Highlights VBA 2023: Cantho Catfish thắng cách biệt Danang Dragons
Giải chạy Ho Chi Minh City Night Run Thang Loi Group mùa thứ 2 hứa hẹn sẽ mang đến cho người tham gia những trải nghiệm mới mẻ và đầy thú vị, cũng như giúp thúc đẩy tinh thần thể thao và giao lưu trong cộng đồng.Vì sao sau khi xem phim 'Mai', các cô gái ngại yêu ‘mama boy’?
Với định hướng lấy khách hàng làm trung tâm, SHB ứng dụng các công nghệ hiện đại gồm AI, Big data, Machine Learning, Cloud Computing… nhằm tìm hiểu và đưa ra các giải pháp đáp ứng nhu cầu người dùng, đồng thời phân nhóm khách hàng để mang tới các phương án tài chính tối ưu.
Những tấm lòng vàng 20.4.2022
Công ty cổ phần cấp nước Thủ Đức thông báo thực hiện công tác thi công dự án "nâng cấp, cải tạo mặt đường, lắp đặt hệ thống thoát nước đường Phước Thiện (đoạn từ đường Nguyễn Xiển đến đường 1A) sẽ cúp nước tại các phường: Long Thạnh Mỹ, Long Bình, TP.Thủ Đức. Thời gian cúp nước từ 9 giờ đến 15 giờ, ngày 9.1 (thứ năm); từ 9 giờ đến 15 giờ, ngày 10.1. Khu vực cúp nước gồm: đường Phước Thiện, P.Long Thạnh Mỹ; đường Phước Thiện, đường số 2, 3, khu tái định cư Phước Thiện, P.Long Bình, TP.Thủ Đức. Công ty cổ phần cấp nước Phú Hòa Tân thông báo sẽ cúp nước tại các phường: 6, 7, 8, 14, Q.10. Tại khu vực P.6, thời gian cúp nước trong các ngày 9, 12, 13.1, từ 9 giờ sáng hôm nay đến 5 giờ sáng ngày hôm sau. Khu vực cúp nước gồm: đường Nguyễn Chí Thanh, Đào Duy Từ, Tân Phước - lề số lẻ (đoạn từ Ngô Quyền đến Nguyễn Kim) và hẻm liên quan; đường Bà Hạt, Ba Tháng Hai (đoạn từ Ngô Quyền đến Nguyễn Lâm) và hẻm liên quan; đường Ngô Quyền (đoạn từ Nguyễn Chí Thanh đến Ba Tháng Hai) và hẻm liên quan; đường Nguyễn Kim (đoạn từ Nguyễn Chí Thanh đến Tân Phước) và hẻm liên quan; đường Hưng Long (suốt tuyến) và hẻm liên quan; đường Tân Phước - lề số chẵn, Vĩnh Viễn, Nhật Tảo (đoạn từ Ngô Quyền đến Nguyễn Kim) và hẻm liên quan; đường Bà Hạt, Ba Tháng Hai (đoạn từ Nguyễn Lâm đến Nguyễn Kim) và hẻm liên quan; đường Nguyễn Lâm, Nguyễn Kim (đoạn từ Tân Phước đến Ba Tháng Hai) và hẻm liên quan; hẻm 101, 111, 137, 159, 181, 197 đường Ngô Quyền.Tại P.7, thời gian cúp nước trong các ngày 9, 12, 13.1, từ 9 giờ sáng hôm nay đến 5 giờ sáng ngày hôm sau. Khu vực cúp nước gồm: đường Nguyễn Chí Thanh, Đào Duy Từ, Hòa Hảo, Tân Phước, Vĩnh Viễn, Nhật Tảo, Ba Tháng Hai (đoạn từ Nguyễn Kim đến Lý Thường Kiệt) và hẻm liên quan; đường Nguyễn Kim, Lý Thường Kiệt (đoạn từ Nguyễn Chí Thanh đến Ba Tháng Hai) và hẻm liên quan.Tại P.8, thời gian cúp nước trong các ngày 9, 12, 13.1, từ 9 giờ sáng hôm nay đến 5 giờ sáng ngày hôm sau. Khu vực cúp nước gồm: đường Vĩnh Viễn, Nhật Tảo, Bà Hạt, Ba Tháng Hai (đoạn từ Nguyễn Tri Phương đến Ngô Quyền) và hẻm liên quan; đường Nguyễn Tri Phương (đoạn từ Ba Tháng Hai đến Vĩnh Viễn); đường Nguyễn Tiểu La, Ngô Quyền (đoạn từ Vĩnh Viễn đến Ba Tháng Hai) và hẻm liên quan; hẻm 435, 479, 517, 523, 529, 533, 541 đường Nguyễn Tri Phương.Tại P.14, thời gian cúp nước trong các ngày 9, 12, 13.1, từ 9 giờ sáng hôm nay đến 5 giờ sáng ngày hôm sau. Khu vực cúp nước gồm: Đường 3 Tháng 2 lề chẵn (đoạn từ Thành Thái đến hẻm 606) và hẻm liên quan; đường Thành Thái (từ Ba Tháng Hai đến hẻm 51 Thành Thái) và hẻm liên quan; đường Nguyễn Ngọc Lộc (suốt tuyển) và hẻm liên quan; chung cư Rivera Park Sài Gòn.Công ty cổ phần cấp nước Bến Thành thông báo sẽ cúp nước tại các khu vực thuộc P.5, Q.3 và P.Bến Thành, Q.1. Tại Q.3, thời gian cúp nước từ 22 giờ, ngày 9.1 đến 5 giờ, ngày 10.1. Khu vực cúp nước thuộc P.5.Tại Q.1, thời gian cúp nước từ 22 giờ, ngày 9.1 đến 5 giờ, ngày 10.1. Khu vực cúp nước thuộc P.Bến Thành.Công ty cổ phần cấp nước Gia Định thông báo sẽ cúp nước tại khu vực P.3 và 11, Q.Phú Nhuận. Thời gian cúp nước từ 22 giờ, ngày 9.1 đến 5 giờ, ngày 10.1.Khu vực cúp nước gồm: từ nhà số 98 đến nhà số 224 và các hẻm (số chẵn) đường Phan Đăng Lưu; từ nhà số 360 đến nhà số 490 và các hẻm (số chẵn) đường Nguyễn Kiệm; từ nhà số 361 đến nhà số 451 và các hẻm đường Phan Xích Long; từ nhà số 2 đến nhà số 126 và các hẻm (số chẵn) đường Nguyễn Đình Chiểu; toàn bộ hẻm số 3 đường Thích Quảng Đức, thuộc P.3, Q.Phú Nhuận.
Theo thông tin từ Trung tâm tiêm chủng VNVC, ngay từ ngày 1.2 (mùng 4 tết), khi hệ thống tiêm chủng này hoạt động trở lại, tỷ lệ trẻ em và người lớn đến tiêm vắc xin cúm tăng hơn 50% so với những ngày cận tết, cao điểm nhất là ngay sau thông tin một nữ diễn viên qua đời vì mắc bệnh cúm mùa, biến chứng viêm phổi.Bác sĩ Chính cho biết, cúm mùa do virus cúm (Influenza virus) thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, với hai nhóm phổ biến gồm A (chiếm khoảng 75% ca bệnh) và B (chiếm khoảng 25%). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê mỗi năm có khoảng một tỉ ca mắc cúm mùa, trong đó 3-5 triệu ca nặng, 290.000 đến 650.000 trường hợp tử vong. Tại một số quốc gia, bệnh cúm thường xuất hiện vào mùa lạnh. Như Nhật Bản ghi nhận số nhiễm cúm tăng vào quý 4 hằng năm, trong đó cuối năm 2024 và đầu năm 2025 ghi nhận số nhiễm cao kỷ lục. Ở Việt Nam, bệnh cúm xuất hiện quanh năm, trong đó năm 2024 ghi nhận hơn 287.000 ca mắc, 8 ca tử vong. Mầm bệnh có thể tồn tại hàng giờ ở bên ngoài môi trường, đặc biệt ở nhiệt độ lạnh, môi trường ẩm thấp. Từ 0 đến 4 độ C, virus có thể sống trong vòng vài tuần. Ở âm 20 độ C và đông khô, virus sống đến vài năm.Theo bác sĩ Chính, cúm thường diễn biến với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho và phục hồi trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng và gây tử vong khi virus xâm lấn các cơ quan gây viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, nhiễm trùng huyết. Các nhóm như người từ 65 tuổi trở lên, thai phụ, trẻ nhỏ, người có bệnh nền như tim mạch, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, suy thận, đái tháo đường… có nguy cơ cao trở nặng hơn. Một trong những biến chứng nặng của cúm là viêm phổi. Bác sĩ Chính giải thích bệnh nhân có thể mắc viêm phổi do virus cúm hoặc kèm theo bội nhiễm virus, vi khuẩn khác như phế cầu hoặc tụ cầu vàng. Ví dụ, người bệnh vừa bội nhiễm virus cúm và phế cầu khuẩn, nguy cơ tử vong sẽ tăng lên gấp 8 lần.Khi trở nặng, người bệnh xuất hiện cơn khó thở, thở nhanh, mệt lả, tím tái môi, lơ mơ. Nhóm nguy cơ cao đối diện nguy cơ tăng nặng bệnh nền, tổn thương đa cơ quan, suy cơ tim, suy hô hấp dẫn tới tử vong. Cũng theo bác sĩ Chính, cách phòng bệnh cúm hiệu quả là tiêm chủng vắc xin hằng năm, đặc biệt ở nhóm có bệnh mạn tính, người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai. Vắc xin giúp giảm tỷ lệ nhập viện, nguy cơ trở nặng, tử vong do cúm. Các nghiên cứu cho thấy, những người đã tiêm vắc xin cúm có nguy cơ phải vào viện chăm sóc đặc biệt (ICU) thấp hơn 26% và nguy cơ tử vong do cúm thấp hơn 31% so với người chưa tiêm. Ở người cao tuổi và mắc bệnh nền, vắc xin giúp giảm 70-80% tỷ lệ tử vong có liên quan đến cúm. Tiêm cúm giúp thai phụ giảm 51% nguy cơ thai chết lưu, giảm 72% nguy cơ trẻ dưới 6 tháng tuổi nhập viện do cúm.Bác sĩ Chính lưu ý ngoài phòng cúm, các bệnh như sởi, thủy đậu, sốt xuất huyết, ho gà, não mô cầu, viêm não Nhật Bản… cũng có xu hướng gia tăng vào mùa xuân, người dân nên chủ động phòng ngừa.Để tăng hiệu quả phòng bệnh lây qua đường hô hấp, bác sĩ Chính khuyến cáo bên cạnh biện pháp vắc xin, người dân cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa tay, vệ sinh mũi họng hằng ngày. Mỗi người giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh, hoặc người nghi ngờ mắc bệnh. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời, tránh tự điều trị theo mẹo dân gian khiến bệnh trở nặng.
Người dân gặp khó khi đất sản xuất, đất ở thành rừng đặc dụng
Phái đoàn Ngoại giao Mỹ ở Việt Nam hôm 10.3 công bố chương trình IAPP do cơ quan này phối hợp thực hiện với Bộ GD-ĐT Việt Nam và Viện Giáo dục quốc tế Mỹ, kéo dài 5 ngày từ 31.3 - 4.4. Theo đó, hơn 40 lãnh đạo cấp cao từ 21 ĐH Mỹ sẽ tham gia chuyến khảo sát nhằm thiết lập các mối quan hệ hợp tác mới, đồng thời tăng cường hợp tác học thuật với các đối tác Việt Nam.Theo thông cáo từ Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, phái đoàn giáo dục ĐH đại diện cho các cơ sở giáo dục công lập và tư thục của Mỹ tại 17/50 bang, bao gồm các ĐH nghiên cứu và CĐ cộng đồng. Đoàn sẽ tìm hiểu hệ thống giáo dục ĐH của Việt Nam thông qua các chuyến thăm trường, sự kiện kết nối cũng như những cuộc gặp gỡ với các bên liên quan trong chính phủ và khu vực tư nhân.Trong số các trường ĐH Mỹ tới Việt Nam có Stanford và Duke, lần lượt xếp hạng 6 và 27 thế giới trên bảng xếp hạng năm 2025 của tổ chức Times Higher Education. Còn lại, một số ĐH như Washington tại St.Louis, Rutgers, Connecticut, Massachusetts Amherst, Illinois Urbana-Champaign thì nằm trong tốp 100 ĐH quốc gia hàng đầu Mỹ, theo bảng xếp hạng năm 2025 của tổ chức US News & World Report.Về phía phái đoàn Việt Nam, nhiều ĐH công lập hàng đầu cũng tham gia, như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân, các trường thành viên của ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM, đi cùng đó là một số cái tên tư thục nổi bật là Trường ĐH VinUni, Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn...Danh sách các trường Mỹ và Việt Nam tham gia IAPP như sau:Đại sứ Mỹ ở Việt Nam Marc E. Knapper cho biết IAPP được tổ chức không chỉ kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ mà còn là minh chứng cho việc Mỹ thực hiện các cam kết trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Bằng cách kết nối các trường ĐH hàng đầu của cả hai quốc gia, chúng ta đang mở ra những cơ hội mới để sinh viên và nhà nghiên cứu hai nước phát triển mạnh mẽ, theo ông Knapper."Nhà nghiên cứu từ hai nước có thể hợp tác trong nhiều lĩnh vực STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học) và xây dựng các chương trình đào tạo cho sinh viên", Chủ tịch Viện Giáo dục quốc tế Jason Czyz, chia sẻ.