'Con muốn sống': Không nỗi sợ nào bằng nỗi sợ mất con
Trái ngược sự hồi phục của thị trường ô tô Việt Nam, phân khúc sedan hạng C tầm giá dưới 900 triệu đồng tiếp tục sụt giảm, doanh số nhiều mẫu mã từng hút khách hàng đầu phân khúc như Mazda3 tăng trưởng không đáng kể, trong khi KIA K3, Honda Civic lại "lao dốc".Như Thanh Niên đã phản ánh, cùng với cuộc đua giảm giá diễn ra rầm rộ trên thị trường ô tô Việt Nam, nhiều mẫu mã sedan hạng C như Mazda3, Kia K3, Hyundai Elantra, Honda Civic hay Toyota Corolla Altis…cũng được nhà sản xuất, phân phối áp dụng ưu đãi với mức giảm giá lên đến hàng chục triệu đồng trong tháng 2.2025.Dù vậy, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh nhất là áp lực đến từ các dòng ô tô gầm cao cỡ nhỏ khiến phân khúc sedan hạng C có tầm giá dưới 900 triệu đồng dù được ưu đãi, khuyến mãi… vẫn không thể duy trì được sức hút như trước đây. Chính vì vậy, bất chấp thị trường tiếp đà tăng trưởng, doanh số phân khúc sedan hạng C vẫn sụt giảm.Cụ thể, báo cáo bán hàng từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng như TC Motor công bố mới đây cho thấy, trong tháng 2.2025, tổng doanh số bán ô tô sedan hạng C tầm giá dưới 900 triệu đồng đạt 503 xe giảm 31 xe, tương đương 5,9% so với tháng 1.2025 và chỉ nhiều hơn 10 xe, tương đương 2% so với cùng kỳ năm 2024. Kết quả này cho thấy, dòng sedan hạng C tầm giá dưới 900 triệu đồng đang đánh mất dần sức hút trong bối cảnh thị hiếu khách hàng đang thay đổi, chuyển dịch sang các dòng xe gầm cao.Trong số các mẫu xe thuộc phân khúc này, Mazda3 vẫn là cái tên được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn nhiều nhất. Theo đó, doanh số bán Mazda3 trong tháng 2.2025 đạt 238 xe, tăng 19 xe so với tháng đầu năm 2025. Đây cũng là tháng thứ hai liên tiếp lượng tiêu thụ Mazda3 tăng trưởng, qua đó đạt tổng lượng tiêu thụ gần 460 xe sau hai tháng đã qua của năm 2025. Không giống Mazda3, KIA K3 không còn duy trì được mạch tăng trưởng. Chỉ có 151 chiếc KIA K3 đến tay khách hàng trong tháng 2.2025, giảm 54 xe so với tháng 1.2025. Đây cũng là mẫu xe có mức sụt giảm doanh số lớn nhất phân khúc trong tháng 2 vừa qua. Hyundai Elantra tiếp tục xếp vị trí thứ 3 khi tìm lại đà tăng trưởng doanh số, dù vậy lượng xe bán ra chỉ nhiều hơn tháng trước đó 5 xe.Các mẫu mã nhập khẩu thuộc phân khúc này như Honda Civic, Toyota Corolla Altis vẫn xếp cuối bảng. Trong đó, Honda Civic bán được 42 xe, giảm 9 xe. Toyota Corolla Altis có cả phiên bản hybrid nhưng doanh số bán chỉ đạt 15 xe, tăng 8 xe. Dù vậy, kết quả này không đủ giúp Corolla Altis cải thiện vị trí trong cuộc đua doanh số phân khúc sedan hạng C. Thậm chí, Toyota Corolla Altis còn lọt top 10 ô tô bán ít nhất Việt Nam tháng 2.2025.Mức tăng trưởng "khiêm tốn" của một số mẫu mã như Mazda3, Hyundai Elantra hay Toyota Corolla Altis không đủ để bù đắp cho mức sụt giảm của KIA K3 hay Honda Civic là lý do khiến doanh số bán ô tô sedan hạng C chưa thể lấy lại nhịp tăng trưởng. Cộng dồn hai tháng đã qua của năm 2025, tổng doanh số bán ô tô sedan hạng C tầm giá dưới 900 triệu đồng đạt 1.037 xe, thấp hơn 365 xe, tương đương 26,1% so với cùng kỳ năm 2024.Những tấm lòng vàng 4.7.2022
Ông Nguyễn Thành Lợi, Phó trưởng ban chuyên trách, Ban An toàn giao thông TP.HCM nêu giải pháp cho tình trạng ùn tắc trên một số tuyến đường, gây bất tiện, khó khăn cho người dân khi tham gia giao thông, tại buổi họp báo kinh tế - xã hội TP.HCM ngày 16.1.Theo đó, ông Nguyễn Thành Lợi cho biết, sau 2 tuần thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, trật tự an toàn giao thông tại TP.HCM có nhiều chuyển biến tích cực. Tình trạng người điều khiển phương tiện vượt đèn đỏ, đi trên vỉa hè, đi ngược chiều… giảm rõ rệt.Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc trên một số tuyến đường vẫn diễn ra thường xuyên.Về nguyên nhân chính gây ùn tắc, ông Nguyễn Thành Lợi nhìn nhận: "Theo số liệu thống kê, TP.HCM tăng lưu lượng xe, tính từ 1.1.2025 tăng 11% so với năm trước. Đồng thời, trong thời gian qua, thành phố có nhiều lễ hội, sự kiện tại trung tâm, phải điều tiết phương tiện giao thông đi tuyến đường khác".Theo đó, về giải pháp trước mắt, ông Lợi cho biết: "Đến hết ngày 15.1, TP.HCM lắp được 301 bộ đèn tín hiệu cho phép rẽ phải khi đèn đỏ, tại 126 nút giao; mục tiêu đến ngày 19.1 sẽ lắp đặt 500 bộ. Sau đó, việc lắp đặt thêm sẽ trên cơ sở vừa làm vừa đánh giá hiệu quả".Đại diện lãnh đạo Ban An toàn giao thông TP.HCM kiến nghị phải đảm bảo việc cho phép rẽ phải khi đèn đỏ không ảnh hưởng đến an toàn giao thông của người đi bộ, người khuyết tật."Vì vạch kẻ ưu tiên người đi bộ bố trí sau vạch chờ đèn đỏ. Lắp đèn tín hiệu cho phép rẽ phải khi đèn đỏ, vô tình sẽ gây nguy hiểm cho người đi bộ, người khuyết tật... Do đó, việc lắp đặt phải cân nhắc kỹ ở những vị trí thật cần thiết, hạn chế tràn lan, tạo điều kiện để thói quen rẽ phải khi đèn đỏ tái diễn", ông Lợi nhìn nhận.Do đó, ông Nguyễn Thành Lợi thông tin, tiêu chí lắp đặt là các khu vực phát sinh dòng chờ kéo dài, khu vực ít ảnh hưởng đến người đi bộ, đảm bảo an toàn giao thông. Trên cơ sở đó, thống nhất được vị trí nào thì lắp ngay vị trí đó. Có những vị trí mà dù có lắp thì người dân cũng không rẽ được", ông Lợi thông tin.Ông Nguyễn Thành Lợi khuyến cáo, người dân cần tuân thủ thứ tự ưu tiên cho việc điều khiển, khi tham gia giao thông. Cụ thể, ưu tiên người điều khiển, sau đó mới tới đèn tín hiệu, hệ thống biển báo, công trình vạch hơn, hàng rào…Nêu giải pháp lâu dài giảm ùn tắc giao thông, ông Nguyễn Thành Lợi cho biết TP.HCM có số lượng phương tiện tăng 7% mỗi năm. Trong khi đó, tỷ lệ diện tích đường đô thị chưa đạt, cần đầu tư nâng cấp, phát triển giao thông công cộng.Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP.HCM cho biết thêm: "Tình trạng ùn ứ giao thông còn xuất phát từ việc nhiều người dân không quan sát thấy đèn phụ cho phép rẽ phải khi đèn đỏ, để nhường lối rẽ. Vì thế, trong thời gian tới sẽ nghiên cứu kẻ vạch, tạo lối đi".
Học sinh dùng internet quá mức 'có nhiều khả năng cúp học'
Khi những chuyến tàu vận hành liên tục cả ngày lẫn đêm, tại các ga ngầm và trên cao, nhân viên nhà ga metro luôn túc trực ở nhiều điểm để hướng dẫn hành khách di chuyển.Ghi nhận tại metro số 1, trong những ngày qua, nhiều hành khách vẫn còn bỡ ngỡ với các quy định tại đây. Đặc biệt, khu vực ke ga ở các ga trên cao và ngầm là nơi nhân viên thường xuyên phải di chuyển để nhắc nhở hành khách. Theo quy định đảm bảo an toàn, hành khách khi đợi tàu tại ke ga không được vượt qua vạch vàng. Tuy nhiên, do chưa quen với quy tắc này, nhiều hành khách đã vô tình vi phạm và được nhắc nhở liên tục.Khoảng 11 giờ 30, ngày 5.1, tại ga Ba Son, một trường hợp hành khách không hợp tác khi qua cổng kiểm soát đã xảy ra. Dù nhân viên nhà ga đã hướng dẫn cài đặt ứng dụng và đăng ký thẻ Mastercard để sử dụng, nhưng hành khách này vẫn từ chối thực hiện và cố tình xông qua cổng để xuống ke ga.Với những ngày đầu tuyến metro vận hành, một số hành khách còn mang thức ăn và ăn uống ngay trên tàu. Số khác chưa nắm rõ nội quy, khi đến ga mang theo thức ăn, nước uống đã phải cất hoặc bỏ lại sau khi được nhân viên nhắc nhở tại cổng kiểm soát. Tại ga Bến Thành, vào trưa 5.1, một số gia đình thậm chí còn ngồi tại sảnh nhà ga, bày biện đồ ăn như đang tổ chức dã ngoại.Anh Trịnh Văn Quân (ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM) chia sẻ rằng bản thân mới tiếp cận việc đi metro gần đây nên vẫn còn nhiều điều bỡ ngỡ. Từ các quy định đến cách di chuyển, anh chưa nắm rõ hoàn toàn và đôi lúc mắc lỗi, phải nhờ nhân viên hướng dẫn. Tuy nhiên, sau vài lần trải nghiệm, anh đã chú ý hơn và tuân thủ đúng các quy định.Theo anh Quân, việc xây dựng văn hóa metro, tạo thói quen đi lại văn minh và tôn trọng giao thông công cộng là điều rất cần thiết lúc này. Anh cho rằng việc này không thể thực hiện trong ngày một ngày hai mà cần thời gian để người dân thích nghi. Cá nhân anh đề xuất rằng mỗi hành khách nên tự ý thức hơn khi đến ga, đồng thời đơn vị quản lý metro số 1 cần đẩy mạnh truyền thông, cung cấp thông tin rộng rãi đến người dân. Qua đó, dần hình thành một nếp sống văn minh trong giao thông công cộng, tương tự như cách mà xe buýt đã làm tại TP.HCM.Bà Văn Thị Hữu Tâm, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 cho biết từ khi vận hành chính thức, đã ghi nhận nhiều trường hợp hành khách thường xuyên vi phạm các quy định. Cụ thể như vi phạm quy định về cửa và vạch cảnh báo an toàn. Nguyên nhân hành khách đứng chặn cửa tàu để chờ người thân lên xuống, gây nguy hiểm. Nhiều hành khách chưa nắm rõ thời gian mở và đóng cửa tàu chỉ trong 30 giây, dẫn đến việc cố gắng lao ra khi cửa đang đóng. Hành khách mang đồ ăn, thức uống vào khu vực thu phí, không tuân thủ nội quy dù đã được nhắc nhở. Một số hành khách mang theo thú cưng trong ba lô nhưng lại thả ra khi lên ke ga, gây ảnh hưởng đến không gian chung. Hành khách sử dụng chân máy trong nhà ga và trên tàu, gây cản trở cho hành khách khác. Dù đã được giải thích về lý do cấm sử dụng để đảm bảo an toàn, hành khách mới hợp tác. Có trường hợp hành khách chồm ra ngoài cửa EWD (cửa chỉ để nhân viên nhà ga sử dụng trong tình huống khẩn cấp) để chụp hình, không tuân thủ nhắc nhở của nhân viên và tiếp tục di chuyển đến các vị trí khác để chụp ảnh. Có trường hợp cởi bỏ trang phục, thiếu thuần phong mỹ tục khi chụp ảnh. Số lượng nhân viên của nhà ga quá tải tập trung phục vụ hành khách, không đủ để nhanh chóng ngăn cản khi có tình huống này. Một số hành khách chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, như ngồi lên bồn cầu không đúng cách, làm nước bắn ra sàn, hoặc sử dụng nhà vệ sinh như phòng tắm cá nhân, gây ảnh hưởng đến người dùng sau. Một số gia đình có trẻ nhỏ để bé giải quyết không đúng chỗ thay vì đưa vào nhà vệ sinh, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến không gian chung.Gặp các trường hợp vi phạm quy định, nhân viên nhà ga thường xuyên thực hiện các biện pháp nhắc nhở và giải thích nhẹ nhàng để hành khách hiểu và tuân thủ nội quy. Do mới vận hành, nhiều hành khách chưa quen với các quy định, nên nhân viên nhà ga chú trọng vào việc hướng dẫn và giải thích rõ ràng nhằm xây dựng văn hóa đi tàu an toàn và văn minh. Bà Tâm cho biết, từ ngày 6.1, đơn vị sẽ bố trí 2 nhân viên bảo vệ trên mỗi tàu để nhắc nhở hành khách, hạn chế và ngăn ngừa các hành vi không đúng. Nhân viên nhà ga liên tục nhắc nhở, hướng dẫn hành khách từ khi vào ga cho đến khi lên tàu để họ nắm rõ các quy định. Ngoài ra, các tình nguyện viên có mặt trên tàu để hỗ trợ nhắc nhở, hướng dẫn hành khách, đảm bảo mọi người tuân thủ nội quy và tạo ra môi trường di chuyển an toàn, văn minh. "Chúng tôi đang dán thêm nhiều biển báo cấm như cấm hút thuốc, cấm ăn uống và các bảng nội quy quy định trên tàu để hành khách dễ dàng nhận biết và tuân thủ", bà Tâm chia sẻ.
Về việc livestream ở những buổi tiệc, đôi khi những người bị quay lại không hài lòng và không khéo, điều này đã xâm phạm đến quyền của cá nhân đối với hình ảnh. Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người nào có hành vi tự ý chụp ảnh, quay và sử dụng hình ảnh mà không có sự đồng ý của người khác nếu xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự của người đó thì được coi là hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 còn quy định thêm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình phải được người đó đồng ý.
HLV Popov của đội Thanh Hóa lại đối diện với án phạt, tại sao?
Chiều 6.3, tại hội nghị gạo quốc tế ở TP.HCM do chuyên trang thị trường lúa gạo SS Rice News tổ chức với sự tham dự của trên 200 nhà buôn khắp thế giới, đặc biệt là các khách mua gạo lớn như Philippines, Indonesia, Trung Quốc… Ông Đỗ Hà Nam, đại diện Hiệp hội Lúa gạo Việt Nam (VFA) chia sẻ một số thông tin về thị trường gạo Việt Nam với các đối tác và khách hàng.Trong 2 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu được 1,15 triệu tấn gạo trong đó thị trường Philippines chiếm trên 505.000 tấn. Tuy nhiên, giá gạo xuất khẩu qua thị trường Philippines đang giảm mạnh và giá bình quân dưới mức 450 USD. Điều này ảnh hưởng tới giá lúa nội địa ở ĐBSCL, giảm bình quân từ 2.200 - 2.700 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Với giá lúa thường chỉ còn 5.100 - 5.300 đồng/kg và lúa thơm chỉ 6.100 - 6.300 đồng/kg.Với mức giá hiện tại, nông dân trồng lúa chỉ lãi khoảng 20 triệu đồng/ha/vụ - tương đương khoảng 800 USD. Mức lợi nhuận này thấp hơn đáng kể so với nhiều loại cây trồng khác; cụ thể là cà phê 20.000 USD/ha và đặc biệt là sầu riêng 40.000 USD/ha. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người nông dân trồng lúa Việt Nam. Chính vì vậy, ngày 4.3, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam - Phạm Minh Chính đã có Công điện chỉ đạo khẩn một loạt chính sách về tín dụng và lãi suất cho cả nông dân cũng như doanh nghiệp trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo để hạn chế tình trạng bán đổ bán tháo gây nên tình trạng giá lao dốc như hiện nay. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng là Bộ Công thương cũng sẽ thanh kiểm tra các doanh nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang xem xét đề xuất của VFA là áp giá sàn xuất khẩu là 500 USD/tấn. Việc này sẽ được xem xét cẩn thận và có một hội đồng để nghiên cứu cẩn thận. Nếu cơ chế giá sàn được áp dụng thì không phải là lần đầu vì theo quy định của luật pháp Việt Nam sẽ thực hiện áp giá sàn khi giá lúa gạo nội địa bất lợi cho người nông dân.Chiều mai 7.3, Thủ tướng sẽ chủ trì một hội nghị với lãnh đạo các tỉnh thành ĐBSCL về việc thực hiện các giải pháp ngăn lúa gạo giảm giá. "Trong 2 ngày qua, trước những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ Việt Nam, giá lúa gạo tại ĐBSCL đã tăng bình quân 100 - 200 đồng/kg", ông Nam thông tin.Thông tin của ông Nam đã gây chú ý mạnh tới hàng trăm nhà buôn gạo thế giới. Ông V. Subramanian, đồng sáng lập SS Rice News nhận định: "Những thông tin trên và đặc biệt là việc Việt Nam áp giá sàn xuất khẩu sẽ tác động lớn đến thị trường thế giới vì Việt Nam là một trong những nhà cung cấp lớn. Tôi cũng chúc Việt Nam có thể thành công với kế hoạch của mình".