Cúp truyền hình: 'Khủng long' Petr Rikunov áp sát áo vàng sau chặng đồng đội tính giờ
Sự hiện diện của HLV Makoto Teguramori đã thổi luồng sinh khí mới cho CLB Hà Nội, minh chứng là ở vòng 14, đội cựu vương V-League đã thắng dễ 3-0 trên sân Pleiku của HAGL với thế trận áp đảo toàn diện. Dù CLB Đà Nẵng đang tiến bộ dưới thời HLV Lê Đức Tuấn (giành 5 điểm trong 3 trận gần nhất), nhưng rõ ràng so với chủ nhà Hà Nội, đội Đà Nẵng vẫn thua kém toàn diện. Thực tế là, CLB Đà Nẵng nhập cuộc tốt, đá phòng ngự chặt chẽ và gây áp lực ở tuyến giữa để ngăn chủ nhà triển khai bóng. Đội khách thậm chí có cơ hội ăn bàn trước khi Phan Văn Long thoát xuống sút chân trái uy lực khiến thủ môn Nguyễn Văn Hoàng vất vả giải nguy. Nhưng, CLB Hà Nội không cần thế trận lấn lướt, mà chỉ cần một khoảnh khắc để vượt lên. Phút 33, Đỗ Hùng Dũng cầm bóng ở cánh trái. Chỉ bằng một cú rướn người bứt tốc, anh vượt qua hậu vệ Đà Nẵng rồi tạt bóng cầu âu đẹp mắt cho Daniel Passira đánh đầu đập đất thành bàn. Thủ môn Bùi Tiến Dũng đã nỗ lực đổ người, nhưng không thể vươn tay cứu thua trước pha dứt điểm khó của ngoại binh từng đoạt ngôi vua phá lưới giải Bolivia. Sau bàn mở tỷ số, CLB Hà Nội đá thanh thoát hơn. Tuy nhiên, học trò ông Teguramori không vội vàng đẩy cao đội hình, mà đá chắc chắn để giữ thế trận. Ở chiều ngược lại, CLB Đà Nẵng của HLV Lê Đức Tuấn nỗ lực triển khai bóng từ tuyến dưới, song do tuyến giữa không kiểm soát tốt tình hình, nên đội khách Đà Nẵng khó triển khai tấn công.CLB Hà Nội đã có thể ghi nhiều bàn hơn trong hiệp 1, song việc bỏ lỡ nhiều cơ hội khiến thầy trò ông Teguramori chỉ một lần tìm được mành lưới đối thủ. Trong đó, có tình huống Hùng Dũng thoát xuống ở cánh phải rồi chuyền vào như đặt, nhưng Văn Toàn lại đá ra ngoài khi cầu môn của thủ môn Tiến Dũng đã rộng mở.Ở thế không còn gì để mất, CLB Đà Nẵng đã vùng lên trong hiệp 2. Phút 49, hàng thủ Hà Nội phòng ngự thiếu quyết liệt, để Đình Duy đột phá trung lộ rồi dứt điểm chân phải gọn gàng hạ gục thủ môn Văn Hoàng.Đúng 2 phút sau, CLB Hà Nội lại chùng xuống khó hiểu, để đội khách Đà Nẵng thoải mái ghi bàn. Đình Duy thoát xuống thoải mái ở cánh trái rồi căng ngang như đặt cho Văn Hữu đệm lòng nâng tỷ số lên 2-1. Đây cũng là bàn thứ 6 của Đà Nẵng trong 4 trận gần nhất, kể từ khi HLV Lê Đức Tuấn thay thế ông Cristiano Roland chèo lái đội bóng sông Hàn.Sau hai gáo nước lạnh dội xuống đầu hiệp 2, CLB Hà Nội mới bừng tỉnh. Văn Quyết cùng đồng đội lấy lại thế trận để tổ chức tấn công. Tuy nhiên, sự nóng vội của chủ nhà khiến họ phải chờ đến phút 66 mới có bàn gỡ 2-2.Nhận đường chuyền của Văn Quyết, Passira che chắn bóng chuẩn mực, trước khi nhả lại cho Hai Long dứt điểm hiểm hóc, đưa trận đấu trở về thế cân bằng. Màn ngược dòng của CLB Hà Nội được hoàn tất ở phút 89. Một lần nữa, Hai Long ghi dấu ấn khi đánh đầu tạo ra tình huống lộn xộn trong vòng cấm, trước khi "gà son" Joao Pedro chớp thời cơ dứt điểm, ấn định chiến thắng 3-2 cho chủ nhà Hà Nội.Ngược dòng hạ đội cuối bảng Đà Nẵng, CLB Hà Nội vươn lên ngôi nhì với 26 điểm sau 15 vòng. Đường đua vô địch của thầy trò ông Teguramori rộng mở trở lại, khi khoảng cách với ngôi đầu chỉ là 4 điểm, trong khi giải còn tới 11 vòng. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vnNhững thay đổi quan trọng trong tuyển sinh lớp 10
Tại báo cáo nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật quốc tế về xử lý hình sự đối với tội phạm rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng công bố mới đây, nhóm nghiên cứu do Bộ Tư pháp tuyển chọn đề cập đến một số hạn chế trong công tác kiểm soát tài sản, thu nhập.Theo đánh giá, luật Phòng, chống tham nhũng đã quy định cụ thể về việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, gồm: đối tượng thuộc diện kê khai, quyền và nghĩa vụ của người có nghĩa vụ kê khai, tài sản và thu nhập phải kê khai, xử lý vi phạm khi kê khai không trung thực… Đây là những tiền đề quan trọng để xác định phạm vi tài sản tham nhũng.Tuy nhiên, để kiểm soát được nguồn gốc tài sản, nhóm nghiên cứu cho rằng, chỉ kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị là chưa đủ. Điều này cần thực hiện với mọi người dân, bằng nhiều nhiều biện pháp khác nhau: cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt, cơ chế nộp và quản lý thuế, cơ chế đăng ký tài sản có giá trị...Nhóm nghiên cứu nhận định việc không có cơ chế hữu hiệu để kiểm soát tài sản, thu nhập của mọi người dân, đặc biệt là những người thân trong gia đình của người có chức vụ, quyền hạn sẽ dẫn tới nguy cơ thất thoát khối lượng lớn tiền, tài sản.Thực tế từ các vụ án tham nhũng, kinh tế thời gian qua, tình trạng quan chức, cán bộ nhận tiền "không trong sáng" thông qua người thân không phải là hiếm. Mới đây nhất là cựu Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) Nguyễn Lộc An nhận hối lộ 14 tỉ đồng từ 2 doanh nghiệp xăng dầu, đều bằng tài khoản ngân hàng của vợ. Rồi như vụ án AVG - MobiFone, sau khi nhận hối lộ 3 triệu USD, cựu Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son đưa toàn bộ cho con gái, dặn không được gửi tiết kiệm, còn đầu tư vào đâu thì tùy.Những ví dụ nêu trên cho thấy việc kiểm soát tài sản đối với người thân của người có chức vụ, quyền hạn là một giải pháp đáng để nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng nói chung và hành vi rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng nói riêng.Tuy vậy, giải pháp này liệu có khả thi? Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường từng trao đổi với Thanh Niên rằng, trong một gia đình, người con không thể biết hết bố mẹ có tài sản gì, bố mẹ có quyền của họ, không thể yêu cầu "bố mẹ ơi có bao nhiêu tài sản đưa ra đây để con kê khai". Ngược lại, bố mẹ vợ hay anh chị em cũng vậy. Do đó, việc mở rộng phạm vi xác minh chỉ phù hợp khi chứng minh được cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng, nguồn gốc tài sản của người thân có liên quan đến sai phạm.Vẫn theo nhóm nghiên cứu, khi phát hiện cán bộ, công chức kê khai không trung thực tài sản, thu nhập của mình, pháp luật hiện hành đã có quy định để xử lý đối với cán bộ, công chức đó. Thế nhưng, với số tài sản, thu nhập đã bị phát hiện là kê khai không trung thực, pháp luật về phòng, chống tham nhũng lại chưa có quy định để xử lý.Đây chính là nguy cơ dẫn đến thất thoát một khối lượng lớn tài sản tham nhũng hoặc tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp, biến những khối tài sản "bẩn" thành tài sản "sạch" thông qua các hoạt động rửa tiền.TS Đinh Văn Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ pháp chế, Thanh tra Chính phủ, cũng nhận định rằng, theo quy định hiện hành, trường hợp bị phát hiện kê khai tài sản, thu nhập không trung thực thì mới dừng ở mức xử lý kỷ luật, còn tài sản che giấu được xử lý ra sao vẫn là câu chuyện bàn cãi.Theo ông Minh, thực tế trên là một phần nguyên nhân khiến người thuộc diện kê khai mất đi tính trung thực, tạo ra độ nhờn, cùng lắm là mất chức, tiền thì vẫn còn đó. "Mà nói thật, hiện nay người ta sợ mất tiền hơn là mất chức, bởi có mất chức mà vẫn còn tiền thì vẫn chả sao", ông Minh nói.Từ những phân tích đã chỉ ra, nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp kiến nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại luật Phòng, chống tham nhũng về việc xử lý đối với tài sản, thu nhập không giải trình được nguồn gốc trong trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không trung thực hoặc giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực.Đồng thời, nghiên cứu bổ sung quy định vào luật Phòng, chống rửa tiền cơ chế cho phép các đối tượng báo cáo áp dụng sớm biện pháp tạm thời như phong tỏa tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản.Cạnh đó là xây dựng và thực thi có hiệu quả các cơ chế, thiết chế để đảm bảo việc kiểm soát tài sản được thực hiện một cách đồng bộ, rộng khắp. Ví dụ như đăng ký tài sản, giao dịch; kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập; hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt…Nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp cũng cho rằng, việc nghiên cứu hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Bởi hiện nay nhiều quốc gia đã quy định về hành vi làm giàu bất chính, điển hình như Argentina, Zambia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Brunei, Singapore…Ngoài ra, để có thể thu hồi tài sản một cách hiệu quả, cần có những bước đi mang tính đột phá, mà một trong những biện pháp được pháp luật của nhiều quốc gia ghi nhận gần đây là việc thu hồi tài sản không qua kết tội. Ưu điểm của hình thức này là vẫn có thể tiến hành tịch thu tài sản ngay cả khi người phạm tội chưa bị hoặc không bị kết án.
Nghệ sĩ Iraq Ali Alrawi tôn vinh di sản bằng một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ
Theo đánh giá của Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn, năm 2024 là năm đầy thách thức đối với bóng đá Việt Nam. Tuy nhiên, VFF cùng các đội tuyển, trong đó có cá nhân từng cầu thủ và thành viên ban huấn luyện đã nỗ lực và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Đặc biệt nhất, chức vô địch AFF Cup lần thứ 3 của đội tuyển Việt Nam đã mang lại niềm cảm hứng lớn cho người hâm mộ. Đây là lần đầu tiên đội bóng sao vàng giành chức vô địch trên sân khách, khi vượt qua chính Thái Lan bằng màn trình diễn đầy cảm xúc. Trong đó, đoàn quân của HLV Kim Sang-sik đã thắng cả bốn trận đấu cuối cùng (2 trận bán kết và 2 trận chung kết), qua đó khẳng định vị thế hàng đầu của bóng đá Việt Nam trong đấu trường khu vực.Đội tuyển futsal nữ Việt Nam lần đầu tiên phá vỡ thế thống trị của Thái Lan để giành chức vô địch Đông Nam Á, tạo đà tốt để hướng đến vòng chung kết châu Á, đồng thời mở ra cơ hội cạnh tranh suất dự World Cup (lần đầu tổ chức). Bên cạnh đó, đội tuyển futsal nam cũng duy trì vị thế trong nhóm dẫn đầu khu vực, đoạt vị trí á quân Đông Nam Á 2024.Ngoài ra, đội tuyển U.17 Việt Nam cũng ghi dấu ấn khi giành vé tham dự vòng chung kết U.17 châu Á 2025 diễn ra vào tháng 4.2025, tại Ả Rập Xê Út. Đây là cơ hội quan trọng để đội tuyển trẻ chuẩn bị lực lượng cho các giải đấu lớn như SEA Games và vòng loại World Cup trong giai đoạn sắp tới. Tại vòng chung kết U.17 châu Á 2025, U.17 Việt Nam cũng có hy vọng giành vé dự U.17 World Cup 2025, nếu vượt qua vòng bảng.Về mục tiêu, nhiệm vụ của bóng đá Việt Nam trong năm 2025, ông Trần Quốc Tuấn khẳng định, VFF đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng với chuỗi kế hoạch được triển khai từ năm 2023 và 2024. Điều này rất cần thiết, bởi bóng đá vốn mang tính chu kỳ, đòi hỏi sự chuẩn bị liên tục để đảm bảo tính bền vững trong thành tích.Đơn cử như năm 2024, dù không có giải đấu quan trọng, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn được đầu tư mạnh mẽ, với các chuyến tập huấn tại châu Âu và tham dự các giải giao hữu chất lượng ở Trung Quốc. Đây là nền tảng cho sự chuyển giao thế hệ, khi nhiều cầu thủ của lứa tham dự World Cup trước đây đã giải nghệ, từ đó đòi hỏi việc xây dựng lực lượng kế cận phải được thực hiện sớm. Bước sang năm 2025, đội tuyển nữ Việt Nam phải đảm đương những nhiệm vụ trọng yếu: tham dự vòng loại châu Á hướng tới World Cup, tranh tài tại giải vô địch Đông Nam Á, và bảo vệ tấm HCV SEA Games tại Thái Lan. Hai mục tiêu hàng đầu mà VFF đặt ra, là đội tuyển nữ Việt Nam phải có mặt tại vòng chung kết châu Á và giữ được ngôi đầu ở khu vực. Tuy nhiên, bóng đá nữ Việt Nam sẽ đối mặt với thách thức không nhỏ khi các đối thủ trong khu vực như Indonesia hay Philippines đang cho thấy sự đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt là tăng cường nhập tịch cầu thủ.Bên cạnh bóng đá nữ, đội tuyển bóng đá nam Việt Nam cũng chuẩn bị bước vào chiến dịch vòng loại cuối Asian Cup 2027 bắt đầu từ tháng 3.2025, với mục tiêu giành vé tham dự vòng chung kết. Đây là đấu trường danh giá nhất của bóng đá châu lục, và là sân chơi mà đội tuyển Việt Nam đã liên tục góp mặt trong các giải gần đây. Thành tích tại vòng chung kết Asian Cup và vòng loại World Cup không chỉ khẳng định vị thế của bóng đá Việt Nam mà còn là bước đệm quan trọng hướng tới các mục tiêu lớn hơn.Đội tuyển U.22 (U.23) Việt Nam cũng mang trên vai nhiệm vụ quan trọng khi tham dự SEA Games 33, vào tháng 12.2025 tại Thái Lan. Hướng tới mục tiêu này, ngay từ năm 2024, VFF đã làm việc chặt chẽ với HLV Kim Sang-sik để chuẩn bị lực lượng. Nhiều cầu thủ trẻ triển vọng đã được triệu tập thường xuyên để cọ xát ở cấp đội tuyển quốc gia. Đây là những nhân tố chủ chốt hứa hẹn sẽ tạo nên bộ khung vững chắc cho U.22 Việt Nam tại SEA Games 33. Bên cạnh đó, trong năm 2024, đội U.22 Việt Nam cũng được tạo điều kiện tham dự một giải đấu quốc tế ở Trung Quốc, đối đầu với các đối thủ mạnh như Trung Quốc, Uzbekistan và Nhật Bản, qua đó tích lũy thêm những bài học quý giá, góp phần nâng cao trình độ và chuẩn bị cho tương lai.Năm 2025, có đến 4 đội bóng đá đại diện Việt Nam tham dự SEA Games (2 đội futsal và 2 đội sân 11 người), đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và tính toán kỹ lưỡng từ các bộ phận chuyên môn của VFF. Theo kế hoạch, vào tháng 6, đội tuyển futsal nam Việt Nam sẽ tham gia các trận giao hữu quốc tế chất lượng để chuẩn bị cho SEA Games cũng như giải vô địch Đông Nam Á. Trong khi đó, đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ có những chuyến tập huấn và thi đấu quốc tế để cọ xát, nhằm đảm bảo sự chuẩn bị toàn diện. Những kế hoạch này không chỉ giúp các cầu thủ cải thiện trình độ mà còn tạo điều kiện để đội tuyển sẵn sàng chinh phục các mục tiêu lớn trong năm 2025. VFF đặt kỳ vọng cao vào cả 2 đội tuyển (nam và nữ), tin rằng sự đầu tư bài bản và định hướng rõ ràng sẽ mang lại những thành công mới cho futsal Việt Nam trên đấu trường khu vực và châu lục.Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh rằng, xu thế tăng cường sử dụng cầu thủ nhập tịch đang diễn ra mạnh mẽ tại cả châu Âu và châu Á, góp phần nâng cao sức mạnh cho các đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, việc này được cân nhắc cẩn trọng, nhằm bảo đảm vừa giữ gìn bản sắc dân tộc, vừa phát huy tối đa sức mạnh tập thể để hướng đến những mục tiêu lớn hơn. Việc sử dụng cầu thủ nhập tịch trong đội tuyển quốc gia không chỉ tuân theo các quy định của FIFA mà còn dựa trên nguyện vọng của cầu thủ và sự phù hợp với tiêu chí chuyên môn, văn hóa.Ngoài ra, công tác đào tạo trẻ cũng được chú trọng đặc biệt. Từ các giải đấu trẻ U.9, U.11, U.15, U.17 đến U.21, VFF đã chú trọng đặc biệt vào các lứa tuổi từ U.15 đến U.21 - giai đoạn then chốt để các cầu thủ hoàn thiện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm. Các đội tuyển trẻ Việt Nam đã có cơ hội tập huấn và thi đấu giao hữu tại Nhật Bản, Qatar, Trung Quốc, Uzbekistan và nhiều quốc gia khác. Năm 2024 vừa qua, tất cả các đội trẻ, từ U.16 đến U.19, đều được tham gia các giải đấu giao hữu chất lượng cao, đối đầu với những đội mạnh như Uzbekistan, Nhật Bản và Hàn Quốc.Ông Tuấn khẳng định, với những nỗ lực đầu tư mạnh mẽ và chiến lược đúng đắn, bóng đá trẻ Việt Nam không chỉ tạo được một nền móng vững chắc mà còn bảo đảm sự ổn định và phát triển lâu dài cho đội tuyển quốc gia trong tương lai.Cũng theo Chủ tịch VFF, để xây dựng nền bóng đá phát triển bền vững, thì một trong những yếu tố cốt lõi là tạo ra các cơ chế hỗ trợ CLB, doanh nghiệp và các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ trong việc hoàn thiện cơ sở vật chất. Bởi lẽ, chỉ khi có cơ sở vật chất tốt, các tài năng thể thao mới có điều kiện phát triển. Hiện nay, tại một số địa phương, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là vấn đề sân bãi và quỹ đất dành cho bóng đá. Điều này đòi hỏi sự quan tâm và hỗ trợ từ các cấp chính quyền, từ trung ương đến địa phương, để CLB có điều kiện phát triển ổn định và bền vững."Một nền bóng đá mạnh mẽ chỉ có thể được xây dựng khi từng CLB - những "tế bào" của bóng đá phát triển tốt. Chính vì vậy, VFF hy vọng sẽ nhận được sự quan tâm từ các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan, ban ngành và chính quyền địa phương để tạo ra các cơ chế ưu đãi giúp các CLB bóng đá ở Việt Nam phát triển một cách toàn diện. Khi các CLB phát triển ổn định, bóng đá Việt Nam sẽ có nền tảng vững chắc để vươn xa hơn trên đấu trường quốc tế. Ngoài sự quan tâm của Nhà nước, yếu tố xã hội hóa đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển thể thao nói chung và bóng đá nói riêng. Một nền thể thao mạnh cần sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư vào thể thao chuyên nghiệp và bóng đá cộng đồng. Xã hội hóa hiệu quả sẽ tạo ra nguồn lực lớn, giúp đẩy mạnh sự phát triển và chuyên nghiệp hóa những môn thể thao trọng điểm của quốc gia. Chính vì vậy, rất cần có các chính sách ưu đãi dành riêng cho những doanh nghiệp đầu tư vào thể thao, đặc biệt là bóng đá. Đây không chỉ là động lực thúc đẩy xã hội hóa thể thao mà còn là điều kiện thiết yếu để bóng đá Việt Nam tiếp tục chuyên nghiệp hóa, đáp ứng kỳ vọng của người hâm mộ và khẳng định vị thế trên trường quốc tế", Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn bày tỏ.
Ở độ tuổi 81, nhạc sĩ Dương Thụ chia sẻ tại buổi họp báo rằng đây là lần đầu tiên ông có một album tác giả riêng mang tên mình, dù trước đó ông đã làm tới 20 album. Trong đó, "cái thì chung với nhạc sĩ Bảo Chấn, Phú Quang, hay album tổng hợp của các ca sĩ, nhạc sĩ đương thời khác; còn lại đa số là làm album cho các ca sĩ nổi tiếng dù cả album toàn ca khúc Dương Thụ nhưng chỉ là để tên album riêng của chính ca sĩ đó như Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Nguyên Thảo, Khánh Linh, Đức Tuấn"...
Khơi dậy tinh thần tình nguyện, sẵn sàng cống hiến của thanh niên
“Mình nghĩ là đêm khuya tinh thần không còn tỉnh táo hay sáng suốt, thấy gì cũng dễ thương và muốn mua. Lúc này, mua đồ theo cảm tính chứ không còn lý tính nữa”, Cúc nói.