Hanoi Buffaloes bất ngờ mất ngôi đầu giải bóng rổ VBA 2023
Chiều 9.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. Thủ tướng biểu dương TP.HCM vừa chính thức khánh thành tuyến metro số 1 sáng cùng ngày.Ông nhấn mạnh, một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện tăng trưởng từ 8% là tập trung nguồn lực hoàn thiện kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại. Khơi thông và sử dụng hiệu quả đầu tư công, trong đó, đầu tư các công trình giao thông chiếm tỷ trọng lớn.Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, trong năm 2025, phải hoàn thành mục tiêu cả nước có ít nhất 3.000 km cao tốc và 1.000 km đường ven biển, cơ bản thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng qua Lạng Sơn tới Cà Mau.Đồng thời, cơ bản hoàn thành sân bay Long Thành, Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, cảng Lạch Huyện… Một số dự án giao thông dự kiến hoàn thành năm 2027 nhưng có thể nỗ lực hoàn thành sớm hơn nếu có thời cơ, điều kiện thuận lợi.Thủ tướng cũng nhắc lại yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương hoàn tất việc phân bổ toàn bộ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025, hoàn thành trước 15.3. Trường hợp không phân bổ đúng hạn, Chính phủ sẽ thu hồi số vốn ngân sách T.Ư chưa phân bổ để bố trí cho các dự án khác cần vốn đẩy nhanh tiến độ và kiểm điểm, xử lý trách nhiệm.Cùng với đó, phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên năm 2025 so với dự toán năm để tập trung cho dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.Các địa phương cần rà soát, báo cáo các khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục giải quyết, nhất là nguyên vật liệu cho các dự án giao thông trọng điểm tại đồng bằng sông Cửu Long...Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, sau phiên họp trước đó, Bộ KH-ĐT đã hoàn thành thẩm định dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc; hướng dẫn tỉnh Tuyên Quang về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Tuyên Quang - Hà Giang.Đặc biệt, Bộ Xây dựng, các địa phương và Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đang triển khai thi công 28 dự án với tổng chiều dài khoảng 1.188 km, dự kiến hoàn thành vào năm 2025.Trong đó, có 16 dự án với tổng chiều dài 786 km đang triển khai bám sát kế hoạch hoàn thành trong năm 2025, nhiều dự án có điều kiện thuận lợi sẽ phấn đấu rút ngắn thời gian thi công từ 3 - 6 tháng so với hợp đồng. Trong đó Bộ Xây dựng 14 dự án dài 760 km, các địa phương 2 dự án dài 26 km.Hiện 12 dự án với tổng chiều dài 402 km còn gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu xây dựng cần phải quyết liệt, tập trung tháo gỡ, tổ chức thi công "3 ca, 4 kíp" mới có thể hoàn thành trong năm 2025. Trong đó Bộ Xây dựng 3 dự án dài 129 km, các địa phương 9 dự án dài 273 km...LeBron James hay nhất từ đầu mùa, Lakers tìm lại cảm giác chiến thắng
Ngày 17.2, tin từ Ban Tổ chức Tỉnh ủy Trà Vinh cho biết, đến nay, tỉnh có 8 cán bộ thuộc diện Ban thường vụ Tỉnh ủy quản lý tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP về chính sách với cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy.Cụ thể, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh chấp thuận cho các cán bộ lãnh đạo xin nghỉ hưu trước tuổi gồm: ông Lê Minh Tân, Giám đốc Sở Xây dựng; ông Trần Văn Dũng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT; ông Nguyễn Văn Nầy, Phó trưởng ban Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Kim Sóc, Trưởng ban Dân vận Thành ủyTrà Vinh; ông Bùi Công Kháng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh; ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy, Giám đốc Trung tâm Chính trị H.Cầu Kè; ông Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Duyên Hải và ông Trần Văn Hùng, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Trà Cú.Theo Tỉnh ủy Trà Vinh, việc xin nghỉ hưu trước tuổi của các cán bộ, lãnh đạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.Trước đó, Tỉnh ủy Trà Vinh có quyết định sáp nhập Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận Tỉnh ủy thành Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy. Phân công ông Trần Quốc Tuấn, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Trà Vinh và 4 phó ban.
Tiền Giang: Công an xác minh vụ học sinh lớp 6 bị truy đánh
Đến dự Lễ khởi động Tháng Thanh niên có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; ông Nguyễn Lam, Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư; anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn; ông Nguyễn Văn Quyết, Bí thư Tỉnh uỷ Long An; anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam…Phát biểu tại lễ khởi động Tháng Thanh niên, anh Bùi Quang Huy, Uỷ viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, cho biết: "Mỗi năm, Tháng Thanh niên lại mang một diện mạo mới, được tổ chức với nhiều nội dung, phương thức mới, ngày càng thiết thực, hiệu quả, qua đó, tạo dựng được hình ảnh đẹp về thế hệ thanh niên thời kỳ mới với tinh thần khát vọng, tiên phong, đoàn kết, bản lĩnh, sáng tạo, sẵn sàng dấn thân đến những nơi khó khăn, gian khổ, đảm nhận những việc mới, việc khó, cống hiến cho quê hương, đất nước", anh Bùi Quang Huy khẳng định.Trong Tháng Thanh niên 2025 sẽ có 3 ngày hoạt động cao điểm được đồng loạt triển khai tại các cơ sở Đoàn trên cả nước gồm: Ngày cao điểm "Tình nguyện xây dựng đô thị văn minh", Ngày cao điểm "Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày chủ nhật xanh", Ngày Đoàn viên. Nội dung trọng tâm trong Tháng Thanh niên năm 2025 đó là việc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam triển khai phong trào "Bình dân học vụ số" theo chỉ đạo của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhằm thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn cũng đề nghị các cấp bộ Đoàn, cán bộ đoàn, đoàn viên, thạnh niên cả nước bám sát Kế hoạch tổ chức Tháng Thanh niên để triển khai toàn diện, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp theo tinh thần "5 rõ" của Thủ tướng Chính phủ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả. Các nội dung, hoạt động trong Tháng Thanh niên phải thiết thực, hiệu quả, chú trọng chất lượng, có sản phẩm cụ thể, không chạy theo hình thức, tránh lãng phí. Và để làm được điều đó, một yêu cầu quan trọng là phải đẩy mạnh chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn, tận dụng những tiện ích của nền tảng số, trí tuệ nhân tạo để nâng cao hiệu quả công tác.Tại Lễ khởi động Tháng Thanh niên, Phó thủ tướng Lê Thành Long cho rằng Tháng Thanh niên được tổ chức ngày càng phong phú, đa dạng, từ các chiến dịch tình nguyện, hỗ trợ cộng đồng, bảo vệ môi trường đến các hoạt động khởi nghiệp, chuyển đổi số, lan tỏa mạnh mẽ tinh thần tích cực khắp mọi miền Tổ quốc. Tháng Thanh niên đã thực sự trở thành không gian rộng lớn, trường học thực tiễn phong phú, môi trường xã hội lành mạnh để các bạn trẻ thổi bùng ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết, tinh thần dấn thân, không ngại gian khó, xung kích, đúng với tinh thần tinh thần: Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên. Phó thủ tướng cũng đề nghị đội ngũ thanh niên, với nòng cốt là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần tập trung triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao, trong đó lưu ý quán triệt chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Thanh niên cần tỏ rõ vai trò của mình trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, cần ý thức rõ về trách nhiệm, nhiệm vụ của mình, phải là lực lượng đi đầu trong học tập, rèn luyện, không ngừng phấn đấu vươn lên làm chủ khoa học, công nghệ, bền lòng, quyết tâm, đồng tâm, việc đáng làm phải quyết làm bằng được, ưu tiên hành động, nói ít làm nhiều, năng động, quyết đoán, nắm bắt và tranh thủ thời cơ, tuyệt đối không kiêu ngạo, tự mãn"; giữ vững tinh thần "tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc"; hành động thiết thực: sáng tạo trong lao động, học tập, nghiên cứu khoa học; xung kích trong các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, tổ chức Đoàn cần phát động và triển khai các hoạt động thiết thực, hiệu quả nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của thanh niên, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, xung kích của thanh niên trong thực hiện các vấn đề quan trọng của đất nước như tinh gọn bộ máy, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, bảo vệ môi trường, phòng, chống lãng phí... Cho đến nay, các cấp bộ Đoàn, Hội trong cả nước đã đăng ký triển khai 7.809 đội hình thanh niên tình nguyện "Bình dân học vụ số"; tổ chức 8.704 hoạt động tập huấn, phổ cập kỹ năng số cho người dân cho hơn 1.444.212 người dân. Hưởng ứng thực hiện phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025", cho đến nay, các cấp bộ Đoàn đã đăng ký tham gia xóa 1.818 căn nhà tạm, nhà dột với tổng giá trị hỗ trợ là trên 42,6 tỉ đồng. Đồng thời triển khai các hoạt động tình nguyện hỗ trợ hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc tại 23 địa phương có các dự án đường bộ cao tốc đi qua; triển khai các công trình, phần việc thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; các hoạt động tình nguyện tham gia đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đăng ký, đảm nhận thực hiện các công trình, phần việc thanh niên gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…
Không rõ Moscow có yêu cầu cụ thể gì trong danh sách nói trên. Các quan chức Nga và Mỹ đã thảo luận về các điều khoản trong những cuộc trò chuyện trực tiếp và trực tuyến trong 3 tuần qua, theo Reuters dẫn một số nguồn tin.Những nguồn tin mô tả các điều khoản của Điện Kremlin tương tự như các yêu cầu mà Nga từ đưa ra cho Ukraine, Mỹ và NATO trước đây. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga cũng như Mỹ về tiết lộ mới.Các điều khoản trước đó bao gồm không trao tư cách thành viên NATO cho Ukraine, một thỏa thuận không triển khai binh sĩ nước ngoài ở Ukraine và sự công nhận quốc tế đối với tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin rằng bán đảo Crimea và 4 vùng ở Ukraine thuộc về Nga.Giới chuyên gia cho rằng các yêu cầu của Nga có thể không chỉ nhằm định hình một thỏa thuận cuối cùng với Ukraine mà còn là cơ sở cho các thỏa thuận với những bên thuộc phương Tây ủng hộ Ukraine, theo Reuters.Trong những năm gần đây, Nga cũng đã yêu cầu Mỹ và NATO giải quyết điều mà Moscow cho là "nguyên nhân gốc rễ" của cuộc xung đột với Ukraine, bao gồm cả việc NATO mở rộng về hướng đông.Tổng thống Mỹ Donald Trump đang chờ đợi phản hồi từ Tổng thống Putin về đề xuất lệnh ngừng bắn 30 ngày mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 11.3 cho biết ông sẽ chấp nhận như một bước đầu tiên hướng tới các cuộc đàm phán hòa bình.Tổng thống Zelensky đã ca ngợi cuộc họp tuần này tại Ả Rập Xê Út giữa các quan chức Mỹ và Ukraine là mang tính xây dựng và cho biết lệnh ngừng bắn tiềm năng trong 30 ngày với Nga có thể được sử dụng để soạn thảo một thỏa thuận hòa bình rộng lớn hơn.Trong những tuần gần đây, các quan chức Mỹ và Nga đã nói rằng một dự thảo thỏa thuận được Washington, Kyiv và Moscow thảo luận tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào năm 2022 có thể là điểm khởi đầu cho các cuộc đàm phán hòa bình. Thỏa thuận này đã không được thông qua do Ukraine rút khỏi đàm phán.Trong các cuộc đàm phán đó, Nga yêu cầu Ukraine từ bỏ tham vọng gia nhập NATO và chấp nhận tình trạng phi hạt nhân vĩnh viễn. Nga cũng yêu cầu phủ quyết các hành động của các quốc gia muốn hỗ trợ Ukraine trong trường hợp xảy ra chiến tranh.Chính quyền Trump chưa giải thích cách tiếp cận các cuộc đàm phán với Moscow. Hai bên đang tham gia hai cuộc thảo luận riêng biệt, gồm việc thiết lập lại quan hệ Mỹ-Nga và thỏa thuận hòa bình Ukraine.Đặc phái viên Trung Đông của Mỹ Steve Witkoff, đang giúp dẫn dắt cuộc thảo luận với Moscow, tháng trước đã mô tả các cuộc đàm phán ở Istanbul là "các cuộc đàm phán có sức thuyết phục và thực chất", cho rằng những cuộc đàm phán đó có thể là "một cột mốc để đạt được thỏa thuận hòa bình".Trong khi đó, đặc phái viên hàng đầu của Tổng thống Trump về Ukraine và Nga, tướng nghỉ hưu Keith Kellogg, nói với khán giả của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại vào tuần trước rằng ông không coi thỏa thuận Istanbul là điểm khởi đầu. "Tôi nghĩ chúng ta phải phát triển một cái gì đó hoàn toàn mới", ông Kellogg nhấn mạnh, theo Reuters.
Nhận định Granada vs Real Madrid (3g sáng 14.5): Kền kền trắng ở thế còn nước còn tát
Trong ngày trọng đại, Á hậu Phương Nhi diện áo dài truyền thống màu trắng kem, được đính đá, thêu thủ công tỉ mỉ. Cô trang điểm nhẹ nhàng nhưng vẫn tôn lên nhan sắc xinh đẹp, rạng rỡ. Chú rể Phạm Nhật Minh Hoàng cũng mặc áo dài đồng điệu, xuất hiện cùng tráp sính lễ hoành tráng. Theo ghi nhận của chúng tôi, buổi lễ được gia đình giới hạn khách mời và có đội ngũ vệ sĩ thắt chặt an ninh nhằm đảm bảo ngày vui được diễn ra trọn vẹn. Bảo vệ dùng ô che chắn kỹ, không để người dân xung quanh chụp hình, quay video. Dù trời rét và có mưa phùn nhưng nhiều người dân vẫn đến xem lễ ăn hỏi của á hậu 10X với con trai tỉ phú.Trước đó một ngày, gia đình Phương Nhi tất bật chuẩn bị cho buổi lễ. Cơ ngơi của Á hậu Thế giới Việt Nam 2022 tại Thanh Hóa được trang hoàng lộng lẫy với nhiều hoa tươi, tông màu trắng hồng chủ đạo để chuẩn bị cho lễ dạm ngõ của người đẹp. Trên cổng chính là hình ảnh hai chữ "H,N" (viết tắt tên của vợ chồng Minh Hoàng - Phương Nhi) đặt ở vị trí trung tâm.Thời gian qua, Á hậu Phương Nhi sống kín tiếng, ít xuất hiện trước công chúng. Chính vì thế, thông tin người đẹp sinh năm 2002 lên xe hoa nhận được sự quan tâm của dân mạng. Khi hình ảnh và thông tin mỹ nhân quê Thanh Hóa được chia sẻ trên các trang mạng xã hội, cô đã "khóa bảo vệ trang cá nhân", tức chỉ những người kết bạn với tài khoản này mới xem được các bài đăng của Phương Nhi. Phương Nhi sinh năm 2002, quê Thanh Hóa, từng giành á hậu 2 tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2022. Cô gây ấn tượng bởi nhan sắc ngọt ngào, chiều cao 1,7m cùng hình thể chuẩn. Thời điểm tham gia cuộc thi nhan sắc, người đẹp quê Thanh Hóa đang là sinh viên Luật thương mại quốc tế của Trường đại học Luật Hà Nội. Cô được nhiều người yêu mến gọi với danh xưng "thần tiên tỷ tỷ" nhờ vẻ đẹp cuốn hút. Phương Nhi từng "chinh chiến" ở Hoa hậu Quốc tế 2023 tại Nhật Bản, ghi tên mình vào top 15 chung cuộc.