Giảm giá 'ác liệt', Tesla khiến ô tô điện Trung Quốc 'chao đảo'
Khu vực Trung bộ, nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Nhiệt độ cao nhất đến 40 độ C, có nơi trên 40 độ C.Giá heo hơi hôm nay 13.4.2024: ‘Ông lớn’ điều chỉnh, thị trường tăng theo
Mỗi năm, hệ thống y tế thủ đô đã khám chữa bệnh cho gần 10 triệu lượt, phẫu thuật cho gần 300.000 bệnh nhân, cứu sống nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo. 3 BV gồm Tim Hà Nội, Phụ sản Hà Nội và Ung bướu Hà Nội được Bộ Y tế công nhận là tuyến cuối. BV Tim Hà Nội đã trở thành trung tâm chuyên khoa lớn, thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu đặc biệt khó trong chuyên ngành tim mạch, phẫu thuật nội soi sửa dị tật tim bẩm sinh. BV Phụ sản Hà Nội là một trong 4 BV sản phụ khoa hàng đầu VN tiên phong ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt y học bào thai và sàng lọc trước sinh. BV Ung bướu Hà Nội tiên phong ứng dụng những kỹ thuật cao, chuyên sâu, đứng thứ 2 toàn quốc về thử nghiệm lâm sàng đa quốc gia trong điều trị ung thư, nhờ đó người bệnh có cơ hội tiếp cận sớm những kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới.Tại BV đa khoa Xanh Pôn, Trung tâm kỹ thuật cao và tiêu hóa Hà Nội, ứng dụng phẫu thuật nội soi một lỗ mổ nang ống mật chủ đã đưa BV vươn tầm thế giới.Các trung tâm y tế của Hà Nội, với 54 phòng khám đa khoa, 518 trạm y tế xã phường, đã thực hiện sàng lọc, khám, phát hiện, quản lý điều trị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường. Năm 2024 đã thực hiện gần 3 triệu lượt khám tại y tế cơ sở, phát hiện mới 12.726 người tăng huyết áp, trên 370.000 người bệnh được quản lý, điều trị (96,6%). Hơn 29.100 người tiền đái tháo đường được quản lý can thiệp dự phòng; 118.007 người được quản lý, điều trị đái tháo đường; 25.248 người có nguy cơ tim mạch được tư vấn điều trị dự phòng. Mô hình bác sĩ gia đình tại y tế cơ sở hằng năm khám bệnh cho gần 500.000 lượt.
Phim ‘Người một nhà’ tập 10: Trí giải vây cho Diệp?
Các dãy trọ gần các khu công nghiệp ở Q.Bình Tân được coi là "thủ phủ nhà trọ" ở TP.HCM, tập trung công nhân, lao động tự do đến thuê. Xóm trọ trên đường Trần Thanh Mại (Q.Bình Tân) rộn ràng tiếng cười đùa, vui chơi của trẻ con. Ba mẹ không ở nhà, các em tự bày trò chơi với nhau, thỉnh thoảng có tiếng dặn dò cẩn thận của ông quản lý ở phòng đầu tiên của dãy trọ. Ông là Nguyễn Văn Sang (69 tuổi, quê ở Tiền Giang), quản lý dãy trọ đến nay đã 15 năm. Chia sẻ với Thanh Niên, ông Sang nói rằng khi còn trẻ, ông làm thợ hồ, dãy trọ ở hiện tại cũng là công trình ông từng làm. Do tuổi cao, không còn sức để làm thợ hồ và được chủ nhà tin tưởng, ông nhận làm quản lý dãy trọ. Căn phòng nhỏ chưa đến 8 m2 chất đầy bình nước để người thuê đến đổi, có thêm chiếc võng nằm nghỉ và chiếc tivi cũ kỹ là nơi ở của ông Sang. 15 năm qua, chưa năm nào ông về nhà ăn tết dù ở quê vẫn còn bà xã.Ông Sang có hai người con nhưng người con trai đầu mất cách đây không lâu. Với ông, tết cũng như ngày thường thậm chí vắng vẻ hơn vì người thuê trọ về quê cùng gia đình, người thân. Tuy nhiên, ông không thấy buồn vì đã quá quen cuộc sống một mình suốt bao năm qua. Chủ nhà trả ông Sang mỗi tháng 5 triệu đồng, không tính tiền phòng, dù không nhiều nhưng ông đủ trang trải khi về già. Dãy trọ có 88 phòng, được mọi người thuê gần hết, hằng ngày họ làm công nhân tại các công ty trên địa bàn. "Một mình tôi ăn tết ở đây, bao năm như vậy rồi nên thấy cũng bình thường. Tết cũng như ngày thường, người ở miền Tây họ về quê ăn tết, một số người ở xa quá họ cũng đành ở lại phòng trọ. May mắn tôi vẫn khỏe, không hay bệnh vặt nên không có gì đáng lo ngại. Tôi về quê ăn tết phòng trọ sẽ không có ai trông, phải ở lại đảm bảo an toàn cho cả xóm trọ", ông Sang bày tỏ. Chị Nguyễn Thị Trường (39 tuổi, quê ở Nghệ An) cũng quyết định ở lại TP.HCM ăn tết vì không đủ chi phí cho cả gia đình về quê. Hơn nữa, dịp 30.4 vừa qua, mẹ bị tai nạn, chị phải về chăm sóc nên hiện không có đủ điều kiện để về. Làm công nhân hơn 15 năm, thu nhập hàng tháng của chị dành dụm để nuôi hai con (con đầu học lớp 9, con thứ hai học lớp 4) ăn học và trang trải chi tiêu hằng ngày. Ở lại xóm trọ, chị Trường ngậm ngùi khi nhìn cảnh hàng xóm xách vali về quê. Dù vậy, chị vẫn cố kìm nén để nước mắt không rời, tự dặn mình ở lại để dành dụm tiền lo cho các con. Với chị, tương lai của hai con là trên hết nên chấp nhận chịu khổ để các con được học hành đầy đủ. "Ở xa quê, xa cha mẹ không về quê ăn tết được cũng tủi thân lắm. Giờ về ăn tết cũng được nhưng sợ ra năm vào không có tiền tiêu xài nên đành gửi cho cha mẹ 3 – 4 triệu động viên. Ở lại, tết cũng như ngày thường, thậm chí trống vắng hơn", người phụ nữ nói. Qua báo Thanh Niên, chị mong muốn gửi lời chúc từ xa đến cha mẹ, người thân ở quê bằng tất cả tấm lòng chân thành, trân quý. "Cha mẹ tôi quê ở Nghệ An còn quê chồng ở Quảng Nam. Tôi mong cho cha mẹ hai bên khỏe mạnh, sống lâu với con cháu và sẽ cố gắng kiếm tiền để về thăm cha mẹ. Tôi nhớ cha mẹ nhiều lắm". Ông Trần Thanh Phong (quê ở TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp) lên TP.HCM thuê trọ, buôn bán quần áo kiếm sống. Năm nay khoảng 28 tết, sau khi công nhân về quê, ông cũng dọn dẹp hàng hóa, xách vali về nhà ăn tết. Dù khó khăn đến mấy, ông cũng đi xe máy về đón tết với gia đình. Không có tiền thưởng như công nhân, ông hy vọng tháng cuối năm thu nhập nhiều hơn để có tiền trang trải dịp tết. "Về quê có cha mẹ, anh em hơn nữa quê tôi cũng không quá xa nên đi lại dễ dàng. Hồi xưa tôi cũng đi làm công nhân, buôn gạo, buôn trái cây… làm đủ nghề. Dù thu nhập ra sao tôi cũng cố gắng về quê vì tết là dịp cả gia đình sum vầy. Tôi nghĩ rằng, tiền sang năm mới có thể kiếm được nên tốn bao nhiêu cũng về quê, trân quý khoảnh khắc sum họp gia đình", người đàn ông nói.
Phụng cho biết chăm sóc 1 lúc 3 em bé là thách thức lớn: “Ra tháng 3 bé hay quấy khóc vào ban đêm. Đôi khi 3 bé khóc cùng một lúc khiến mình mất bình tĩnh. Nhờ có chồng chăm con rất khéo từ việc thay tã, rửa bình sữa, bế 2 bé cùng 1 lúc... nên mình yên tâm hơn. Trước đây mình học ngành y nên cũng đã có kinh nghiệm chăm sóc các vấn đề của trẻ sơ sinh nhưng không thể tỉ mỉ như chồng được. Nhờ có anh mà mình chỉ chạy “vòng ngoài” và có thời gian nghỉ ngơi sau sinh”, Phụng nói.
Ngày mới với tin tức sức khỏe: Điều gì ở đàn ông hấp dẫn phụ nữ?
Không tấp nập, ồn ã như ngày thường, TP.HCM sáng mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025 vắng vẻ, yên tĩnh lạ kỳ. Từ sáng sớm, nhiều tuyến đường trung tâm như Điện Biên Phủ, Cách Mạng Tháng Tám, Võ Thị Sáu, Ba Tháng Hai thoáng đãng và tĩnh lặng. Không còn cảnh chen chúc của dòng xe cộ, không còn tiếng còi xe. Thời tiết mát mẻ, nắng nhẹ nhàng phủ lên phố phường, tạo nên một khung cảnh yên bình, đầy chất thơ.Một số người tranh thủ tận hưởng không gian hiếm có này thong dong đạp xe, tản bộ trên vỉa hè, hít hà bầu không khí trong lành. Các điểm du xuân nổi tiếng như Hồ Con Rùa, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn cũng lác đác người qua lại, không còn cảnh chen chúc như những ngày cuối năm.Trái ngược với sự yên ắng trên phố, các ngôi chùa trong thành phố lại trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Từ sáng sớm, dòng người đổ về các chùa lớn như Vĩnh Nghiêm (quận 3), Việt Nam Quốc Tự (quận 10), Xá Lợi (quận 3) để dâng hương, cầu nguyện cho một năm mới an lành, thuận lợi.Tại chùa Vĩnh Nghiêm, từng dòng người xếp hàng ngay ngắn, tay cầm nhang đèn, hoa cúc vàng, thành kính dâng lên những lời nguyện cầu. Không gian chùa trầm mặc, lấp lánh ánh nến, hòa cùng hương trầm thoang thoảng tạo nên một không khí thiêng liêng đặc trưng của ngày đầu năm.Bên cạnh việc thắp hương, nhiều người còn xin quẻ đầu năm, nghe những lời giảng dạy từ các sư thầy để tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn.Ngày đầu năm mới, TP.HCM mang hai sắc thái đối lập nhưng hòa quyện một cách hài hòa: sự tĩnh lặng trên các con đường và sự nhộn nhịp, trang nghiêm tại các ngôi chùa. Sự vắng vẻ của phố phường không mang vẻ đìu hiu, mà là dấu hiệu của sự đoàn viên, khi mọi người quây quần bên gia đình hoặc tìm đến chùa để gửi gắm niềm tin vào một năm mới tốt đẹp.