ toàn phần tại Nhật Bản năm 2024
SCMP dẫn báo cáo ngắn gọn trên trang web của Cơ quan Quản lý thị trường nhà nước Trung Quốc (SAMR) cho biết họ đã khởi xướng cuộc điều tra đối với Google - gã khổng lồ công nghệ của Mỹ. "Động thái này là một phần trong phản ứng của Trung Quốc với mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt", SCMP bình luận. Reuters dẫn lời SAMR cho biết cơ quan này nghi ngờ Google vi phạm luật chống độc quyền và một cuộc điều tra đã được tiến hành theo luật. Tuy nhiên Bắc Kinh không đưa ra các vi phạm cụ thể.Google chưa đưa ra bình luận chính thức về việc này.Google bắt đầu hiện diện tại Trung Quốc từ năm 2006 khi ra mắt công cụ tìm kiếm tiếng Trung Quốc google.cn. Theo AP, sau khi đáp ứng các yêu cầu của cơ quan chức năng, Google đã trở thành công cụ tìm kiếm lớn tại Trung Quốc, chiếm 36% thị phần vào năm 2009. Vào năm 2010, để ứng phó với một cuộc tấn công mạng và tránh kiểm duyệt, Google tuyên bố không muốn chặn các kết quả tìm kiếm và đóng công cụ này tại Trung Quốc. Sau đó Google bị chặn bởi hệ thống Great Firewall (Vạn Lý Trường Thành trên mạng). Hầu hết dịch vụ của Google như Gmail, Google Maps đều không khả dụng tại Trung Quốc. Năm 2017, công ty công bố ra mắt một trung tâm trí tuệ nhân tạo nhỏ tại Trung Quốc. Theo bài đăng trên blog, dự án đã bị giải thể hai năm sau đó và công ty không tiến hành nghiên cứu AI tại Trung Quốc.Mặc dù các dịch vụ của Google không thể truy cập được ở Trung Quốc, công ty vẫn duy trì sự hiện diện tại quốc gia này, chủ yếu tập trung vào mảng bán hàng và kỹ thuật cho doanh nghiệp quảng cáo. Công ty cũng có nhân viên làm việc về các dịch vụ Google Cloud và các giải pháp cho khách hàng. Google có văn phòng tại Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến.Theo AP, cuộc điều tra chống độc quyền có thể sẽ tập trung vào hệ điều hành Android của Google dành cho smartphone. John Gong, chuyên gia chống độc quyền tại Đại học Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế, cho biết từ lâu các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc đã phàn nàn về hoạt động kinh doanh của Google. Hầu hết nhà sản xuất phải trả phí để có thể được dùng hệ điều hành Android trên thiết bị của họ. "Giờ đây, Google đã bị điều tra, tuy nhiên vẫn chưa có quyết định cuối. Mọi điều còn có thể thương lượng được", Gong nói.Trước đó, Google đã bị cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền ở Liên minh châu Âu, Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ vì lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường.Ngoài Google, trong tuyên bố mới nhất Bộ Tài chính Trung Quốc cũng thông báo áp thuế với hàng hóa nhập từ Mỹ, bao gồm 15% đối với than, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), 10% đối với dầu thô, thiết bị nông nghiệp và một số loại ô tô.Chưa dừng lại ở đó, Bắc Kinh còn tuyên bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu với một số kim loại quan trọng như vonfram, tellurium, bismuth, molypden và indium. Chủ sở hữu của Calvin Klein là PVH và công ty công nghệ sinh học Illumina cũng bị đưa vào danh sách "các thực thể không đáng tin cậy".Cuối năm ngoái, Trung Quốc thông báo đã mở cuộc điều tra chống độc quyền nhắm vào Nvidia. Đây được xem là đòn trả đũa với các lệnh cấm xuất khẩu chip của Mỹ. Intel cũng bị yêu cầu xem lại các vấn đề về an ninh vào cùng thời gian.
Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 27.2 ở Bắc Kinh, người phát ngôn Ngô Khiêm xác nhận đang lên kế hoạch và sắp xếp sơ bộ cho hoạt động đối thoại quân sự Mỹ-Trung trong tương lai gần, theo Tân Hoa xã.Ông Ngô Khiêm cho biết thông tin chính thức sẽ được công bố vào thời điểm cụ thể và bày tỏ hy vọng quan hệ quân sự Mỹ-Trung sẽ có khởi đầu tốt đẹp và tiếp tục phát triển trong thời gian tới.Đó là câu trả lời của người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc về câu hỏi liệu Bắc Kinh có cảm thấy lo ngại rằng sự thay đổi nhân sự vừa diễn ra trong hàng ngũ lãnh đạo quân sự Mỹ có thể gây ảnh hưởng quan hệ ở khía cạnh này giữa hai nước hay không.Lần tiếp xúc công khai gần đây nhất giữa giới chức quân đội cấp cao song phương là vào tháng 9.2024, khi các tư lệnh chịu trách nhiệm cho các sứ mệnh ở Biển Đông đã trao đổi qua điện đàm.Trong một diễn biến khác, cuộc gặp Mỹ-Nga đã được tổ chức ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 27.2 trong nỗ lực khôi phục quan hệ song phương.AFP đưa tin cuộc gặp được tổ chức tại nơi ở của Tổng lãnh sự Mỹ và diễn ra theo sau cuộc đối thoại cấp cao ở Riyadh (Ả Rập Xê Út) hôm 18.2.Cả hai bên đều không tiết lộ tên tuổi cụ thể những thành viên tham gia, nhưng TASS cho hay phái đoàn Nga bao gồm các đại diện của bộ ngoại giao.Cuộc gặp ở Istanbul nhằm mục tiêu bình thường hóa công tác của các phái bộ ngoại giao song phương, sau khi hai nước tuyên bố trục xuất viên chức sứ quán của nhau dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Nhận định chung kết Europa League, Villarreal vs M.U: ‘Quỷ đỏ’ tuyên chiến 'Tàu ngầm vàng'
Liên quan đến vụ việc quán ăn bị tố "chặt chém" nhóm khách nước ngoài ở Nha Trang, sáng 7.1, lãnh đạo UBND P.Tân Tiến (Nha Trang) cho biết, tối qua (6.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đã làm việc với ông Hồ Văn Tâm (chủ quán ăn A.B ở đường Nguyễn Thiện Thuật) để kiểm tra xác minh thông tin và sau nhiều giờ đồng hồ làm việc, đoàn đã yêu cầu tạm ngừng kinh doanh dịch vụ ăn uống của quán kể từ thời điểm kết thúc việc kiểm tra, lúc hơn 22 giờ 30 phút.Đoàn kiểm tra đồng thời cho biết sẽ có báo cáo xin ý kiến lãnh đạo UBND thành phố về hướng xử lý. Hiện trong quá trình xác minh nên cơ quan chức năng chưa đưa ra kết luận chính thức về vụ việc.Như Thanh Niên đã thông tin, làm việc với đoàn kiểm tra, ông Tâm xác nhận sự việc lan truyền trên mạng xã hội là tại quán ăn A.B, xảy ra tối 3.2. Tờ hóa đơn thanh toán hơn 20,4 triệu đồng (tổng tiền ăn hơn 15,7 triệu đồng, tính kèm phần "phụ thu ngày tết") cũng là in từ phần mềm máy tính tại quán. Tuy nhiên, ông Tâm cho rằng hóa đơn này "không dùng thanh toán, không được công nhận". Ông Tâm giải thích hóa đơn nêu trên được thực hiện theo yêu cầu của đoàn khách. Trước đó, nhân viên quán có tư vấn các món ăn trong hóa đơn chỉ đủ dùng cho 1 - 2 người, không đáp ứng được đoàn khách đông như vậy. Nhưng khách gọi món chế biến đủ cho 20 người ăn, số lượng tăng gấp 5 - 7 lần, "tiền cứ tính thoải mái".Đoàn kiểm tra sau đó đã trích xuất hóa đơn trên máy tính để kiểm tra, so sánh; yêu cầu ông Tâm cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tại thời điểm kiểm tra, bước đầu ghi nhận ông Tâm chỉ xuất trình giấy chứng đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Đại Phát Tâm Nha Trang (số 38 Nguyễn Thiện Thuật) do ông làm giám đốc. Ông Tâm thiếu rất nhiều giấy phép liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống; quán ăn tên A.B của ông còn có dấu hiệu sai biển hiệu, bảng quảng cáo, niêm yết giá không rõ ràng dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng.Trước đó, chiều 4.2, trong hội nhóm mạng xã hội Facebook hơn 375.000 thành viên, tài khoản Minh Hà đăng tải bài phản ánh việc quán ăn nêu trên có dấu hiệu "chặt chém" đối với nhóm khách người Trung Quốc khi tính giá cao bất thường đối với nhiều món ăn. Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh nêu trên, UBND TP.Nha Trang đã chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra xác minh ngay trong sáng 5.2. Tới chiều cùng ngày (5.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đến quán ăn A.B thì không liên lạc được với ông Tâm. Lúc này quán ăn đóng cửa, khóa từ bên trong, ở phía ngoài toàn bộ biển hiệu đã được tháo dỡ và đặt ở khu vực bên cạnh lối vào. Đến tối 5.2, người dân có phản ánh rằng quán ăn này vẫn cho mở cửa kinh doanh dịch vụ như bình thường.