VinFast vượt doanh số Honda trong phân khúc ô tô điện
Ngày 3.3 (theo giờ Mỹ), trong khuôn khổ chương trình quảng bá điện ảnh Việt Nam tại Mỹ nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ, Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam (VFDA) do TS Ngô Phương Lan - Chủ tịch VFDA, nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tập thể lãnh đạo cao cấp của Sony Pictures (một trong những hãng phim lớn ở Hollywood, thành viên của Hiệp hội Điện ảnh Mỹ) nhằm tiến đến hợp tác sản xuất phim ở Việt Nam.Đại diện Sony Pictures có ông Sanford Panitch, Chủ tịch Sony Pictures, ông Andy Davis (Chủ tịch phụ trách sản xuất phim), bà Katie Goldstein (Giám đốc điều hành)… Được biết, Sony Pictures sản xuất khoảng 15 bộ phim lớn mỗi năm, đa số là phim chiếu rạp (có thể kể đến loạt phim nổi tiếng như Spider-Man, Venom, Men in Black, Paddington in Peru, Bad Boys for Life…).Tại buổi làm việc, TS Ngô Phương Lan cho biết, VFDA được thành lập năm 2019 với mục tiêu hỗ trợ sự phát triển của điện ảnh Việt Nam bằng cách tư vấn, đề xuất, xây dựng chính sách điện ảnh. VFDA nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển môi trường cho ngành điện ảnh trong nước, đồng thời từng bước hội nhập sâu hơn trên trường quốc tế. Giới thiệu về những điều kiện, ưu đãi nếu nhà đầu tư đến Việt Nam sản xuất phim, TS Lan chia sẻ, Việt Nam có khả năng trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, nhà sản xuất phim từ khắp nơi châu Á và thế giới, bởi Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh. Về cơ chế chính sách theo luật Điện ảnh mới có hiệu lực từ năm 2023 đã mở hơn so với luật cũ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà làm phim trong nước và quốc tế. Chưa kể làm phim ở Việt Nam với chi phí sản xuất phải chăng."Trong khi chờ chính phủ quy định chính sách ưu đãi khuyến khích cho các nhà làm phim sản xuất phim ở Việt Nam, hiệp hội đã nỗ lực hỗ trợ các tỉnh, thành tại Việt Nam trong việc nhận thức tầm quan trọng và tiềm năng của ngành công nghiệp điện ảnh, bên cạnh phát triển văn hóa, du lịch", TS Lan cho biết.VFDA đã xây dựng được bộ chỉ số thu hút đoàn phim (PAI), khuyến khích các địa phương tự đánh giá theo các tiêu chí PAI. PAI sẽ giúp các địa phương từng bước hiểu được những nhu cầu cụ thể của một đoàn phim, đồng thời là cầu nối hữu ích khi tạo ra những điều kiện cơ bản thuận lợi để thu hút quay phim tại địa phương."Ví dụ quay phim tại địa phương về xe cộ, khách sạn, ăn uống, cảnh quay, nhân lực… các tỉnh hỗ trợ tối đa, thậm chí miễn phí để đoàn làm phim có điều kiện tốt nhất khi đến quay phim", TS Lan nói.Tại buổi gặp, ông Sanford Panitch đánh giá cao về sự nỗ lực của VFDA trong việc quảng bá điện ảnh Việt Nam ra thế giới và hỗ trợ các nhà làm phim trong nước lẫn quốc tế. Việc tổ chức thường niên Liên hoan phim Châu Á tại Đà Nẵng (DANAFF) cũng là một bước tiến lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp điện ảnh tại Việt Nam.Ông bày tỏ sự quan tâm đến việc đến Việt Nam làm phim để chiếu tại rạp, nhưng có nhiều lo lắng về các ưu đãi tài chính, năng lực của đoàn làm phim địa phương và khả năng kiểm duyệt phim. Phía Sony Pictures cho rằng đây cơ hội tuyệt vời để các nhà làm phim Hollywood khám phá các danh lam thắng cảnh ở Việt Nam, hợp tác với các đối tác tại Việt Nam, mong muốn VFDA là đơn vị hỗ trợ để có thể thảo luận về dự án cụ thể trong thời gian tới."Chúng tôi rất hào hứng có dịp tham gia DANAFF, sự kiện này sẽ là cơ hội tuyệt vời để giao lưu và kết nối với các nhà làm phim, nhà sản xuất từ khắp nơi trên thế giới. Tôi thấy Việt Nam là đất nước có kiến trúc độc đáo cùng những tài năng điện ảnh mới mẻ, trẻ, mang đến nhiều cơ hội thú vị trong lĩnh vực sản xuất phim ảnh. Nhưng ở giai đoạn khó khăn hiện tại, điều quan trọng nhất là ưu đãi tài chính và tìm kiếm tài trợ để cùng sản xuất phim", ông Andy Davis bày tỏ.Theo ông Andy Davis, "trong quá trình sản xuất, các hãng phim thường quay lại những địa điểm quen thuộc như Anh, Đông Âu, Úc. Nhưng chúng tôi đang khao khát tìm kiếm những môi trường mới để thỏa sức sáng tạo trong các bộ phim của mình". Ông Andy Davis cho rằng, ưu đãi tài chính từ chính phủ địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định địa điểm quay phim của các nhà làm phim ở Mỹ, bởi các ưu đãi giúp giảm chi phí sản xuất. Ngoài ra, một trong những thách thức lớn nhất mà các nhà sản xuất phim phải đối mặt là quy trình duyệt kịch bản tại các quốc gia có yêu cầu kiểm duyệt nghiêm ngặt.Tuy nhiên, TS Ngô Phương Lan nhấn mạnh, theo luật Điện ảnh mới - cởi mở cho các nhà làm phim, chỉ cần nộp kịch bản phần quay phim ở Việt Nam, còn lại có thể tóm tắt kịch bản, làm sao phù hợp với các quy định ở Việt Nam, đảm bảo bộ phim có thể được sản xuất, công chiếu thuận lợi nhất.VFDA chia sẻ thêm, ngân sách trung bình cho một bộ phim ở Việt Nam dao động từ 2 triệu USD đến tối đa 4 triệu USD, những bộ phim này có thể mang lại doanh thu phòng vé đáng kể, có bộ phim đã lên đến khoảng 25 triệu USD."Trong khi chờ chính phủ Việt Nam ban hành nhừng quy định cụ thể về ưu đãi tài chính cho các phim nước ngoài quay tại Việt Nam, VFDA có thể tìm những gói ưu đãi từ các địa phương quay phim, đồng thời tư vấn để dự án phim vừa đảm bảo đúng quy định của luật Điện ảnh, vừa đạt được yêu cầu về nội dung và tài chính của phía Sony Pictures", TS Ngô Phương Lan cho biết.Gojek sẵn sàng 'bùng nổ' với dịch vụ gọi xe ô tô
Tinh dịch thải ra hàng triệu tinh trùng trong một lần xuất tinh. Cơ hội thụ tinh giảm nếu số lượng quá thấp. Khả năng thụ tinh của người phụ nữ không chỉ phụ thuộc vào số lượng mà còn phụ thuộc vào cách tinh trùng di chuyển đến cơ thể của cô ấy.
CSGT TP.HCM tìm người phụ nữ liên quan tai nạn giao thông, rời khỏi hiện trường
Chia sẻ tại hội thảo, bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của UNDP Việt Nam cho rằng, sự phụ thuộc vào sản xuất điện than đang đặt ra những thách thức đáng kể đối với sự phát triển bền vững và an ninh năng lượng.
Phương Dung là khách mời trong chương trình Hương sắc mùa xuân, phát sóng trên THVL1. Trên sân khấu, ngoài dành tặng khán giả ca khúc Câu chuyện đầu năm, nữ nghệ sĩ còn có những phút trải lòng về quãng thời gian đón tết nơi xứ người.“Nhạn trắng Gò Công” tâm sự những năm gần đây, bà được đón tết tại Việt Nam. Cứ mỗi dịp xuân về, nữ nghệ sĩ dành thời gian về quê, sau đó biểu diễn phục vụ cho bà con. “Những ngày tết khi tôi chưa về Việt Nam, nó buồn lắm. Vì khi đó tôi nhớ quê, nhớ gia đình và không biết khi nào mình trở lại được như ngày xưa”, bà trải lòng.Hoài niệm về những tháng ngày sống xa quê hương, Phương Dung nói bản thân luôn chuẩn bị mọi thứ để có không khí tết quê nhà. Mỗi năm cứ đến giao thừa, tất cả các con hội tụ về nhà nữ nghệ sĩ để đón năm mới. Khi đó giọng ca quê Tiền Giang cất công chuẩn bị mâm trái cây, cũng có bánh chưng xanh, câu đối đỏ… để gợi nhớ không khí tại quê hương.Phương Dung kể: “Lúc còn nhỏ, tôi nôn nao đến ngày tết để mặc áo mới, còn bây giờ áo mới lúc nào cũng có. Nhưng các con của tôi lúc nào cũng chờ tới đêm giao thừa để ngồi lại với nhau. Trong nhà lúc nào cũng có bao hạt dưa, rồi mọi người cùng nhau bổ dưa hấu, lì xì, chúc tết cho nhau...”.Cũng trong chương trình, Quỳnh Lan thể hiện ca khúc Nắng có còn xuân để dành tặng khán giả. Sau nhiều năm xa quê, nữ ca sĩ vui mừng khi năm nay có cơ hội đón tết tại Việt Nam. Điều đó mang đến cho Quỳnh Lan nhiều cảm xúc. Giọng ca 7X tâm sự đón tết ở Việt Nam, cô thấy ấm áp vì được sống trong vòng tay yêu thương của gia đình, được thưởng thức những món ăn cổ truyền. “Niềm hạnh phúc của tôi là được ăn tết cùng gia đình. Vì dù đi đâu và đi bao lâu chăng nữa, tâm hồn tôi luôn đặt để ở Việt Nam. Đây là nơi tôi luôn muốn quay trở về trong vòng tay của người thân và được gặp gỡ bạn bè”, giọng ca Đừng xa em đêm nay nói.Ngoài danh ca Phương Dung, ca sĩ Quỳnh Lan, chương trình Hương sắc mùa xuân còn có sự góp mặt của dàn nghệ sĩ như danh ca Thái Châu, ca sĩ Đoan Trang, ca sĩ Dương Hồng Loan, Lê Thu Uyên…
Những tấm lòng vàng 5.7.2022
F88 cho biết lợi nhuận sau thuế trong quý 4/2024 đạt 163 tỉ đồng, đưa tổng lợi nhuận sau thuế năm 2024 lên con số 351 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng mạnh nhờ vào sự tăng trưởng của doanh thu thuần cùng với việc tiếp tục duy trì hiệu quả chiến lược tối ưu hóa chi phí hoạt động. Doanh thu năm 2024 đã cán mốc 3.347 tỉ đồng, tăng hơn 23,2% so với 2023. Xét về cơ cấu, 88,1% doanh thu đến từ hoạt động cho vay cầm cố tài sản với sản phẩm chủ đạo là cho vay thế chấp bằng đăng ký xe máy, ô tô. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm đóng góp 11,8% tỷ trọng doanh thu cho F88. Trong khi doanh thu tăng, tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu thuần (CIR) cũng được kéo giảm 12,6% so với một năm trước đó, cho thấy sự cải thiện đáng kể về hiệu quả hoạt động.Tổng dư nợ trong năm 2024 đạt hơn 4.585 tỉ đồng, tổng giải ngân đạt 12.069 tỉ đồng, tăng trưởng lần lượt là 22,7% và 8,5% so với năm 2023 trong khi tỷ lệ nợ xấu ròng đã cải thiện đáng kể, chỉ bằng 1/3 so với năm 2023. Tỷ lệ này giảm đồng nghĩa với mức nợ xấu của F88 trong năm 2024 đã giảm chỉ còn bằng 1/3 của năm 2023. Trong năm qua, một quy trình thu hồi nợ tiến bộ và hợp pháp cũng đã được nâng cao hơn, nhờ đó cải thiện được hoạt động thu hồi nợ của công ty. Trong quý 4/2024, F88 đã huy động được nguồn vốn 633 tỷ đồng và hoàn thành 100% nghĩa vụ, cam kết với nhà đầu tư. Hệ số vốn trên vốn chủ sở hữu (D/E) duy trì ở mức dưới 3 lần, một tỷ lệ được Finn Ratings đánh giá là an toàn so với trung vị của ngành tài chính.