Mua xe 'lướt' gặp rủi ro gì?
Trái với cảnh tàn úa của mùa khô Tây nguyên, trang trại nông nghiệp sạch rộng 2 ha của chị Nhi tại xã Đăk Mar luôn xanh tốt. Đây là thành quả sau hơn 2 năm "bỏ phố về quê" của chị.Năm 2017, chị Nhi tốt nghiệp ĐH ngành tài chính - marketing. Ra trường, chị làm truyền thông cho một doanh nghiệp với mức thu nhập ổn định. Nhờ đó, chị có cơ hội đến nhiều quốc gia. Cũng chính từ những chuyến công tác nước ngoài, tiếp xúc với các mô hình nông nghiệp hữu cơ tiên tiến, chị nghĩ đến chuyện áp dụng mô hình đó ở quê nhà. Ấp ủ ý tưởng được vài năm, sau khi suy nghĩ kỹ, chị quyết định gác lại những cơ hội phát triển ở TP để về quê xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ."Mình suy nghĩ rất lâu, bỏ sự ổn định để bắt đầu lại là bước đi mạo hiểm. Nhưng càng đi xa, mình càng thấy nhớ nhà, nhớ mảnh đất Tây nguyên nắng gió này. Bởi vậy, mình muốn làm điều gì đó để góp phần phát triển quê nhà", chị Nhi nói.Những ngày đầu không hề dễ dàng, chị Nhi phải làm quen lại với cây cối, đất đá. Từ khu vườn tạp của gia đình, chị bắt tay cải tạo đất, trồng cây ăn quả và thực hiện phương thức canh tác theo hướng hữu cơ, nông sản sạch. Chị học hỏi từ những điều nhỏ nhất, từ kỹ thuật trồng cây đến việc làm cỏ, bắt sâu, cách thức bón phân, tưới tiêu cho cây trồng vào mùa khô hạn... Không chỉ vậy, chị còn đến thăm các mô hình cây trồng, chăn nuôi hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm. Khi vườn cây bắt đầu ra quả, chị vừa học cách chăm sóc vừa loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm."Có những lúc mình cảm thấy mệt mỏi và muốn dừng lại. Thế nhưng mình lại tự nhắc bản thân rằng con đường này là do mình chọn và bản thân không muốn lãng phí bất cứ cơ hội nào", chị Nhi chia sẻ.Chị Nhi tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có, tự cung tự cấp để phát triển trang trại. Phân bón hữu cơ được chị làm từ vỏ cà phê, thân cỏ, dùng nguồn thức ăn có sẵn từ thân chuối hoặc cây trái hư hỏng để nuôi heo, gà đồi. Sau hai năm, chị biến trang trại của mình thành mô hình vườn - ao - chuồng khép kín. Bên cạnh các loại cây ăn trái như sầu riêng, mít, bơ..., chị còn nuôi thêm heo rừng, gà đồi và thử nghiệm trồng cây dược liệu. Đồng thời, chị còn nuôi một số loại cá tiềm năng như: cá lóc, cá chép…Nhờ sự hỗ trợ từ bạn bè, đối tác, sản phẩm của chị Nhi dần được biết đến. Chính từ chất lượng sản phẩm, những khách hàng đầu tiên đã giúp chị giới thiệu sản phẩm đến nhiều người khác. Từ việc chỉ bán sản phẩm của gia đình, chị bắt đầu liên kết với các nhà vườn xung quanh, xây dựng quy trình sản xuất nông nghiệp sạch và nâng cao giá trị sản phẩm.Đến nay, trang trại của chị Nhi mang lại lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng mỗi năm. Không dừng lại ở đó, chị còn hợp tác với các doanh nghiệp và nhà khoa học trong và ngoài nước triển khai các dự án sản xuất thực phẩm chức năng từ cây dược liệu hay phát triển du lịch nông nghiệp."Mô hình nông nghiệp tuần hoàn không chỉ giúp mình tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có, mà còn tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Mình tin rằng nếu có sự hỗ trợ và liên kết từ nhiều phía, nông nghiệp sạch không chỉ nhiều tiềm năng mà còn là giải pháp để bảo vệ môi trường", chị Nhi bày tỏ.Anh Hà Quốc Mạnh, Bí thư Huyện đoàn Đăk Hà, cho hay chị Võ Thị Nhung Nhi là một tấm gương trẻ, có kiến thức, dám nghĩ, dám làm, dám thực hiện giấc mơ, hoài bão của mình. Đặc biệt, mô hình nông nghiệp tuần hoàn của chị gắn với sự phát triển bền vững của địa phương, đáng để mọi người học hỏi. Huyện đoàn Đăk Hà luôn khuyến khích đoàn viên mạnh dạn khởi nghiệp, phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi mang lại thu nhập cao.Đi về miền Dao: Huyền bí tranh thờ người Dao
Sáng nay (3.2), Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy. Tại hội nghị, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Trị Phan Văn Phụng công bố Quyết định số 1860-QĐ/TU ngày 3.2 của Tỉnh ủy Quảng Trị về việc thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.Theo đó, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy trên cơ sở hợp nhất Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận Tỉnh ủy. Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định điều động Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 kể từ ngày 3.2.Đồng thời, bổ nhiệm Phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy Mai Xuân Tâm, Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Thị Ngọc Lan, Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Quốc Khánh, Phó trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Trần Văn Tuấn giữ chức vụ Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, thời hạn bổ nhiệm 5 năm kể từ ngày 3.2.Phát biểu giao nhiệm vụ, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Long Hải nhấn mạnh việc thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy là tổ chức đầu tiên của cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy tại tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải đề nghị Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy tập trung thực hiện một số công việc, bao gồm: khẩn trương xây dựng quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cho các lãnh đạo ban, các phòng chuyên môn; sắp xếp, bố trí đội ngũ công chức, người lao động các phòng chuyên môn đảm bảo đúng quy định.Phát biểu nhận nhiệm vụ, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị Hồ Đại Nam khẳng định sẽ cùng tập thể cán bộ tập trung thực hiện nhiệm vụ ngay những ngày đầu năm, tuyệt đối không để xảy ra lỗ hổng trong thực hiện nhiệm vụ. Toàn thể cán bộ của đơn vị sẽ nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, nhất là công tác thông tin, tuyên truyền và công tác dân vận trong nhân dân. Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị sẽ tiếp tục phát huy truyền thống của 2 ban trước đây để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong công tác tuyên giáo, dân vận trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Phản tiểu thuyết là gì?
Tổng thống Donald Trump hôm hôm 7.3 cho biết ông thấy thỏa thuận với Tổng thống Nga Vladimir Putin dễ dàng hơn so với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.Trước đó cùng ngày, tổng thống Mỹ đã đề cập đến khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt quy mô lớn đối với Nga.Động thái này diễn ra sau khi hãng tin Reuters vào đầu tuần này đưa tin Nhà Trắng đang chuẩn bị nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Nga như một phần trong nỗ lực chấm dứt xung đột và cải thiện quan hệ ngoại giao - kinh tế với Moscow.
Chiều 18.2, lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Khánh Hòa cho biết vừa có báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về việc chuẩn bị chuyển giao nhiệm vụ, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX), nhằm chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.Theo đó, Sở GTVT đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa thống nhất dừng tiếp nhận hồ sơ đổi GPLX không thời hạn; tiếp tục tiếp nhận hồ sơ cấp đổi GPLX có thời hạn (còn hiệu lực trong vòng 15 ngày).Đối với việc tổ chức các kỳ sát hạch cấp GPLX theo kế hoạch trong tháng 2.2025 của Sở GTVT, Sở sẽ bám sát chỉ đạo của Bộ GTVT, Cục Đường bộ Việt Nam, UBND tỉnh, căn cứ vào tình hình thực tế để điều chỉnh kế hoạch sát hạch trong tháng 2.2025 cho phù hợp.Đối với công tác bàn giao nhiệm vụ, Sở GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện việc bàn giao theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền; kịp thời báo cáo UBND tỉnh những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình bàn giao.Thời gian qua, Sở GTVT tỉnh Khánh Hòa đã có các buổi làm việc với Công an tỉnh Khánh Hòa về việc bàn giao nhiệm vụ sát hạch, cấp GPLX giữa Sở GTVT và công an tỉnh nhằm đảm bảo việc bàn giao tiếp nhận được thuận lợi đúng với tinh thần chỉ đạo của Trung ương và UBND tỉnh. Tuy nhiên, đối với việc chuyển giao nhiệm vụ và bàn giao hồ sơ, dữ liệu, cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý nhà nước về sát hạch, cấp GPLX có một số vướng mắc. Cụ thể, khối lượng các công việc liên quan rất lớn, nhân sự thực hiện nhiệm vụ hạn chế (Sở GTVT chỉ bố trí được 1 công chức, 1 hợp đồng in GPLX để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX) nên 2 nhân sự trên vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, vừa thực hiện nhiệm vụ bàn giao do đó việc bàn giao là hết sức khẩn trương theo chỉ đạo của Cục Đường bộ Việt Nam (dự kiến trước ngày 19.2.2025). Việc các cơ sở đào tạo đã đăng ký lịch thi sát hạch lái xe, các hồ sơ tiếp nhận thi phục hồi GPLX (GPLX quá thời hạn sử dụng) tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh và đã hẹn người dân sát hạch trong tháng 2.2025; nếu ngừng sát hạch sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.Bên cạnh đó, việc người dân đổi GPLX các hạng tăng đột biến trong thời gian vừa qua dẫn đến sự quá tải tại bộ phận chuyên môn của Sở. Đồng thời chưa có thời gian chính thức về việc kết thúc nhiệm vụ quản lý nhà nước về sát hạch, cấp GPLX (thời gian dừng tiếp nhận hồ sơ, thời gian dừng ký giấy phép lái xe) nên việc thực hiện nhiệm vụ của Sở GTVT hết sức bị động.
Kaspersky ra mắt dòng sản phẩm bảo mật mới dành cho doanh nghiệp tại Việt Nam
Xuân Son lên bàn mổ vào ngày 6.1 (một ngày sau trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 tại Thái Lan. Một trong những giai đoạn đặc biệt quan trọng là giai đoạn, anh được chuẩn bị trở lại thi đấu.Đó là giai đoạn 4 (4-6 tháng sau mổ) - giai đoạn mang tính quyết định với sự nghiệp của Xuân Son. Sau khoảng 4 tháng, khi các cơ bắp, xương và khớp đã phục hồi đáng kể, Xuân Son bước vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phục hồi – chuẩn bị trở lại thi đấu. Mục tiêu chính của giai đoạn này là khôi phục hoàn toàn khả năng vận động và phối hợp, đảm bảo anh có thể thi đấu ở cấp độ cao.Xuân Son tiếp tục thực hiện các bài tập mô phỏng tình huống thi đấu thực tế, giúp anh làm quen với các chuyển động nhanh và mạnh mẽ, tương tự như trong các trận đấu thực tế. Các bài tập phối hợp giữa cơ thể và kỹ năng chuyên môn được chú trọng để cải thiện tốc độ, sức mạnh và khả năng phản ứng nhanh.Đây là giai đoạn mà Xuân Son sẽ được kiểm tra khả năng của mình trong môi trường thi đấu mô phỏng, từ đó điều chỉnh lại các kỹ năng cần thiết trước khi trở lại sân cỏ chính thức.Thời gian phục hồi và dự báo: Sau 6 tháng, nếu quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi, Xuân Son hoàn toàn có thể trở lại thi đấu chính thức. Tuy nhiên, việc đảm bảo anh có thể tái hòa nhập với CLB đội tuyển và thi đấu ở mức độ cao đòi hỏi một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng.Thạc sĩ Nguyễn Quyết Thắng - Kỹ thuật viên trưởng Trung tâm chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao Bệnh viện Vinmec nói: "Lộ trình phục hồi chức năng của Xuân Son chia làm 4 giai đoạn với mục tiêu rõ ràng. Trong 1-2 tuần đầu, mục tiêu kiểm soát đau, kích hoạt thần kinh cơ và phục hồi khả năng di chuyển và phòng ngừa các biến chứng nếu có. Các giai đoạn tiếp theo hướng đến tăng cường sức mạnh, cải thiện tầm vận động, thăng bằng và chuẩn bị thể lực. Sau 6 tháng tập luyện cường độ tối đa, nếu đạt tiêu chuẩn, Son sẽ được phép thi đấu trở lại".Dự kiến sau khoảng 8 tháng, nếu không có biến chứng và quá trình hồi phục không gặp trở ngại, Xuân Son có thể đạt được phong độ thi đấu đỉnh cao, trở lại mạnh mẽ và đóng góp quan trọng cho đội tuyển quốc gia. Như vậy, vào khoảng tháng 7.2025, Xuân Son được phép tái xuất và đến khoảng tháng 9.2025, anh có thể lấy lại phong độ đỉnh cao như anh vốn có. Chấn thương không chỉ là thử thách đối với Xuân Son mà còn là cơ hội để anh thể hiện sự kiên trì, nỗ lực và tinh thần chiến đấu không mệt mỏi. Các bước hồi phục khoa học và hợp lý sẽ giúp Xuân Son sớm quay lại sân cỏ và tiếp tục cống hiến cho đội tuyển Việt Nam.