Địa điểm vui chơi gần TP.HCM giá rẻ, được bắt thủy sản cùng người dân
"Quan niệm này đã có từ xưa nay, người dân địa phương đưa, đón dâu đều đi đường vòng cho dù xa xôi mà không đi qua cây cầu Bà Nghè. Vì sao đưa đón dâu không đi qua cây cầu Bà Nghè thì đến nay không ai giải thích được, những người già nhất của 2 xã cũng không trả lời được câu hỏi này, họ chỉ nói là nghe ông bà truyền miệng lại", ông Phạm Thanh Sơn cho hay.Du học Hàn Quốc bằng tiếng Anh được không?
Thông tin trên được Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Nguyễn Bắc Nam thông tin tại buổi họp báo kinh tế - xã hội định kỳ chiều 20.3, nhằm cung cấp thông tin mới nhất về chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức khi tinh gọn bộ máy.TP.HCM đã có kế hoạch tinh giảm bộ máy giai đoạn 2022 - 2026, giảm 5% công chức hành chính, 10% người hưởng lương từ ngân sách. Tuy nhiên, trong chỉ đạo về sắp xếp bộ máy mới đây, Trung ương chỉ đạo giảm ít nhất 20% biên chế.Sở Nội vụ đã tham mưu cho UBND TP.HCM ban hành kế hoạch tổng thể sắp xếp bộ máy các cơ quan chuyên môn, đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cấp thành phố và cấp quận, huyện. Trong đề án của từng đơn vị phải thể hiện rõ việc tinh giảm 20% biên chế.Ông Nam cho biết thêm, hiện Sở Nội vụ đang dự thảo điều chỉnh kế hoạch tinh giản biên chế theo chỉ đạo mới nhất của Trung ương.Hồi tháng 2.2025, HĐND TP.HCM ban hành Nghị quyết 01 về mức hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi tinh gọn bộ máy, với mức hỗ trợ cao nhất lên đến hơn 1,1 tỉ đồng.Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM cho biết từ ngày 1.3 đến 20.3, toàn TP.HCM có 281 trường hợp làm đơn xin nghỉ việc, gồm 237 xin nghỉ hưu trước tuổi, 44 trường hợp nghỉ thôi việc.Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178/2024. Ông Nam cho biết Sở Nội vụ đang nghiên cứu, tham mưu UBND TP.HCM báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM điều chỉnh chính sách theo đúng Nghị định 67.Đối với khối chính quyền, Sở Nội vụ là cơ quan tham mưu thẩm định từng trường hợp, từng đối tượng cụ thể, tuân thủ Nghị định 178/2024 và Nghị định 67/2025. Tùy theo độ tuổi, thời gian đóng BHXH, mức lương hiện hưởng mà cán bộ, công chức nhận mức hỗ trợ khác nhau."Hội đồng thẩm định cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng đúng quy định từng trường hợp", ông Nam khẳng định, đồng thời cho biết Sở Nội vụ tham mưu UBND TP.HCM thành lập hội đồng thẩm định xem xét, quyết định.Trả lời câu hỏi của Báo Thanh Niên về việc có chi hỗ trợ thêm nữa không, ông Nam cho biết Sở Nội vụ đang rà soát các văn bản pháp luật, Nghị định 67 để tham mưu UBND TP.HCM. Nếu có liên quan đến HĐND TP.HCM thì báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM xin chủ trương rồi trình cấp thẩm quyền."Sở Nội vụ đang nỗ lực, cố gắng tham mưu trình trong kỳ họp HĐND TP.HCM để điều chỉnh kịp thời sau khi Nghị định 67 ban hành", ông Nam nói thêm.Một trong những nội dung quan trọng của Nghị định 67 là điều chỉnh khoản 6 điều 9 của Nghị định 178 là bãi bỏ quy định hỗ trợ thêm của địa phương. Phó giám đốc Sở Nội vụ khẳng định sẽ nghiên cứu thật kỹ, thật sát, cân nhắc việc có tiếp tục áp dụng hay không để tham mưu lãnh đạo thành phố phương án phù hợp, đúng quy định.
Top 10 sữa rửa mặt cho da khô sạch sâu mà ẩm mịn được tìm mua nhiều
Dự án thành phần 1A (DATP1A) dài 8,22 km, gồm 6,3 km đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai và 1,92 km đi qua địa bàn TP.HCM, có điểm đầu giao cắt với tỉnh lộ 25B thuộc địa phận huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và điểm cuối giao cắt với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thuộc địa phận TP.Thủ Đức, TP.HCM.Công trình có vai trò quan trọng trong việc rút ngắn quãng đường từ TP.HCM sang Đồng Nai, đi sân bay quốc tế Long Thành và các tỉnh lân cận. Sau khi đưa vào khai thác toàn bộ dự án, kết nối toàn bộ với nút giao thuộc DATP1 (dự kiến hoàn thành vào 30.6) sẽ giúp giảm tải cho tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, góp phần phân luồng từ xa, giảm ách tắc cho các tuyến cao tốc cũng như hệ thống đường nội thị TP.HCM.Trong đó, hạng mục quan trọng nhất của dự án là cầu Nhơn Trạch dài 2,6 km nối TP.HCM với Đồng Nai, mở ra hướng kết nối mới giữa TP.HCM với vùng Đông Nam bộ.Phát biểu tại buổi lễ phát động thi đua sáng nay, ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban QLDA Mỹ Thuận cho biết: Tính đến 28.2, sản lượng lũy kế của toàn DATP1A đã đạt 87,18%, trong đó gói thầu CW1: Xây dựng cầu Nhơn Trạch đạt 94,55% và gói thầu CW2: Xây dựng đường dẫn đạt 76,13%. Đây là dự án thành phần đạt tiến độ cao nhất trong tổng thể dự án xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM.Trong chuyến công tác kiểm tra các công trình giao thông vào dịp Tết Nguyên đán, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công công trình cầu Nhơn Trạch thuộc đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch, phấn đấu hoàn thành vào dịp 30.4 chào mừng 50 năm thống nhất đất nước."Tôi vẫn còn nhớ Thủ tướng đã nói: Cha ông ta đã chiến đấu hy sinh, đổ xương máu để thống nhất đất nước; còn chúng ta đẩy nhanh tiến độ dự án, cùng lắm chỉ đổ mồ hôi thôi. Tăng ca, tăng kíp, không lý do gì không thực hiện được. Ý kiến chỉ đạo này tạo dấu ấn rất mạnh đối với những người trực tiếp thi công dự án như chúng tôi" - ông Trần Văn Thi chia sẻ.Đồng thời, nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi, động viên, khích lệ toàn thể các tổ chức, cá nhân tham gia DATP1A hưởng ứng và tổ chức thực hiện hiệu quả phong trào thi đua cao điểm "500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc" để chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập nước, Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, Ban QLDA Mỹ Thuận cùng các nhà thầu thi công, Tư vấn giám sát DATP1A quyết tâm phát động và ký kết giao ước thi đua 60 ngày đêm đưa dự án vượt tiến độ 4 tháng.Theo đó, tính từ hôm nay (2.3), các đơn vị sẽ có 60 ngày để hoàn thành toàn bộ cầu Nhơn Trạch cùng cơ bản công tác thảm bê tông nhựa của đoạn đường dẫn trước 26.4; thông xe kỹ thuật toàn bộ 8,22 km tuyến của DATP1A vào 27.4.Theo chủ đầu tư, để có thể đạt được nội dung giao ước thi đua và các mục tiêu phấn đấu nêu trên, bên cạnh sự tập trung, huy động tối đa các nguồn lực, sự nỗ lực, sáng tạo, vượt khó, thi công 3 ca 4 kíp xuyên ngày nghỉ, xuyên lễ, liên tục 60 ngày đêm của các nhà thầu, tư vấn và sự chủ động, quyết liệt của chủ đầu tư thì sự phối hợp xử lý kịp thời các hạng mục công việc liên quan của Cục Quản lý đầu tư xây dựng, sự phối hợp chặt chẽ của Ban giao thông TP.HCM và Ban giao thông tỉnh Đồng Nai đóng vai trò đặc biệt quan trọng."Chúng tôi quyết tâm, đồng hành với các đơn vị tư vấn giám sát, nhà thầu thi công hoàn thành đúng các nội dung đã giao ước thi đua của DATP 1A. Đồng thời, cũng rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, chỉ đạo kịp thời của Bộ Xây dựng, các địa phương, nhà tài trợ và người dân trong thời gian tới" - ông Trần Văn Thi nói.Tại buổi lễ ký kết, ông Koo Ja Kyoung, Giám đốc dự án CW1, nhà thầu Kumho E&C thông tin: Ban đầu, đơn vị gặp nhiều khó khăn do nhận mặt bằng chậm trễ nên phải khắc phục bằng cách huy động máy móc, nhân công để theo kịp tiến độ. Bên cạnh đó, quá trình thi công cũng gặp không ít thách thức, song, nhờ sự hỗ trợ nhiệt tình, kịp thời của chủ đầu tư, đến nay gói thầu đã vượt tiến độ. Phía nhà thầu cam kết sẽ nỗ lực, hoàn thành các hạng mục để đưa dự án về đích vào 30.4.Tương tự, phía nhà thầu gói CW2, Ban điều hành dự án thành phần 1, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Nai... cùng khẳng định sẽ huy động mọi nguồn lực, nỗ lực, quyết tâm thực hiện mục tiêu chung để đạt mục tiêu kết nối giữa TP.HCM với tỉnh Đồng Nai trong 60 ngày tới.
Hoàng Đức được xem là viên ngọc sáng nhất mà lò trẻ CLB Thể Công Viettel từng sản sinh ra. Thực tế chủ nhân 2 danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam được xem là nhạc trưởng hay nhất V-League vài năm qua.Do vậy không bất ngờ khi đội bóng quân đội đã phải đối mặt với những nghi ngờ khi Hoàng Đức rời đi để tìm kiếm thử thách mới. Thực tế CLB Thể Công Viettel chơi khá chật vật từ thời điểm Hoàng Đức xác nhận sẽ không gia hạn hợp đồng.Trong 4 trận đầu mùa này, khi Hoàng Đức không đạt cảm xúc thi đấu tốt nhất, CLB Thể Công Viettel có 2 chiến thắng, 1 hòa, 1 thua và quanh quẩn ở giữa bảng, trước khi tiền vệ sinh năm 1998 chuyển sang thi đấu cho CLB Ninh Bình.Giai đoạn đầu mùa giải dù có chút chật vật cũng là lúc HLV Nguyễn Đức Thắng chuẩn bị cho cuộc sống không còn Hoàng Đức, dù đó thực tế là điều rất không dễ dàng.Khi nhận thấy sơ đồ 3-4-3 không còn hiệu quả vì tuyến giữa suy yếu, nhà cầm quân sinh năm 1976 đã kéo Đức Chiến lên giữa sân, tận dụng nguồn thể lực dồi dào và tính chiến đấu cao để "dọn dẹp", giúp Wesley Nata rảnh chân cung cấp bóng lên phía trên.Từ lúc này, CLB Thể Công Viettel chuyển sang chơi với sơ đồ 3-5-2, trong đó tiền vệ trẻ Khuất Văn Khang bó vào trong nhiều hơn để làm cầu nối, tiếp bóng cho cặp tiền đạo Pedro và Amarildo.Sau vài vòng đấu tập quen dần cách chơi mới không có Hoàng Đức, CLB Thể Công Viettel bắt đầu tăng tốc với phong độ ấn tượng. Trong 5 trận gần nhất, họ tăng tốc với 4 chiến thắng, hòa 1 để chiếm ngôi đầu bảng trước đó luân phiên giữa CLB Nam Định và CLB Thanh Hóa.Đến lúc này, các học trò của HLV Nguyễn Đức Thắng không sở hữu những thông số cao nhất, nhưng luôn nằm trong tốp 2, với hàng công (19 bàn, chỉ thua CLB Nam Định) hay hàng thủ nhận 10 bàn thua (chỉ kém CLB Hà Tĩnh).Đặc biệt, nhà vô địch V-League 2020 đang đạt sự cân bằng, với 13 điểm trên sân nhà và 12 điểm sân khách, đạt 25 điểm với chỉ 2 thất bại kể từ đầu mùa, không giấu diếm tham vọng vô địch. Điều này đến từ hàng thủ bổ sung kinh nghiệm của cựu tuyển thủ Nguyễn Minh Tùng, cùng bộ 3 ngoại binh Amarildo, Wesley Nata, Pedro và bộ khung Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Đức Chiến, Khuất Văn Khang, Trương Tiến Anh, Bùi Văn Đức...Phía trước thầy trò HLV Nguyễn Đức Thắng sẽ là trận mở màn lượt về trước đối thủ CLB Công an Hà Nội, trước khi có 2 trận đấu rất "xương" khác: tiếp CLB Nam Định trên sân nhà, làm khách tại Bình Dương.Đó đều là những trận đấu hứa hẹn đầy khốc liệt trước những ứng cử viên vô địch có đầy đủ thực lực lẫn tham vọng. Ngược lại, nếu vượt qua được những thử thách này, CLB Thể Công Viettel sẽ tiến một bước quan trọng trong tham vọng chinh phục V-League 2024 - 2025.HLV Nguyễn Đức Thắng khẳng định: "Khi vào mùa giải chúng tôi đặt mục tiêu nằm trong tốp 3. Nhưng lúc này, CLB Thể Công Viettel sẵn sàng cạnh tranh chức vô địch. Đó là mục tiêu được giao. CLB Thể Công Viettel không cho phép đứng ngoài cuộc đua vô địch. Giải mới đi qua một nửa và các đối thủ phía sau đã thể hiện ra rất nhiều khát khao. Chúng tôi cần cố gắng hoàn thiện hơn nữa để cạnh tranh chức vô địch".
Collagen uống sau hay trước ăn là tốt nhất?
Đội bóng ĐH Kinh tế TP.HCM (UEH) là 1 trong những tân binh tham dự giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025), ngay lập tức tạo ra ấn tượng rất mạnh.Tại vòng bảng, đội bóng UEH đã mở màn bằng chiến thắng 2-0 trước Học viện Hàng không Việt Nam, tiếp đó đánh bại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) 4-1, trước khi cầm hòa "ông lớn" Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM với tỷ số 1-1.Bước vào vòng play-off, thầy trò HLV Trần Đình Thành đã trải qua trận đấu đầy khó khăn, khi bị một cái tên rất mạnh là Trường ĐH Công nghệ TP.HCM dẫn trước ở phút 23 (Nguyễn Huỳnh Minh Duy ghi bàn) và tạo ra sức ép rất lớn.Nhưng bằng quyết tâm của cả tập thể với tinh thần không bỏ cuộc, đội bóng UEH đã có bàn gỡ ngoạn mục ở phút 80+2 do công Lê Tấn Tài đã giúp họ kéo lại hy vọng. Để rồi ở loạt "đấu súng" căng thẳng, đội ĐH Kinh tế TP.HCM đã giành chiến thắng 5-4 để đoạt tấm vé quý giá tham dự vòng chung kết ngay ở lần đầu góp mặt.Sau giây phút vỡ òa sung sướng với chiến thắng nghẹt thở, HLV Trần Đình Thành nghẹn ngào hạnh phúc: "Vào lúc này tôi và cả đội bóng đều ngập tràn hạnh phúc, không biết miêu tả làm sao nữa nhưng tất cả đều rất vui và tự hào.Chúng tôi tự hào khi đã làm được điều xác định ngay từ đầu là xem mỗi trận đấu đều là trận chung kết, dốc hết sức mình với sự tôn trọng tối đa đến mọi đối thủ và các cầu thủ tự tin thể hiện được năng lực của mình.Chúng tôi rất vui khi đã thực hiện được sứ mạng tham dự vòng chung kết giải TNSV THACO cup 2025, mục tiêu ban đầu khi đầu tư vào bóng đá theo ý tưởng của PGS.TS. Bùi Quang Hùng - Phó Giám đốc ĐH Kinh tế TP.HCM".Vậy đâu là động lực thúc đẩy tạo ra kỳ tích giúp ĐH Kinh tế TP.HCM đoạt vé vào VCK ngay lần đầu tham dự vòng loại TP.HCM được đánh giá là khốc liệt nhất Việt Nam chứng kiến hàng loạt "ông lớn" rơi rụng như Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, Trường ĐH Văn Lang, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM?Đem câu hỏi này đến HLV trưởng Trần Đình Thành, câu trả lời đến từ giữa năm 2023 khi PGS.TS. Bùi Quang Hùng - Phó giám đốc ĐH Kinh tế TP.HCM ấp ủ mô hình xây dựng hệ thống giải nội bộ cho sinh viên UEH.Sau nửa năm ấp ủ và chuẩn bị, đến đầu năm 2024, UEH chính thức ra mắt mô hình giải nội bộ trường UEH League - với quy mô thi đấu vòng tròn, 2 lượt đi về lần đầu tiên xuất hiện tại TP.HCM.Cụ thể, 10 đội bóng xuất sắc nhất đại diện cho 10 khoa và viện của ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ đá vòng tròn 2 lượt đi - lượt về, mỗi vòng đấu sẽ diễn ra hàng tuần vào ngày Chủ nhật để chọn ra 4 đội mạnh nhất thi đấu 2 lượt bán kết và chung kết để chọn ra nhà vô địch.Để tăng tính cạnh tranh, UEH League cũng áp dụng việc lên xuống hạng, khi 2 đội bóng xếp chót sẽ phải đá vòng play-off với các đội còn lại để tranh 2 suất sẽ góp mặt tranh tài với 8 đội UEH League ở mùa tiếp theo.HLV Trần Đình Thành cho biết: "UEH League mới nhưng được đầu tư kỹ lưỡng, có giải thưởng bàn thắng và cầu thủ xuất sắc nhất mỗi vòng đấu, có fanpage riêng và được tổ chức ghi hình livestream trực tiếp mỗi vòng đấu.Các trận đấu của UEH League được tổ chức thi đấu vào mỗi Chủ nhật hàng tuần trên sân bóng 7 người trong khuôn viên trường ở cơ sở nằm trên đường Nguyễn Văn Linh. Để tiện cho sinh viên đi cổ vũ, BTC vừa thông báo các vòng đấu mùa tới sẽ diễn ra vào 2 ngày thứ bảy và chủ nhật.Như UEH League 2024, mỗi đội bóng thi đấu 2 lượt đi về tổng cộng 18 trận đấu. Nhà vô địch Viện Đào tạo quốc tế (ISB) đá thêm 2 trận bán kết và chung kết có đến 20 trận tranh tài, đóng góp đến 70% đội hình ĐH Kinh tế TP.HCM lần đầu tham dự vòng loại khu vực TP.HCM".Được biết, theo ghi nhận của người viết đội bóng đầu tiên của Việt Nam xây dựng được hệ thống giải nội bộ bài bản, chuyên nghiệp chính là Trường ĐH Kinh tế quốc dân với NEU League chuẩn bị bước sang mùa thứ 6. UEH League của ĐH Kinh tế TP.HCM chính là mô hình giải league nội bộ đầu tiên của các trường ĐH, CĐ, Học viện tại TP.HCM.