Bạn đọc viết: Bức xúc vì làn đường dành cho xe máy bị thu hẹp
Giải nhất sẽ được Ban tổ chức trao thưởng 30 triệu đồng, giải nhì 15 triệu đồng và giải ba là 8 triệu đồng…Cà Mau: 12 con cá sấu xổng chuồng là tin thất thiệt
Trước thềm trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Thái Lan và Việt Nam, buổi tập của các cầu thủ đội khách tại sân vận động Rajamangala (Bangkok) đã diễn ra trong không khí hết sức nghiêm túc và tập trung. Đây là buổi tập quan trọng, bởi nó không chỉ giúp các cầu thủ làm quen với mặt sân mà còn là dịp để HLV Kim Sang-sik và các trợ lý kiểm tra, điều chỉnh chiến thuật cho trận đấu quyết định sắp tới.Sân Rajamangala, với sức chứa lên đến hơn 50.000 chỗ ngồi, mang lại cảm giác rộng lớn và ấn tượng đối với bất kỳ đội bóng nào. Dù điều kiện thời tiết tại Bangkok vào những ngày cuối năm khá oi bức, nhưng đội tuyển Việt Nam đã thể hiện sự quyết tâm và sự chuẩn bị kỹ lưỡng.Trong buổi tập, các cầu thủ Việt Nam chia thành các nhóm nhỏ, thực hiện các bài tập kỹ thuật cơ bản như chuyền bóng, xử lý tình huống và di chuyển chiến thuật. Các bài tập này được triển khai nghiêm túc, nhưng cũng không thiếu những phút giây thư giãn. Các cầu thủ thể hiện sự đoàn kết và tinh thần lạc quan trước trận đấu quan trọng. Xuân Son và đồng đội đã chứng tỏ không hề bị căng cứng về tâm lý. Tất cả đã sẵn sàng về mặt tinh thần cũng như chuyên môn cho trận đánh lớn.HLV Kim Sang-sik đã trở nên nổi tiếng với khả năng điều chỉnh chiến thuật linh hoạt trong từng trận đấu tại vòng bảng AFF Cup 2024 cũng như ở bán kết và chung kết lượt đi. Buổi tập hôm nay, ông cùng các cộng sự đã liên tục theo dõi từng động tác của các học trò, từ đó đưa ra những lời chỉ đạo chi tiết. Trong bối cảnh đội tuyển Việt Nam đang có lợi thế với chiến thắng 2-1 ở chung kết lượt đi tại sân Việt Trì, ông Kim đặc biệt chú trọng đến việc cải thiện khả năng phòng ngự chắc chắn và tăng cường khả năng tấn công khi có cơ hội.Tinh thần của các cầu thủ Việt Nam trong buổi tập rất tích cực. Mặc dù phải làm quen với điều kiện thi đấu mới, nhưng họ tỏ ra rất thoải mái và tự tin. Sự đồng đều và quyết tâm của toàn đội là yếu tố giúp HLV Kim Sang-sik có thể yên tâm. Các cầu thủ, từ những người đang thi đấu chính thức cho đến các cầu thủ dự bị, đều thể hiện sự sẵn sàng ra sân trong trận chung kết sắp tới.Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tinh thần thi đấu cao, đội tuyển Việt Nam đang hướng đến một chiến thắng trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 tại sân Rajamangala. Mặc dù đối thủ Thái Lan rất mạnh và có lợi thế sân nhà, nhưng với chiến thuật hợp lý và sự quyết tâm của các cầu thủ, đội tuyển Việt Nam hoàn toàn có thể tự tin vào một kết quả tốt. Chúng ta hãy cùng chờ đợi, hy vọng vào một trận cầu đỉnh cao và đội tuyển Việt Nam sẽ tiếp tục làm nên lịch sử tại đấu trường Đông Nam Á.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Thái Lan thua Việt Nam Thái Lan thắng Việt Nam
Bị xử phạt vì thông tin sai sự thật có thuốc điều trị Covid-19
Chiều 2.1, ông Lê Viết Nam, Chủ tịch UBND H.Đăk Glei (Kon Tum), cho biết lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 2 nạn nhân cuối cùng trong vụ tai nạn lao động sập giàn giáo xảy ra tại thủy điện Đăk Mi 1 (ở H.Đăk Glei)Theo đó, đến khoảng 16 giờ cùng ngày, lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy 2 nạn nhân cuối cùng. Vị trí 2 thi thể tìm thấy nằm cách nhau khoảng 50 m. Đến nay, công tác tìm kiếm nạn nhân đã hoàn tất, lực lượng chức năng sẽ sớm bàn giao cho người nhà lo hậu sự.Như vậy, sau 3 ngày xảy ra vụ tai nạn kinh hoàng tại thủy điện Đăk Mi 1, cả 5 nạn nhân đã được tìm thấy. Hiện nguyên nhân vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.Như Thanh Niên đã đưa tin, khoảng 3 giờ ngày 31.12.2024, tại công trình thủy điện Đăk Mi 1 xảy ra vụ tai nạn lao động sập giàn giáo khiến 5 người tử vong.Các nạn nhân gồm Hà Văn Sơn (29 tuổi), Kha Văn Kháy (26 tuổi), Ngân Văn Long (32 tuổi), Lương Văn Hùng (20 tuổi, cùng ở Nghệ An) và A Tuất (34 tuổi, ở Kon Tum).Thủy điện Đăk Mi 1 được khởi công từ năm 2009, có công suất 84 MW, lượng điện trung bình năm 276 triệu KWh. Nguồn nước sử dụng trên sông Đăk Mi, thuộc hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn. Nhà máy xây dựng tuyến đập dâng kết hợp đập tràn có cửa van trên dòng chính sông Vu Gia, tạo thành hồ chứa có dung tích hơn 28 triệu m3.Dự án do Công ty CP Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư hơn 3.500 tỉ đồng. Nhà máy mới thi công hoàn thành khoảng 85% khối lượng. Điều đáng nói, dự án này được UBND tỉnh Kon Tum cho thuê đất vào ngày 27.12.2024, chỉ 4 ngày trước khi sự cố sập giàn giáo nói trên.
Ngày 18.3, ông Đỗ Anh Tú đã gửi đơn từ nhiệm thành viên HĐQT TPBank vì lý do cá nhân. Đơn đề nghị này đã được HĐQT TPBank chấp thuận theo Nghị quyết số 12/2025 ngày 20.3 theo đúng quy định.Hiện HĐQT TPBank còn 5 thành viên gồm ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch HĐQT, ông Lê Quang Tiến - Phó chủ tịch HĐQT, ông Shuzo Shikata - Phó chủ tịch HĐQT, bà Nguyễn Thị Mai Sương - Thành viên HĐQT, bà Võ Bích Hà - Thành viên HĐQT độc lập, đảm bảo tuân thủ cơ cấu thành viên HĐQT theo quy định tại luật Các tổ chức tín dụng. Mọi hoạt động của TPBank vẫn diễn ra bình thường và ổn định. Ngân hàng luôn nỗ lực phục vụ tốt nhất và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, cổ đông.Đồng thời, ông Đỗ Anh Tú cũng là Chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán Tiên Phong (ORS). Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa mới thông báo ba lô trái phiếu do ORS làm tổ chức đăng ký, lưu ký tạm dừng giao dịch. Cụ thể, 1 lô trái phiếu của Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Tracodi (mã chứng khoán TCD) và 2 lô trái phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư thương mại dịch vụ Gia Khang (Gia Khang). Đó là lô trái phiếu mã TCDH2227002 của Tracodi cùng trái phiếu mã GKCCH2124001 và GKCCH2124002 của Gia Khang sẽ bị tạm ngừng giao dịch từ ngày 20.3 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cả hai công ty này đều có liên quan với Tập đoàn Bamboo Capital.TPBank dự kiến tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 vào sáng ngày 24.4 tại phòng họp Dragon Hall (tầng 12A, tòa nhà DOJI, số 5 Lê Duẩn, Ba Đình, Hà Nội). Ngày đăng ký cuối cùng để lập danh sách cổ đông tham dự là 21.3.
Kết thúc thành công giải tennis doanh nhân trẻ toàn quốc - Vũng Tàu 2023
Chiều 20.3 tại họp thường kỳ Bộ Ngoại giao, báo chí cho biết, ngày 18.3, tại cuộc gặp gỡ báo chí nhân dịp đoàn doanh nghiệp cấp cao Mỹ đến thăm và làm việc tại Việt Nam, đại diện Tập đoàn Meta cho biết, trong khi hơn 90% chương trình viện trợ của USAID (Mỹ) trên thế giới bị cắt bỏ, chương trình hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh tại Việt Nam với sự hợp tác của Chính phủ Mỹ sẽ vẫn được tiếp tục.Bình luận về thông tin này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh được coi là nền tảng trong quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, hợp tác này góp phần quan trọng vào quá trình hòa giải, hàn gắn và xây dựng lòng tin giữa hai nước, mở ra những cơ hội hợp tác mới trong những lĩnh vực quan trọng khác."Chúng tôi được biết là nhiều dự án hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong lĩnh vực này đang tiếp tục được triển khai hoặc khởi động lại, trong đó có dự án rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh và tẩy độc sân bay Biên Hòa", bà Hằng khẳng định.Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, việc tiếp tục triển khai thực chất, hiệu quả các dự án này sẽ đóng góp thiết thực vào việc tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững giữa hai nước.Cũng tại họp báo, báo chí đặt câu hỏi cho biết, ngày 2.4 tới, Mỹ sẽ áp dụng thuế quan tương hỗ đối với các đối tác thương mại, Việt Nam đã tích cực đàm phán với phía Mỹ về thuế quan, liệu Việt Nam có tin tưởng tránh được các áp dụng thuế quan của Mỹ hay không, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, lập trường của Việt Nam về chính sách thuế mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã được nêu rõ ngày 13.2."Trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình hợp tác và phát triển bền vững Việt - Mỹ thì Việt Nam đã và đang phối hợp chặt chẽ với Mỹ để duy trì đà phát triển tích cực của quan hệ thương mại song phương", bà Hằng nhấn mạnh.Thời gian tới, Việt Nam sẵn sàng trao đổi và làm việc trên tinh thần xây dựng và hợp tác với phía Mỹ để chia sẻ thông tin, tăng cường hiểu biết, tháo gỡ các vướng mắc, tồn tại nhằm góp phần đưa quan hệ kinh tế song phương phát triển ổn định bền vững, đáp ứng lợi ích của hai bên.