Những trò đùa ngày cá tháng tư và… cái kết
Hàng chục người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp vào rạng sáng 29.1 tại sự kiện tụ hội của đạo Hindu là Maha Kumbh Mela ở miền bắc Ấn Độ, theo AP.Sau hơn 12 giờ kể từ khi thảm kịch xảy ra ở thành phố Prayagraj (bang Uttar Pradesh), các đội ngũ cứu hộ vẫn tiếp tục đưa thi thể các nạn nhân đến nhà xác bệnh viện của trường Y Moti Lal Nehru tại địa phương.Phía cảnh sát chưa công bố con số thương vong chính thức, nhưng Reuters dẫn 3 nguồn thạo tin tiết lộ số người chết đã gần chạm ngưỡng 40 người."Thêm nhiều xác người được đưa đến. Chúng tôi đếm được gần 40 thi thể ở đây (nhà xác)", theo một nguồn tin.Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chia buồn với thân nhân người bị hại, nhưng không đề cập số thương vong cụ thể.Ông Yogi Adityanath, Thủ hiến bang Uttar Pradesh nơi lễ hội diễn ra, cho biết cuộc giẫm đạp bắt đầu khi một số tín đồ tìm cách nhảy qua các rào cản được sắp xếp để quản lý đám đông.Lễ hội của đạo Hindu dự kiến thu hút khoảng 400 triệu người tham gia. Tính đến ngày 28.1, gần 200 triệu người đã đến nơi và hơn 57 triệu người hoàn thành nghi thức tắm nước sông Hằng vốn xem là con sông linh thiêng của Ấn Độ.Trong một diễn biến khác, một tai nạn máy bay đã xảy ra ở phi trường dầu mỏ của bang Unity thuộc Nam Sudan. Chiếc máy bay chở theo 21 người đang trên đường đến thủ đô Juba thì gặp nạn, theo Reuters dẫn lời Giám đốc Sở Thông tin bang Unity Gatwech Bipal.Ông Bipal cho biết các hành khách trên máy bay là công nhân dầu mỏ của tập đoàn GPOC, liên danh giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn Dầu khí Nile thuộc sở hữu nhà nước Nam Sudan.Trong số những nạn nhân có 2 công dân Trung Quốc và một người Ấn Độ.Vẫn chưa rõ nguyên nhân rơi máy bay, cũng như các chi tiết liên quan. Chỉ có một người trên máy bay may mắn sống sót.'Pháp sư xăm trổ' Lee Do Hyun ấn tượng trong 'Exhuma: Quật mộ trùng ma'
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, rất nhiều đoàn khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế để du xuân.Làng rau Trà Quế (xã Cẩm Thanh, TP.Hội An, Quảng Nam) yên bình bên dòng sông Cổ Cò, cách phố cổ Hội An 2,5 km về phía đông bắc.Đến với làng du lịch nổi tiếng nhất thế giới này, du khách không chỉ ngắm cảnh, xem người dân trồng rau mà có thể giao lưu với nhà nông để được trải nghiệm về cách chăm sóc, tưới rau, thu hoạch... Khách có thể đạp xe dạo trên những con đường quanh làng rau để được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, yên bình...Nhiều năm qua, làng rau Trà Quế trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Tháng 4.2022, Bộ VH-TT-DL công nhận nghề trồng rau Trà Quế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cuối năm 2024, Tổ chức Du lịch Liên Hiệp Quốc (UN Tourism) cũng đã công nhận làng rau Trà Quế là làng du lịch tốt nhất thế giới.Những danh xưng này đang mang đến cho làng nghề truyền thống cơ hội nâng cao thương hiệu, phát triển du lịch bền vững.Đây là làng nghề trồng rau truyền thống được hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo các bô lão, danh xưng đầu tiên của làng là Nhự Quế (nghĩa là mùi thơm của rau như mùi hương cây quế), sau đổi thành Trà Quế (rau có vị cay giống quế và thơm như hoa trà).Trà Quế có đến hơn 40 loại rau, trong đó nổi bật phải kể đến rau thơm. Vẫn là hành, rau răm, tía tô, húng, rau mùi... như ở nhiều làng quê khác, nhưng rau Trà Quế thơm và có vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.Ông Nguyễn Lên (65 tuổi), người có thâm niên 46 năm trồng rau ở làng rau Trà Quế, cho biết những năm qua khách du lịch tìm đến Trà Quế tham quan tương đối đông, đặc biệt là trải nghiệm công việc làm nông. Trung bình mỗi ngày ông phụ trách "cầm tay chỉ việc" cho hàng chục du khách quốc tế, từ xới đất, bón phân cho tới tưới rau."Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, du khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế rất đông. Đến với làng rau này, hầu hết du khách đều muốn "hóa thân" thành những nông dân thực thụ để trồng, chăm sóc, tưới nước cho cây rau. Từ khi làng rau được công nhận làng du lịch tốt nhất thế giới, du khách đến đây mỗi ngày một đông hơn, thậm chí đứng trưa vẫn có khách đặt tour trải nghiệm làm nông dân", ông Lên nói.Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, vườn trải nghiệm trồng rau của ông Lên hiếm khi nào vắng khách.Đang hào hứng gánh nước tưới đều luống rau mới vun trồng, bà Siobhan (du khách Australia) vui vẻ cho hay thông qua kênh thông tin đại chúng, vợ chồng bà biết được làng rau Trà Quế vừa được công nhận là làng du lịch tốt nhất thế giới.Vì vậy, ngay khi sang Việt Nam những ngày giáp tết, địa điểm đầu tiên vợ chồng bà muốn đến tham quan là làng rau Trà Quế."Thật thú vị khi được hóa thân thành nông dân để thực hiện các công đoạn của việc trồng rau. Đây chắc chắn là kỷ niệm không thể nào quên", bà Siobhan chia sẻ.Dưới đây là một số hình ảnh PV Thanh Niên ghi nhận du khách quốc tế du xuân ở làng rau di sản hơn 400 năm tuổi ở TP.Hội An:
Lão nông miền tây bảo tồn các giống lúa mùa
Trong những ngày qua, tại các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên và Lạng Sơn đã diễn ra chương trình trao quà tết với chủ đề "63 gắn kết - 1 tết sum vầy" do Tổng công ty CP Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) phối hợp với các tỉnh, thành đoàn và chính quyền địa phương tổ chức.Chương nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn đón tết ấm cúng, đủ đầy. Mỗi phần quà bao gồm hiện vật trị giá 550.000 đồng và 300.000 đồng tiền mặt.Tại tỉnh Lạng Sơn, nhận được quà tết, anh Nguyễn Văn Hùng, một công nhân làm việc tại Khu công nghiệp Đồng Bành, tỉnh Lạng Sơn, xúc động chia sẻ: "Công việc của tôi quanh năm vất vả nhưng thu nhập chỉ đủ chi tiêu hàng ngày. Dịp tết là lúc tôi lo lắng nhất vì không biết xoay xở thế nào để vừa lo cho gia đình, vừa gửi tiền về quê. Nhận được phần quà này, tôi cảm thấy rất vui và ấm lòng vì có thêm điều kiện chuẩn bị tết".Chị Lê Thị Hoa, một công nhân may tại Lạng Sơn, cũng bày tỏ: "Tôi xa quê làm việc đã lâu, tết thường phải tiết kiệm để gửi tiền về gia đình. Hôm nay nhận được phần quà, tôi thấy mình được sẻ chia và động viên rất nhiều. Cảm ơn chương trình đã giúp chúng tôi cảm thấy ấm áp hơn trong dịp tết này".Tại Thái Nguyên, những phần quà không chỉ mang giá trị vật chất mà còn là sự động viên tinh thần lớn lao cho những người khó khăn. Chị Hoàng Thị Mai, một lao động tại H.Võ Nhai, xúc động nói: "Món quà này không chỉ giúp gia đình tôi có thêm tiền chi tiêu dịp tết, mà điều ý nghĩa hơn cả là cảm giác được quan tâm và sẻ chia. Chúng tôi rất biết ơn chương trình vì sự giúp đỡ đúng lúc này".Tại xã Đình Phong (tỉnh Cao Bằng), nhiều người dân không giấu được sự xúc động khi nhận được quà. Ông Nông Văn Dũng, một người dân địa phương, chia sẻ: "Gia đình tôi thuộc diện khó khăn, nên mỗi dịp tết luôn là thời điểm áp lực lớn. Món quà này thực sự ý nghĩa, giúp tôi có thêm điều kiện lo cho gia đình".Theo ban tổ chức, chương trình "63 gắn kết - 1 tết sum vầy" là hoạt động cộng đồng thường niên của Sabeco phối hợp với tổ chức Đoàn Thanh niên triển khai ở 24 tỉnh, thành trên cả nước. Chương trình hướng đến các nhóm đối tượng như: người dân nghèo, thanh niên công nhân làm việc xa quê và những lao động có hoàn cảnh khó khăn. Ở khu vực phía bắc, chương trình đã diễn ta tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên với 500 suất quà đã được trao tận tay người dân. Năm nay, hơn 7.000 suất quà tết cũng đã được trao cho công nhân, ngư dân, chiến sĩ biên phòng và người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Các món quà nhằm lan tỏa tinh thần nhân ái và khích lệ người dân vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.Ban tổ chức cho biết, bên cạnh ý nghĩa sẻ chia, chương trình còn góp phần tôn vinh những đóng góp của các lực lượng lao động đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Ban tổ chức mong muốn mỗi phần quà không chỉ giúp các gia đình có thêm điều kiện chuẩn bị tết mà còn lan tỏa tinh thần đoàn kết và niềm hy vọng cho một năm mới tốt đẹp hơn.
Các tiểu thương, sau nhiều ngày buôn bán chật vật, buộc phải giảm giá sâu đến 50-75%, thậm chí chấp nhận "xả hàng" vào tối muộn với hy vọng vớt vát được chút vốn cuối cùng. Một số người may mắn tranh thủ giờ này để mua hoa giá rẻ, nhưng phía sau đó là nỗi buồn của những người bán, những người đã đổ công sức chăm sóc cả năm trời.Nhiều tiểu thương, vì không muốn bị ép giá, chọn cách chặt bỏ những cành đào, gom thành đống ngay trên vỉa hè, quyết không bán rẻ dù phải chịu lỗ. Với họ, việc chấp nhận bán phá giá không chỉ là một thất bại trong kinh doanh mà còn tạo tiền lệ xấu cho những năm sau. Những cây hoa có thể trồng lại được thì được mang về vườn, nhưng phần lớn bị bỏ lại hoặc đem về nhà để chưng cho qua tết.Hình ảnh các chậu đào, quất, và hoa tết bị bỏ lại ven đường đã trở nên quen thuộc ở Hà Nội vào những ngày cuối năm. Tuy nhiên, đằng sau sự "xả hàng" này là một gánh nặng lớn cho những người làm vệ sinh môi trường. Những cành hoa, chậu cảnh bị bỏ lại chất thành đống lớn, không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn đòi hỏi nhiều công sức thu gom, xử lý trong những ngày sát tết. Năm nay, trong bối cảnh khó khăn kinh tế, nhiều người dân chờ đến sát ngày để mua hoa giá rẻ, khiến tình hình buôn bán thêm phần ảm đạm. Những tiểu thương bám trụ đến chiều muộn, nhưng đến 5-6 giờ tối, phần lớn cũng phải thu dọn về nhà, mang theo những hy vọng mong manh về một năm sau tốt đẹp hơn.
Áo xanh tình nguyện xây đường nông thôn
Sau thời gian Nghị định 168/2024 có hiệu lực thi hành, Sở GTVT TP.HCM đã gắn thêm nhiều hộp đèn phụ cho phép xe máy rẽ phải khi đèn đỏ tại các giao lộ. Nhiều tình huống giao thông cũng phát sinh từ đây.Nhiều người cho rằng, tới những giao lộ này nên chủ động lách qua một bên để nhường đường cho xe máy rẽ phải. Tuy nhiên, số khác nêu quan điểm, quy định không cấm, không bắt buộc phải nhường đường. Những tranh cãi về ý thức giao thông, về trường hợp CSGT phạt chắn lối xe rẽ phải nổ ra trên mạng xã hội. Lãnh đạo một đội CSGT cho biết, hiện nay, phương tiện tham gia giao thông được rẽ phải khi đèn đỏ trong các trường hợp sau:Do đó, khi tham gia giao thông, người dân cần quan sát các biển báo hiệu, vạch kẻ đường để biết cần di chuyển ở làn đường nào. Nếu làn trong cùng dành cho xe rẽ phải thì người lái xe dừng đèn đỏ ở làn này bắt buộc phải rẽ phải sau đó. Những người đi thẳng hoặc rẽ trái không dừng xe ở đây.Trường hợp này, nếu vi phạm, người tham gia giao thông có thể bị CSGT phạt lỗi đi không đúng làn đường. Trường hợp đèn đỏ có báo hiệu mũi tên màu xanh cho phép xe rẽ phải: Nếu là làn đường hỗn hợp - tức là làn đường dành cho cả xe rẽ phải và xe đi thẳng hoặc không có phân chia làn đường thì được dừng ở làn này, không bắt buộc phải nhường đường.Sau cùng, một số giao lộ có vạch mắt võng ở mặt đường kèm mũi tên rẽ phải: người tham gia giao thông bắt buộc rẽ phải, không được dừng chờ đèn đỏ ở làn đường có vạch mắt võng. Như vậy, 2 trường hợp dừng đèn đỏ chắn lối xe rẽ phải có thể bị CSGT phạt gồm: Dừng đèn đỏ ở làn đường có vạch mắt võng kèm mũi tên rẽ phải.Dừng chờ đèn đỏ ở làn đường dành cho xe rẽ phải, nhưng sau đó lại đi thẳng hoặc rẽ trái.Bạn đọc Báo Thanh Niên cũng bày tỏ nhiều quan điểm quanh vấn đề "giao lộ có đèn cho xe máy rẽ phải khi đèn đỏ, nhưng người phía trước không nhường". Nhiều người nêu quan điểm rằng, ở những giao lộ chỉ có đèn cho xe máy rẽ phải khi đèn đỏ mà không có làn đường riêng để rẽ thì không bắt buộc người phía trước phải nhường, ai tới trước dừng trước, ai tới sau dừng sau. CSGT khẳng định, không có quy định bắt buộc nhường đường cho xe rẽ phải, nhưng nếu được, ở giao lộ cho xe máy rẽ phải khi đèn đỏ, người dừng trước có thể lách qua đủ khoảng trống cho xe phía sau đi lên rẽ phải.Theo CSGT, người tham gia giao thông dừng đèn đỏ chắn lối xe rẽ phải nếu vi phạm có thể bị phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Cụ thể, mức phạt với người chạy ô tô là từ 400.000 - 600.000 đồng. Ngoài ra, mức phạt có thể tăng nặng lên từ 20 - 22 triệu đồng và trừ 10 điểm GPLX nếu vi phạm lỗi này và gây tai nạn giao thông.Người đi xe máy, bao gồm cả xe máy điện dừng không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường có thể bị phạt từ 200.000 - 400.000 đồng. Mức phạt tăng nặng từ 14 - 16 triệu đồng, trừ 10 điểm GPLX nếu vi phạm lỗi này và gây tai nạn giao thông.