Những tấm lòng vàng 15.6.2023
Ngày 11.3, ông Nguyễn Tấn Hỷ, Giám đốc Trung tâm quản lý đầu tư và khai thác công trình thủy lợi TP.Đà Lạt cho biết, việc chậm xử lý tình trạng ô nhiễm tại hồ Vạn Thành 2 là do UBND P.5, TP.Đà Lạt thiếu kiên quyết vì khu vực chăn nuôi nằm ngoài hành lang bảo đảm an toàn hồ đập.Ông Hỷ cho biết, ngày 26.2.2024, trung tâm và UBND P.5 cùng một số cơ quan chức năng của TP.Đà Lạt kiểm tra và lập biên bản về tình trạng ô nhiễm hồ nước Vạn Thành 2 và các hộ chăn nuôi heo quanh khu vực hồ. Thời điểm đó, 2 hộ chăn nuôi heo gồm Nguyễn Trọng Toàn và Trần Văn Trúc đang chăn nuôi trên 300 con heo, nhưng không cung cấp được giấy tờ pháp lý liên quan việc chăn nuôi như giấy đủ điều kiện, giấy phép môi trường. Lúc đó, đoàn kiểm tra đã yêu cầu các chủ cơ sở chăn nuôi không được thải nước thải chăn nuôi ra môi trường gây ô nhiễm môi trường và hồ Vạn Thành 2; khẩn trương di dời chuồng trại đi nơi khác theo quy định. Các hộ này đều ký vào biên bản.Sáng 11.3, ông Nguyễn Xuân Cường, Phó chủ tịch UBND P.5, cho biết năm 2024, khi làm việc, 2 hộ nuôi heo trên đồng ý di dời trại heo nhưng do họ chưa tìm được quỹ đất để dời. "Sáng nay (11.3), chúng tôi tiếp tục mời các hộ chăn nuôi heo phía trên thượng nguồn hồ làm việc, phường sẽ yêu cầu họ di dời trại heo để bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường và hồ nước Vạn Thành 2", ông Cường khẳng định.Trước đó, ghi nhận vào ngày 10.3 của PV Thanh Niên tại hồ thủy lợi Vạn Thành 2, trên địa bàn làng hoa Vạn Thành, P.5 (TP.Đà Lạt), nước hồ vẫn đang ô nhiễm khiến nhiều nông hộ không thể canh tác. Ông Nguyễn Hùng Vỹ, Tổ trưởng dân phố Vạn Thành, cho biết hồ thủy lợi Vạn Thành 2 trước thuộc Tập đoàn 5 Vạn Thành, sau này thuộc sự quản lý của Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác công trình thủy lợi TP.Đà Lạt. Trước đây, hồ nước rất trong xanh phục vụ nước tưới cho hơn 40 héc ta rau hoa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nước hồ bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, nhiều nông hộ không thể canh tác hoa.Ông Nguyễn Quốc Toản (nông dân Vạn Thành kiêm Tổ trưởng tổ tự quản hồ Vạn Thành 2) cho biết thêm, từ khi trên đồi phía thượng nguồn của hồ có 2 trại nuôi heo thì nước hồ bắt đầu bị ô nhiễm. Những ngày trời nắng nóng cả khu vực thung lũng này bốc mùi hôi thối, khó chịu. Gia đình ông không thể canh tác hoa.Tương tự, ông Trương Thanh Vũ (làng hoa Vạn Thành), cho biết: "Vườn hoa đồng tiền tưới nước hồ bị ô nhiễm, hoa bị châm kim, nhiễm bệnh rụng hết cánh không thể thu hoạch để bán. Nước ở hồ Vạn Thành 2 bơm vào hồ nuôi cá, cá cũng chết hết".Theo chân cán bộ UBND P.5, chúng tôi vượt núi đến 2 trại nuôi heo phía trên đồi. Mỗi trại heo nuôi khoảng 100 con heo lấy thịt. Quan sát thực tế, nước thải từ 2 trại heo này chạy vào ống nhựa dẫn xuống những hồ nhỏ phía dưới vườn cà phê bốc mùi hôi thối. Khi nước thải trong hồ quá nhiều, chảy tràn xuống khe suối và chảy vào hồ nước Vạn Thành 2.Chưa kể một số người dân gần 2 trại heo này cũng xin tận dụng nước thải của 2 trại heo trên để dẫn về vườn tưới gốc cà phê (thay phân). Điều đáng nói, những bể chứa này không có nắp đậy, luôn sủi bọt, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. Khi hồ chứa đầy, nước thải hôi thối cũng chảy xuống hồ nước Vạn Thành 2.Ông Nguyễn Trọng Toàn (chủ trại heo) cho biết ông thuê đất của ông Phạm Công (người dân ở địa phương) để làm trại nuôi heo trong nhiều năm qua. Ông Toàn thừa nhận, việc nước hồ Vạn Thành 2 bị hôi thối, ô nhiễm có nhiều nguyên nhân, trong đó 2 trại nuôi heo cũng có một phần. Theo ông Toàn, có những hộ sau khi ngâm giá thể trồng hoa chậu cũng xả nước thải xuống hồ Vạn Thành 2."Trại heo của chúng tôi nuôi hơn 100 con, do nuôi bằng thức ăn thừa, không nuôi bằng cám nên heo chậm lớn. Hơn nữa, heo có nhiều lứa nên chúng tôi đang bán dần và sẽ có hướng chuyển trại heo đi nơi khác, không nuôi ở đây nữa", ông Toàn nói.Trước những thiệt hại do hồ nước bị ô nhiễm, từ giữa tháng 5.2022, người dân làng hoa đã có đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng. UBND P.5 cùng các cơ quan chức năng TP.Đà Lạt đã đến hiện trường nhiều lần nhưng tình trạng nuôi heo gây ô nhiễm hồ nước vẫn chưa được xử lý. Khi họp cử tri, người dân làng hoa cũng đã nêu ý kiến nhưng rồi mọi việc vẫn đâu vào đấy, tình trạng nước hồ ô nhiễm ngày càng nặng.Giá USD hôm nay 30.4.2024: Giảm nhẹ chờ tin cuộc họp từ Fed
Theo báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), Hyundai Thành Công và VinFast, thị trường ô tô Việt Nam trong tháng 1.2025 tiêu thụ khoảng 21.900 xe. Trong đó, các thành viên VAMA đạt hơn 18.900 xe, Hyundai Thành Công bán được 3.074 xe, trong khi VinFast bàn giao hơn 10.000 xe. Điều này cho thấy doanh số của VinFast chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng xe bán ra của các hãng có công bố số liệu.Trong các mẫu xe của VinFast, VF 3 có doanh số cao nhất với hơn 4.400 xe bán ra trong tháng 1, tiếp đến là VF 5 với 3.300 xe. Phần còn lại được chia đều cho các mẫu xe khác trong danh mục sản phẩm của hãng. Số lượng xe bán ra trong tháng đầu năm có thể bị ảnh hưởng bởi việc khách hàng tranh thủ mua xe trước khi chính sách miễn 100% lệ phí trước bạ dành cho ô tô điện kết thúc vào cuối tháng 2.2025. Trước đó, VinFast đã kiến nghị Chính phủ kéo dài thời gian áp dụng chính sách này thêm 3 năm đến 2028 và tiếp tục giảm 50% lệ phí trước bạ trong 3 năm tiếp theo.Trong năm 2025, VinFast đặt mục tiêu doanh số khoảng 200.000 xe, tăng hơn gấp đôi so với hơn 87.000 xe bán ra trong năm 2024. Thương hiệu Việt dự kiến mở rộng danh mục sản phẩm với việc ra mắt một mẫu MPV 7 chỗ dành cho khách hàng cá nhân. Ngoài ra, để tiếp cận thị trường xe dịch vụ và phân khúc xe cỡ nhỏ, VinFast có kế hoạch tung ra hai mẫu xe mới là Limo Green và Minio. Đồng thời, hãng cũng sẽ đổi tên mẫu VF 5 thành Herio và VF e34 thành Nerio Green.
EU ném đá dò đường
Ngày 24.1, tin từ Cơ quan CSĐT Công an H.Tân Hiệp (Kiên Giang) cho biết, đơn vị đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú với Nguyễn Văn Ly (32 tuổi, ngụ ấp Thạnh An 1, xã Thạnh Trị, H.Tân Hiệp, Kiên Giang) để điều tra về hành vi hành hạ con.Trước đó, người thân của cháu N.T.N (7 tuổi, ngụ cùng địa phương) trình báo Công an xã Thạnh Trị về việc N. thường xuyên bị cha dượng đánh đập, hành hạ. Vụ việc được báo lên Công an H.Tân Hiệp và Đội điều tra tổng hợp thuộc đơn vị khẩn trương vào cuộc điều tra, xác minh.Công an triệu tập Ly đến trụ sở làm việc. Trước những tài liệu, chứng cứ không thể chối cãi, Ly đã thừa nhận hành vi sai phạm.Theo đó, từ tháng 8 - 12.2024, Ly đã 5 lần hành hạ cháu N. gây ra 3 vết thương tích ở vùng trán. Kết quả giám định của cơ quan chuyên môn cho thấy cháu N. bị tổn hại sức khỏe 20%.Được biết, từ năm 2020, chị N.N.Q (30 tuổi) cùng con riêng là cháu N. về sống chung nhà với Ly tại ấp Thạnh An 1. Chị Q. và Ly chung sống như vợ chồng, nhưng chưa đăng ký kết hôn. Đến năm 2022, giữa 2 người có thêm 1 con chung. Bản thân Ly không nghề nghiệp ổn định, chủ yếu làm thuê, mỗi khi uống rượu say, thường đánh đập, hành hạ con riêng của vợ. Hiện, Cơ quan CSĐT Công an H.Tân Hiệp tiếp tục điều tra, xử lý hành vi hành hạ con đối với Ly. Đồng thời, phối hợp chính quyền địa phương hỗ trợ chị Q. và cháu N. đến nơi ở mới, bảo đảm an toàn cho cháu N.
Theo Reuters, nhu cầu dầu diesel trên toàn thế giới sụt giảm đẩy lo ngại về tăng trưởng nhu cầu dầu chậm lại càng lớn, đặc biệt tại các nền kinh tế lớn. Dữ liệu từ công ty tư vấn Insights Global cho thấy, tồn kho nhiên liệu, bao gồm dầu diesel, tăng hơn 3% tại trung tâm lưu trữ và lọc dầu Amsterdam-Rotterdam-Antwerp của châu Âu trong tuần tính đến ngày 2.5.
Con trai Rhymastic lém lỉnh bên cạnh nhóc tì 'Pam yêu ơi'
Cũng theo ông Hùng, Côn Sơn chốn tổ là nơi có vị thế quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam và với giá trị to lớn đó, Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đã được nhà nước xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt năm 2012.