Tuổi trẻ cả nước chung sức vì cộng đồng
Đây là những gợi mở của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 6, do Bộ TT-TT tổ chức tại Hà Nội sáng 15.1.Diễn đàn năm nay có chủ đề "Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam".Phát biểu tại diễn đàn, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số đã và đang khẳng định vai trò động lực chủ chốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng tất yếu, mà còn là yêu cầu cấp thiết để Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển với khu vực và thế giới. Bên cạnh biểu dương cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam về những nỗ lực không ngừng và những thành tựu đã đạt được, Tổng Bí thư cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế cần khắc phục để đảm bảo sự phát triển vững mạnh như: việc thiếu hụt nguồn nhân lực ảnh hưởng đến khả năng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp; trình độ công nghệ của các doanh nghiệp nhìn chung còn thấp, chỉ tham gia vào nút thắt khiêm tốn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Lấy ví dụ một chiếc áo bán ra trong đó thiết kế, vải, nhuộm, chỉ, cúc… đều của người khác, Tổng Bí thư băn khoăn: "Liệu mình thu nhập được bao nhiêu trên những sản phẩm này. Có chăng đóng góp của chúng ta chỉ là công lao động và ô nhiễm môi trường". Tổng Bí thư dẫn chứng thêm, ngành điện tử, sản xuất điện thoại và linh kiện ở khu vực FDI xuất khẩu 100% nhưng nhập khẩu đến 80% giá trị linh kiện này. Samsung đầu tư vào Việt Nam từ năm 2008 đến nay, tại Thái Nguyên có 60 doanh nghiệp, đối tác cung ứng cho Samsung thì có đến 55 doanh nghiệp nước ngoài. Tại Bắc Ninh có 176 đối tác cấp 1 cung ứng thì có 164 doanh nghiệp nước ngoài. "Các doanh nghiệp trong nước chủ yếu là cung cấp dịch vụ an ninh, xuất ăn công nghiệp, xử lý rác thải… Tôi muốn nêu rõ bất cập này để các doanh nghiệp thấy chúng ta đang đứng ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu, cũng như trong năng lực cạnh tranh quốc tế", Tổng Bí thư nói.Từ thực tế, sự đóng góp của khu vực FDI đối với việc nâng cao tiến bộ khoa học nội địa còn thấp, trên 80% doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ trung bình, 14% sử dụng công nghệ lạc hậu, 5% sử dụng công nghệ cao, Tổng Bí thư lưu ý: "Sắp tới đây chúng ta phải thu hút FDI có chọn lọc tốt hơn, đừng để Việt Nam trở thành cứ điểm lắp ráp, gia công, bãi rác của công nghệ thế giới. Trong khi doanh nghiệp trong nước thì không học hỏi được điều gì".Trên tinh thần của Nghị quyết 57 được ví như "khoán 10 trong nông nghiệp đối với ngành khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo", Tổng Bí thư mong muốn sẽ nhận được những báo cáo là trí tuệ của Việt Nam, công nghệ số Việt Nam đóng góp bao nhiêu phần trăm vào sản phẩm công nghệ số, đóng góp bao nhiêu phần trăm giúp các sản phẩm thông minh hơn, thẩm mỹ hơn, được người tiêu dùng đón nhận nhiều hơn, những tên Việt Nam nào được vinh danh trong các phát minh sáng kiến.Tổng Bí thư gợi mở các nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong giai đoạn tới. Thứ nhất, nỗ lực tự cường, tự chủ công nghệ, phát triển công nghệ chiến lước, công nghệ lõi. Đây là căn cơ để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đặc biệt là ngành công nghiệp công nghệ số. Thứ hai, tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ số, bởi theo Tổng Bí thư, hạ tầng số sẽ đóng vai trò cốt lõi cho việc thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số. Chính phủ cần đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng công nghiệp hiện đại có dung lượng lớn, băng thông rộng, đồng bộ và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho kết nối toàn quốc và phát triển kinh tế số.Thứ ba, khơi nguồn nhân tài và thu hút chuyên gia công nghệ cao. Theo đó, cần tăng cường chính sách thu hút nhân tài công nghệ cao, xây dựng môi trường làm việc hấp dẫn, hỗ trợ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực nội địa để tạo ra các doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu khu vực và quốc tế.Thứ tư, xây dựng hệ sinh thái công nghệ số bền vững, đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái công nghệ số với sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức hỗ trợ.Thứ năm, phát triển kinh tế số và xã hội số, từng bước hình thành và phát triển các lĩnh vực về kinh tế số như: Chính phủ số, xã hội số, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển công nghệ ứng dụng về quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ công, thúc đẩy giao dịch điện tử, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho mọi người dân.Thứ sáu, nâng cao năng lực vị thế năng lực toàn cầu. Chúng ta phải phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới. Đến năm 2030 đưa Việt Nam vào top 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển công nghệ số, đồng thời tạo ra ít nhất 5 doanh nghiệp công nghệ số lớn có khả năng cạnh tranh quốc tế.Thứ 7, thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế. Tăng cường hợp tác với các tổ chức doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới, thu hút thêm các tổ chức nghiên cứu, sản xuất công nghệ số vào Việt Nam; đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, đưa các sản phẩm ra thị trường quốc tế.Đối với doanh nghiệp công nghệ số, Tổng Bí thư nhấn mạnh: "Chúng ta cần đồng lòng, quyết tâm và khát vọng mạnh mẽ hơn nữa. Chúng ta nhìn thấy ở đây không chỉ là cơ hội mà còn là trách nhiệm trong việc góp phần hiện thực hóa các mục tiêu lớn lao mà Đảng và Nhà nước đặt ra trong Nghị quyết 57. Hãy biến khát vọng dẫn đầu thành hành động cụ thể, mỗi doanh nghiệp cần dấn thân vào các lĩnh vực tiên phong, chủ động tiếp cận công nghệ mới, không ngừng đổi mới sáng tạo. Các doanh nghiệp công nghệ số cần tập trung xây dựng các sản phẩm mang tính đột phá, tạo ra giá trị thực sự phục vụ lợi ích người dân".Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đây là thời điểm chín muồi của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đoàn kết, chung sức xây dựng một tương lai vững bền cho ngành công nghệ số nước nhà. Đây không chỉ là sứ mệnh cao cả, mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp khẳng định mình, đưa các sản phẩm dịch vụ "Make in Vietnam" vươn xa, góp phần đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới.M.U dẫn đầu trong cuộc đua giành chữ ký của Erling Haaland
Sau 35 năm hoạt động, từ doanh thu 1 tỉ đồng, kết thúc năm 2023, Saigon Co.op đạt doanh thu 30.000 tỉ đồng và đang phục vụ 1 triệu lượt khách/ngày với hơn 4 triệu khách hàng thành viên thân thiết và sở hữu hơn 800 điểm bán. Hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op bao gồm siêu thị Co.opmart cùng với các thương hiệu khác trong hệ sinh thái như Co.opXtra, Co.opFood, Co.op Smile, Cheers 24h, SC Vivo City, Sense City, SenseMarket...
Bee Communication và Channel Factory thiết lập đối tác chiến lược
Chiều nay 15.2, Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Nam cho biết đang phối hợp với Công an H.Thăng Bình điều tra nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn liên hoàn trên QL1 đoạn qua địa phận H.Thăng Bình khiến các phương tiện giao thông bị ùn tắc kéo dài gần 2 km, mãi đến 17 giờ chiều nay mới thông tuyến.Theo thông tin ban đầu, vào lúc 13 giờ 10 phút chiều nay 15.2, xe đầu kéo BS 76G-00348 kéo theo rơ moóc 76R-008.58 do tài xế Nguyễn Tấn Tiên (42 tuổi, ở H.Đức Phổ, Quảng Ngãi) điều khiển, lưu thông hướng nam - bắc trên QL1, khi đến Km 982 đoạn giao với đường liên xã qua thôn An Thái (xã Bình An, H.Thăng Bình) thì xảy ra tai nạn.Lúc đó, xe đầu kéo BS 76G-00348 bất ngờ va chạm với xe máy BS 92H1-939.28 do ông Lê Ngọc Nhân (85 tuổi) điều khiển, chở theo bà Phạm Thị Yến (81 tuổi, đều ở thôn An Phước, xã Bình An, H.Thăng Bình) đang băng qua QL1.Chưa dừng lại ở đó, xe đầu kéo BS 76G-003.48 lao qua hướng chiều đường ngược lại, tông vào xe tải BS 92H-008.00 do anh Huỳnh Ngọc Tường (22 tuổi) điều khiển, trên xe có Võ Văn Tuấn (30 tuổi, đều ở P.Trường Xuân, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) lưu hành hướng bắc - nam. Tiếp đó, xe máy BS 92N1-718.95 do anh Huỳnh Văn An (40 tuổi, ở xã Tam Anh Bắc, H.Núi Thành, Quảng Nam) điều khiển tông vào phía sau xe tải 92H-008.00. Hậu quả, vụ tai nạn liên hoàn khiến 4 người bị thương nặng, được người dân địa phương đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên tại hiện trường, cả 4 xe đều hư hỏng nặng; xe đầu kéo nằm chắn ngang một phần QL1 khiến các phương tiện khác không thể lưu thông, giao thông bị ách tắc kéo dài gần 2 km.Tiếp nhận thông tin, Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Nam có mặt tại hiện trường phân luồng, điều tiết giao thông. Đến khoảng 17 giờ chiều nay 15.2, lưu thông tại khu vực xảy ra tai nạn liên hoàn mới trở lại bình thường.
Theo các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê Việt Nam, hiện nay, mốc lịch sử mới 110.000 hay 120.000 đồng/kg cà phê là vấn đề thời gian do nhu cầu thế giới cao trong khi nguồn cung từ Việt Nam đang cạn kiệt. Trong 6 tháng vừa qua Việt Nam đã xuất khẩu gần 1 triệu tấn cà phê, sản lượng tồn kho ước chỉ còn khoảng 300.000 tấn. Như vậy, khả năng năng chỉ 2 tháng nữa Việt Nam cũng không còn nguồn cung. Trong khi đó, niên vụ mới đến tháng 10 mới bắt đầu thu hoạch. "Có thể Việt Nam phải nhập khẩu ngược cà phê từ các nước khác để sản xuất và bù hợp đồng", ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA) cảnh báo.
Indonesia đặt mục tiêu đưa 100.000 lao động đến Nhật
Ngôi sao Argentina sẽ đồng hành cùng sự kiện với tư cách khách mời đặc biệt, chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm của ông về sự giao thoa giữa thể thao và công nghệ.