Ngày đông chí 22.12 có gì đặc biệt?
Mấy ngày qua, mạng xã hội xuất hiện những đoạn clip một số người đi ô tô, xe máy không dám vượt đèn đỏ nhường đường xe cấp cứu gây tranh cãi. Có người sợ vượt đèn nhường đường sẽ CSGT phạt nguội. Có người lại sợ "phiền" vì phải chứng minh lỡ có bị thổi phạt. Trước tranh cãi này, Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) cho hay, xe ưu tiên là các loại xe được hưởng các quyền ưu tiên khi tham gia giao thông. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhường đường, không được cản trở xe được quyền ưu tiên.Như vậy, người dân khi tham gia giao thông phải nhường đường cho xe ưu tiên, gồm các loại xe sau theo Điều 27 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024:Các loại xe ưu tiên được nêu trên (trừ đoàn xe tang) không bị hạn chế tốc độ; được phép đi không phụ thuộc vào tín hiệu đèn giao thông, đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được. Riêng đối với đường cao tốc, xe ưu tiên chỉ được đi ngược chiều trên làn dừng xe khẩn cấp; phải tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, biển báo hiệu tạm thời. Xe ưu tiên được quyền đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào.Theo CSGT, xe ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ phải phát tín hiệu gồm: đèn phát tín hiệu ưu tiên, còi phát tín hiệu ưu tiên, cờ hiệu ưu tiên cụ thể của từng loại xe. Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ, đi sát lề đường bên phải hoặc dừng lại để nhường đường, trạm thu phí phải ưu tiên cho xe ưu tiên qua trạm trong mọi tình huống, không được gây cản trở.CSGT TP.HCM thông tin, theo Nghị định 168/2024, không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu đối với ô tô và từ 4 - 6 triệu đối với xe máy; đồng thời, người vi phạm bị trừ 4 điểm GPLX."Các xe ưu tiên là những xe đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người cũng như tình hình trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia. Do đó, chấp hành các quy định về xe ưu tiên, nhất là việc nhường đường cho xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ không chỉ là là nét đẹp văn hóa giao thông mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân", đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM nhấn mạnh.Nam Định: 17 vạn người đội mưa đổ về đền Trần dự lễ hội khai ấn
Theo báo cáo kết quả kinh doanh, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX) năm vừa qua đạt tổng doanh thu hơn 2.239 tỉ đồng, tăng 17% so với năm 2023. Trong đó, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đóng góp gần 1.680 tỉ đồng và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đóng góp gần 519 tỉ đồng. Doanh thu hoạt động nghiệp vụ gần như đi ngang so với năm trước, đạt 2,6 tỉ đồng trong khi doanh thu tài chính giảm tới 38%, còn hơn 38 tỉ đồng.Năm vừa qua, dù tăng khá mạnh song chi phí của VNX vẫn được giữ ở mức 2 con số, ghi nhận hơn 34 tỉ đồng. Theo đó, lợi nhuận trước thuế vẫn tăng 16% so với năm trước, đạt xấp xỉ 2.205 tỉ đồng và lãi sau thuế gần gần 2.204 tỉ đồng. Tương ứng mỗi ngày Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam thu lãi ròng hơn 6 tỉ đồng.Đáng chú ý, con số này không chỉ vượt xa kế hoạch ban đầu mà còn cao hơn cả chỉ tiêu mới cập nhật theo ý kiến của Bộ Tài chính cập nhật - đơn vị đại diện Nhà nước sở hữu 100% vốn tại VNX. Ban đầu, VNX đặt mục tiêu lãi sau thuế hợp nhất 1.423 tỉ đồng. Tuy nhiên, nhờ tình hình kinh doanh khả quan, công ty đã hoàn thành 87% chỉ tiêu lợi nhuận chỉ sau nửa năm. Do đó, cuối năm 2024, VNX đã mạnh tay nâng chỉ tiêu lợi nhuận thêm 40% lên 1.987 tỉ đồng. So với mức này, kết quả thực tế vẫn vượt 11% kế hoạch. Đây cũng là khoản lãi kỷ lục của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam kể từ khi thành lập đến nay.Kết quả kinh doanh vượt bậc của VNX được ghi nhận trong bối cảnh thanh khoản toàn thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì mức tăng trưởng 2 chữ số, chủ yếu được thúc đẩy trong giai đoạn đầu năm. Trong khi đó, số lượng tài khoản chứng khoán cũng tăng mạnh với hơn 2 triệu tài khoản mở mới. Tính đến cuối năm 2024, tổng số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán tại thị trường Việt Nam đạt khoảng 9,3 triệu đơn vị. Tổng cộng cả năm vừa qua, chỉ số VN-Index cũng tăng 12%...
Nghẹt cống gây ngập đường, ô nhiễm
Rất nhiều người phải uống thuốc thường xuyên, nhất là những người mắc bệnh mạn tính. Tuy nhiên, ít người thực sự quan tâm đến việc liệu họ có đang uống quá nhiều hay uống không đúng thời gian khuyến cáo.
Còn khi thân nhân ốm đau từ 1 tháng trở lên hoặc điều trị 1 lần tại bệnh viện từ 7 ngày trở lên, thì được nhận phụ cấp 500.000 đồng/thân nhân/lần. Việc này thực hiện không quá 2 lần/năm.
Doanh nghiệp bất động sản kiến nghị hỗ trợ cơ chế, không cần hỗ trợ tiền
Dự kiến ngày 5.2, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Bộ Tư pháp cho hay, luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã có quy định về trách nhiệm của các chủ thể trong công tác xây dựng pháp luật, nhưng còn rải rác và chưa thực sự rõ ràng.Các quy định về xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, cơ quan ban hành văn bản trái pháp luật, cũng như việc không kịp thời xử lý văn bản trái pháp luật và khắc phục hậu quả do áp dụng văn bản trái pháp luật gây ra chưa cụ thể, đầy đủ.Để khắc phục tình trạng nêu trên, tại lần sửa đổi luật này, Chính phủ đề xuất phương án quy định cụ thể về trách nhiệm của các chủ thể trong xây dựng, thi hành pháp luật.Trong đó, điều 68 dự thảo luật quy định cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về tiến độ trình và chất lượng dự thảo văn bản do mình trình.Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình hoặc cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban hành văn bản về tiến độ soạn thảo, chất lượng dự thảo văn bản được phân công soạn thảo; chịu trách nhiệm về việc tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, truyền thông, tham vấn chính sách, phản biện, thẩm định, thẩm tra.Quốc hội, hội đồng nhân dân và cơ quan khác, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về chất lượng văn bản do mình ban hành…Đặc biệt, dự thảo luật quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cũng phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng chậm tiến độ trình văn bản hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; trình hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật; để xảy ra hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ.Đồng thời, chịu trách nhiệm liên đới trong trường hợp đã giao cấp phó của mình chịu trách nhiệm trực tiếp phụ trách công tác xây dựng pháp luật, trừ trường hợp có quy định được loại trừ trách nhiệm…Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người đứng đầu có thể bị xử lý theo quy định của Đảng, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.Dự thảo luật cũng quy định rằng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và công chức được xem xét miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm nếu đã kịp thời áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lãng phí trong công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.