Vì sao đôi rồng đá ở Thành nhà Hồ bị cụt đầu?
Sáng 15.1, UBND TP.HCM làm việc với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ và Long An nhằm đánh giá tiến độ triển khai các thỏa thuận hợp tác kinh tế - xã hội, nhất là các dự án trọng điểm, liên kết vùng.Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho biết dự án mở rộng đường nối cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn từ nút giao thông An Phú đến đường Vành đai 2) đã được HĐND TP.HCM thông qua chủ trương đầu tư công, quy mô 8 làn xe.Hiện chủ đầu tư đang tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Dự kiến, ngày 17.1 hoàn tất thủ tục lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng, hoàn chỉnh hồ sơ trình phê duyệt dự án trong tháng 4.2025. Dự án này dự kiến đưa vào khai thác năm 2026.Về các cầu kết nối TP.HCM với Đồng Nai, hầu hết được thể hiện trong quy hoạch của 2 địa phương. Riêng cầu Cát Lát, TP.HCM đề nghị tỉnh Đồng Nai sớm triển khai. 2 địa phương cũng sẽ sớm trao đổi, thống nhất kế hoạch và quy chế phối hợp triển khai các cầu Phú Mỹ 2, cầu Long Thành 2 trong thời gian tới để tăng cường kết nối giao thông, phục vụ phát triển kinh tế xã hội giữa hai địa phương.Điểm đáng chú trong quy hoạch các tỉnh, thành phố trong vùng Đông Nam bộ là phát triển đường ven sông, ven biển. Trong đó, đường ven sông Sài Gòn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (DT789) đang được đầu tư, dự kiến đưa vào khai thác năm 2025. TP.HCM dự kiến đầu tư đường ven sông Sài Gòn trong giai đoạn 2025 - 2030.Đối với đường ven biển, quy hoạch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã thể hiện rõ. Còn quy hoạch TP.HCM vừa được phê duyệt có trục kết nối mới ở phía Nam, kết nối từ Gò Công qua Cảng trung chuyển Cần Giờ, cảng Phước An, kết nối vào cao tốc Bến Lức - Long Thành.TP.HCM sẽ phối hợp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xây dựng kế hoạch và quy chế phối hợp triển khai đầu tư đường ven biển trong giai đoạn 2025 - 2030 để phục vụ phát triển các cảng biển lớn trong vùng.Hiện dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2026 nhưng mới chỉ có đường bộ, chưa có đường sắt kết nối. Bộ GTVT đang thẩm định nội bộ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đồng thời mời gọi nhà đầu tư, có thể thực hiện theo hướng dự án đối tác công tư hoặc vốn đầu tư nước ngoài.TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT đẩy nhanh tiến độ đầu tư tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành đồng bộ với thời gian khai thác sân bay Long Thành.Liên quan đến 2 dự án vành đai kết nối vùng, hiện dự án Vành đai 3 TP.HCM đang gặp khó khăn về nguồn cát sông do việc cấp phép khai thác tại các mỏ chậm, còn nguồn thương mại trong nước, nguồn cát nhập khẩu chưa đáp ứng yêu cầu.Trong khi đó, dự án Vành đai 4 TP.HCM có quy mô đầu tư và tổng mức đầu tư lớn (giai đoạn 1 gần 123.000 tỉ đồng), cần có sự hỗ trợ của nguồn vốn trung ương. Tuy nhiên, hiện nguồn vốn trung ương còn khó khăn và chưa có ý kiến của Thủ tướng và Bộ KH-ĐT về nguồn vốn trung ương bố trí vốn cho dự án. Riêng tỉnh Long An, ngân sách địa phương chỉ cân đối được cho dự án tối đa khoảng 10.000 tỉ đồng.Trường Giang bối rối vì mắc lỗi ở 'Nhanh như chớp'
Nhận được phản ánh của người dân, vào những ngày cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm 2025, PV Thanh Niên đã có mặt tại TT.Lăng Cô để ghi nhận thực trạng bờ biển vịnh Lăng Cô bị rác bủa vây. Theo đó, tại đoạn bờ biển tại tổ dân phố Loan Lý (TT.Lăng Cô) xuất hiện rất nhiều rác, đây là khu vực có nhiều hàng quán kinh doanh, nên bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Đi dọc bờ biển, hàng tá rác là túi ni lông, bao tải, vỏ chai nhựa, chai thủy tinh… dạt vào dày đặc, kéo dài nhiều km. Nhiều người dân sống trong khu vực cho biết, tình trạng này xuất hiện nhiều năm nay, nhất là vào thời điểm không khí lạnh, triều cường cao đẩy rác từ biển vào.Mỗi ngày, các chủ hộ kinh doanh hàng quán ven biển đều dọn rác, nhưng chỉ sau một đêm rác lại dạt vào, chất thành từng đống lớn.Tại các khu vực không có hộ kinh doanh, rác xuất hiện càng nhiều, gây ảnh hưởng đến cảnh quan của khu du lịch nổi tiếng."Hàng ngày quán chúng tôi phải cử ra một người để dọn rác nhưng vẫn không xuể, khối lượng rác quá nhiều, trôi từ biển vào nên dọn rồi đâu lại vô đấy. Có thể số lượng rác này từ các con sông đổ ra biển, sau đó theo sóng dạt vào bờ", một chủ một cơ sở kinh doanh ở bãi biển vịnh Lăng Cô nói.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Hoàng Trọng Huy, Phó chủ tịch UBND TT.Lăng Cô, cho biết tình trạng rác trôi vào bờ biển thường xuất hiện vào thời điểm không khí lạnh, triều cường cao. Số lượng rác quá lớn và trôi vào liên tục nên địa phương không thể xử lý thường xuyên."Thời điểm này biển động, không khí lạnh nên lượng khách đến với vịnh Lăng Cô không nhiều, trước khi thời tiết chuyển biến tốt, nắng lên chúng tôi sẽ huy động lực lượng dọn dẹp, làm sạch bờ biển để đón du khách", ông Huy nói.Vịnh Lăng Cô nằm dưới chân đèo Hải Vân, thuộc địa bàn TT.Lăng Cô, H.Phú Lộc (TP.Huế), từng được Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới (Worldbays) bình chọn là "Vịnh đẹp nhất thế giới" vào năm 2009. Với vẻ đẹp hoang sơ, bãi cát trắng mịn, nước biển xanh… hàng năm, địa điểm này thu hút số lượng lớn du khách nghỉ dưỡng, lưu trú. Việc rác "tấn công" các bãi tắm gây mất mỹ quan, làm xấu đi hình ảnh của vịnh biển này.
Sinh đủ 2 con trước 35 tuổi được thưởng: Vợ chồng trẻ mong muốn gì?
Những ngày cận tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hàng chục hộ dân ở vùng cao Tây Giang lần lượt đến trụ sở UBND xã để đăng ký tham gia mô hình "Phong trào người dân tự nguyện giao nộp chìa khóa xe cho già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong các ngày lễ tết".Việc làm có phần "lạ đời" này không phải mới được cộng đồng người Cơ Tu thực hiện, mà diễn ra từ nhiều năm nay và giờ đã thành "lệ làng". Thôn Anonh (xã A Nông) nằm giữa lưng chừng núi. Cách đây khoảng 5 năm, con đường từ trung tâm xã về thôn từng là nỗi ám ảnh của nhiều người dân bởi những vụ tai nạn kinh hoàng khi dân làng say xỉn, thanh niên phóng xe bạt mạng, lao vào vách núi, tông vào nhau...Để có một cái tết an toàn tuyệt đối, không còn cảnh xảy ra tai nạn giao thông chết người, những già làng đã mở cuộc họp khẩn.Tại cuộc họp, nhiều ý kiến, giải pháp đã được nêu ra, cuối cùng đi đến thống nhất: vận động người dân, đặc biệt là thanh niên, giao nộp chìa khóa xe máy để những người có uy tín trong làng cất giữ trong những ngày tết.Từ đó, những già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng trở thành những "cảnh sát giao thông" thật sự khi đích thân kiểm soát nồng độ cồn và tốc độ xe máy của thanh niên trong làng mỗi khi họ cầm lái. Anh Alăng Sĩ (27 tuổi, ở thôn Anonh) cho hay ban đầu khi thông báo sẽ cất giữ chìa khóa xe máy những ngày tết, nhiều người và nhất là thanh niên phản đối. Bởi, ở đây nhà cách xa nhau, lại quanh co đường núi nên ai cũng cảm thấy bất tiện vì tết mà không có xe đi chơi và thăm bà con, bạn bè. Nhưng từ sự vận động, tuyên truyền của cán bộ thôn, đặc biệt là các già làng và người có uy tín, nhiều hộ dân thấy được lợi ích trong việc giao nộp chìa khóa xe máy nên đã chấp hành nghiêm túc."Tết năm nay, không cần ai phải nhắc nhở, cứ đến ngày cận tết Nguyên đán là người dân lại chủ động tìm đến già làng, những người có uy tín để tự nguyện giao nộp chìa khóa. Nhờ duy trì được nếp trật tự này, mấy năm nay thôn Anonh không xảy ra tai nạn giao thông vào dịp lễ tết", anh Sĩ nói.Theo anh Sĩ, vào những ngày hội, ngày lễ quan trọng, ở địa phương thường tổ chức các hoạt động vui chung nên thỉnh thoảng có giao lưu, liên hoan tiệc tùng. Để an toàn cho bản thân và mọi người khi tham gia giao thông, việc giao nộp chìa khóa là việc làm hữu ích.Ông Bríu Đen, Trưởng thôn Anonh, cho hay ngày tết nhiều thanh niên trong làng sử dụng rượu bia rồi phóng nhanh vượt ẩu, nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra.Mục đích của việc thu chìa khóa là để trong 3 ngày tết người dân vùng cao không còn phải lo xảy ra tai nạn giao thông, không sợ mất mát tài sản kể cả tính mạng. Chỉ trường hợp khẩn cấp như chở ai đó đi bệnh viện cấp cứu mới được "xem xét", nếu ai vi phạm sẽ bị phạt theo luật tục của làng.Theo ông Đen, những ngày đầu, nhiều người phản đối bởi đó là tài sản của họ. Nhưng sau khi biết rõ ý nghĩa của việc "nhốt" xe, mọi người dân dần chấp nhận rồi đi đến ủng hộ rất cao. Những dịp tết cổ truyền gần đây, cán bộ thôn không phải đến nhà thu giữ nữa mà người dân tự giác tìm đến nộp chìa khóa.Việc giữ chìa khóa xe máy bắt đầu từ ngày ngày 27 tháng chạp, đến mùng 4 tết người dân mới nhận lại."Đây là mô hình hết sức đặc biệt nhằm đảm bảo an toàn giao thông và giảm thiểu tai nạn trong cộng đồng địa phương vào dịp lễ tết. Tự nguyện giao nộp chìa khóa xe máy, người dân thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, góp phần lan tỏa ý thức chấp hành luật giao thông, đảm bảo an ninh trật tự trong dịp tết cổ truyền", ông Bríu Đen nói.Với hiệu quả thiết thực mang lại, mô hình dần được nhân rộng ra toàn xã A Nông rồi được nhiều xã khác như A Xan, Tr'Hy… của H.Tây Giang hưởng ứng.Thời gian qua, chính quyền và các tổ chức xã hội tại H.Tây Giang khởi xướng mô hình giao nộp chìa khóa xe máy vào ngày lễ tết, với mục tiêu bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho người dân.Ông Yđêl Bốn, Chủ tịch UBND xã A Nông, cho biết mô hình này được triển khai theo cách rất giản đơn nhưng mang lại hiệu quả thiết thực.Trước ngày lễ tết hoặc có sự kiện quan trọng của thôn, người dân sẽ tự nguyện giao nộp chìa khóa xe máy cho đại diện cán bộ thôn hoặc các già làng, người có uy tín tạm giữ. Chủ xe có nhu cầu sử dụng phương tiện, các ban ngành của thôn xem xét điều kiện cần thiết trước khi giao lại chìa khóa.Ông Yđêl Bốn đánh giá mô hình này có ý nghĩa thiết thực và nhân văn, tạo sự lan tỏa lớn trong cộng đồng địa phương trong chấp hành các quy định về luật Giao thông đường bộ, giúp đảm bảo tính mạng và tài sản cho người dân khi tham gia giao thông vào dịp Tết Nguyên đán.Ông Arất Blúi, Phó chủ tịch UBND H.Tây Giang, cũng đánh giá đây là cách làm rất hay, số vụ tai nạn giao thông trong mỗi dịp tết giảm hẳn.Theo ông Arất Blúi, từ khi "lệ làng" được ban hành, nhiều làng vùng cao đã đón một tết cổ truyền bình yên. Đây là điều rất đáng ghi nhận và là nét văn hóa cần được nhân rộng ở bất cứ nơi đâu.
Sau đó, sự kiện ra mắt toàn cầu của Xiaomi 15 Ultra sẽ diễn ra tại triển lãm Mobile World Congress (MWC) ở Barcelona, Tây Ban Nha, vào tháng 3.Trong khi chờ đợi sự xuất hiện của Xiaomi 15 Ultra, một người chuyên rò rỉ thông tin nổi tiếng trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc là Smart Pikachu đã tiết lộ một số hình ảnh về Xiaomi 15 Ultra, cho thấy thiết bị có nhiều tùy chọn màu sắc hấp dẫn. Đặc biệt, hình ảnh rò rỉ cho thấy thiết kế của chiếc điện thoại này có nhiều điểm tương đồng với máy ảnh Leica M11 với các mô-đun camera tròn lớn. Xu hướng chọn thiết kế của những mẫu máy ảnh nổi tiếng cũng đang là cách mà nhiều nhà sản xuất Trung Quốc thực hiện.Hình ảnh cho thấy mặt lưng của Xiaomi 15 Ultra được thiết kế với 2 tông màu, có thể được làm từ chất liệu da thuần chay. Khi cầm theo chiều dọc, nhãn hiệu "Leica" có vẻ không hấp dẫn, nhưng khi cầm đúng cách như một chiếc máy ảnh (chiều ngang), mặt sau của thiết bị lại rất giống với Leica M11.Báo cáo cho biết hệ thống camera của Xiaomi 15 Ultra bao gồm 4 ống kính không theo quy ước, bao gồm ống kính chính 200 MP, ống kính tele 50 MP, ống kính siêu rộng 50 MP và ống kính tele 3x 500 MP.Theo các thông tin rò rỉ trước đó, Xiaomi 15 Ultra sẽ được trang bị chip Snapdragon 8 Elite, kết hợp RAM 16 GB và chạy HyperOS 2 dựa trên nền tảng hệ điều hành Android 15. Thiết bị này cũng hứa hẹn sẽ có khả năng sạc nhanh với công suất 90W cho sạc có dây và 50W cho sạc không dây, cùng với pin 6.000 mAh.Ngoài ra, Xiaomi 15 Ultra còn được trang bị máy quét vân tay siêu âm, hỗ trợ eSIM, tính năng liên lạc vệ tinh và màn hình OLED cong 2K từ TCL. Sản phẩm dự kiến có giá vào khoảng 900 USD.
Anh hùng lao động Thái Hương: Top 50 phụ nữ châu Á có ảnh hưởng lớn
Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2025) T.Ư Đoàn tổ chức Chương trình giao lưu tiếp lửa truyền thống với chủ đề "Đảng là lẽ sống của tôi" tại đình Tân Trào (H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang).Tham dự chương trình có anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam; lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang cùng các chuyên gia, nhân chứng lịch sử và đoàn viên, thanh niên. Chương trình còn được kết nối tới các điểm cầu tại Hà Nội, Nghệ An và TP.HCM.Tại điểm cầu Nghệ An, các bạn trẻ đã được nghe cuộc trò chuyện với chị Phạm Thị Oanh, một hướng dẫn viên đã có 15 năm công tác tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Làng Sen, H.Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh.Chị Oanh xúc động kể lại hành trình nhiều năm gắn bó, truyền tải tới du khách những câu chuyện vô cùng xúc động về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ. Theo chị Oanh, điều để lại ấn tượng nhất với chị là khi kể về câu chuyện những người thân của Bác mất, nhưng Bác cũng không thể về chịu tang và đã hy sinh việc nhà, để thực hiện "ham muốn tột bậc là nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Người đã bôn ba khắp năm châu bốn bể để rồi trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng, đưa đất nước đấu tranh giành được độc lập.Tại đình Tân Trào cũng diễn ra cuộc giao lưu ấn tượng với các nhân vật đặc biệt. Đó là cụ Hoàng Ngọc (89 tuổi), nhân chứng sống cuối cùng tại Tân Trào từng được gặp Bác Hồ và chứng kiến khí thế hào hùng của những ngày tổng khởi nghĩa.Cụ Ngọc cũng là một trong những thành viên của Đội Nhi đồng cứu quốc được chính Bác Hồ lựa chọn và giao nhiệm vụ khi tới Tân Trào. Cụ kể về kỷ niệm gặp Bác Hồ khi Người về nước. Lúc đó mới 8 - 9 tuổi nhưng cụ vẫn nhớ như in những sự kiện trọng đại diễn ra tại Tân Trào và những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhắn gửi tới thế hệ trẻ, cụ Ngọc cho biết, cả cuộc đời của mình đã gắn bó với Đảng và luôn tin tưởng có cách mạng sẽ có tất cả. "Ngày nay thanh niên cần phải học lịch sử, dù xã hội có tiên tiến như thế nào, tuổi trẻ cũng phải học và hiểu sự hy sinh của cha ông để đất nước được độc lập, thống nhất. Đồng thời, tuổi trẻ phải không ngừng học tập nắm vững khoa học kỹ thuật, để bảo để vệ đất nước, bảo vệ nhân dân" cụ Ngọc nhắn gửi.Tại chương trình, phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Viết Thông (nguyên Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận T.Ư) đã ôn lại lịch sử thành lập Đảng và vai trò lãnh đạo của Đảng suốt 95 năm qua. Ông Thông nhắn gửi thế hệ trẻ phải luôn ghi nhớ ngày 3.2, bởi đó là ngày thành lập Đảng và những thành tựu mà Đảng đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.Chia sẻ tại chương trình, bạn Chu Hoa Bảo Trâm (sinh viên năm 2 chuyên ngành Kinh tế chính trị quốc tế, Trường ĐH Ngoại thương) cho biết được may mắn lớn lên trong hòa bình và trưởng thành nhờ tham gia công tác Đoàn, Đội. "18 tuổi tôi được kết nạp Đảng, là vinh dự lớn lao của bản thân và luôn nhắc nhở mình không ngừng cố gắng, hoàn thiện bản thân để lan tỏa hành động đẹp tới các bạn trẻ", Trâm chia sẻ. Theo Trâm, ngày nay các bạn trẻ có màu sắc cá nhân riêng, nhưng đều có mong muốn được trau dồi bản thân, để vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Muốn vậy, tuổi trẻ cần gìn giữ và bảo tồn giá trị văn hóa, hiểu về lịch sử và cuộc kháng chiến của dân tộc. Đây là chìa khóa để tuổi trẻ tự tin bước vào kỷ nguyên mới."Các bạn phát huy bản sắc của mình nhưng cần theo định hướng chung của Đảng, để trở thành lực lượng mới đưa đất nước tiến lên. Là thế hệ trẻ lớn lên trong thời bình, mình luôn cảm thấy biết ơn và vô cùng tự hào vì có Đảng lãnh đạo. Mình luôn cố gắng phấn đấu, trau dồi để trở thành người vừa hồng vừa chuyên như Bác Hồ từng mong muốn", Trâm bày tỏ.