$985
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của kết quả kiến thiết thủ đô. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ kết quả kiến thiết thủ đô.Văn phòng Ủy viên thông tin Vương quốc Anh (ICO) cho biết sẽ xem xét cách TikTok sử dụng dữ liệu cá nhân của người dùng 13 - 17 tuổi để đề xuất nội dung hiển thị. Ngoài ra, diễn đàn trực tuyến Reddit và trang chia sẻ hình ảnh Imgur cũng bị điều tra, liên quan cách các nền tảng khai thác thông tin cá nhân và quản lý độ tuổi truy cập, Reuters đưa tin ngày 3.3."Trách nhiệm giữ an toàn cho trẻ em trực tuyến hoàn toàn nằm ở các công ty cung cấp các dịch vụ trên và chúng tôi kiên định trong cam kết buộc họ có trách nhiệm”, Ủy viên ICO John Edwards nói. ICO thông báo sẽ trao đổi với các công ty nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.Trong khi đó, TikTok khẳng định công ty có các biện pháp toàn diện nhằm bảo vệ quyền riêng tư và sự an toàn của thanh thiếu niên, bao gồm các tính năng giới hạn nội dung phù hợp với độ tuổi. Người phát ngôn của Reddit cho biết công ty đã phối hợp với ICO và sẽ tuân thủ mọi quy định liên quan khi hoạt động ở nước sở tại. "Hầu hết người dùng của chúng tôi là người lớn, tuy nhiên chúng tôi có kế hoạch triển khai những thay đổi trong năm nay để giải quyết các cập nhật về quy định của Anh liên quan đảm bảo độ tuổi", theo tuyên bố từ phía Reddit.Anh vào năm ngoái đã thông qua luật đặt ra các quy định chặt chẽ hơn đối với các nền tảng mạng xã hội, bao gồm quy định ngăn chặn trẻ em truy cập vào nội dung có hại và không phù hợp với lứa tuổi bằng cách thực thi giới hạn độ tuổi và tăng cường biện pháp kiểm tra độ tuổi. Các nền tảng như Facebook, Instagram và TikTok đã được yêu cầu điều chỉnh thuật toán nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nội dung có hại nhằm bảo vệ trẻ em. Hồi năm 2023, ICO từng phạt TikTok 16 triệu USD do đã sử dụng dữ liệu trẻ em mà không có sự đồng ý của cha mẹ. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của kết quả kiến thiết thủ đô. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ kết quả kiến thiết thủ đô.Ngày 7.3, báo cáo tổng quan về mức lương và xu hướng tuyển dụng tại TP.HCM và Hà Nội của Adecco Việt Nam (nhà cung cấp dịch vụ tuyển dụng, tính lương và thuê ngoài nhân sự) cho thấy được một số điểm về mức tăng lương thực tế trong năm 2024 cũng như kỳ vọng về mức tăng lương của người lao động trong năm 2025.Một nghiên cứu mới của Adecco Việt Nam được thực hiện với những người có ít nhất 2 năm kinh nghiệm cho thấy trong năm 2024, phần lớn người lao động chỉ được tăng lương ở mức thấp.Cụ thể, đa số nhận mức tăng dưới 10%, cao hơn so với năm 2023. Ngược lại, số người được tăng lương cao trên 20% đã giảm so với năm 2023. Theo Adecco, những số liệu này cho thấy mức tăng lương cao đang giảm dần, ngày càng ít người được tăng lương đáng kể như trước.Adecco Việt Nam dự đoán rằng trong năm 2025, người lao động vẫn kỳ vọng mức tăng lương cao. Nhiều người mong muốn được tăng từ 20 - 30%, và một số khác thậm chí đặt mục tiêu trên 30%.Tuy nhiên, Adecco Việt Nam nhận định rằng thực tế mức tăng lương lớn đang ngày càng hiếm, khoảng cách giữa kỳ vọng của người lao động và chính sách điều chỉnh lương của doanh nghiệp có thể khác nhau rõ rệt.Khảo sát của Adecco Việt Nam cũng cho thấy có 72% người lao động sẵn sàng nhảy việc trong năm 2025 và con số này gia tăng so với các năm 2024 (69%) và 2023 (37%).Khi cân nhắc gắn bó với công ty hiện tại hay chuyển sang công ty mới, người lao động quan tâm nhất đến chính sách lương thưởng, phúc lợi, cơ hội phát triển, môi trường làm việc làm việc và khả năng cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Trong đó, mức lương vẫn là yếu tố quyết định đến lựa chọn của họ.Theo Adecco Việt Nam, các công ty, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia, ngày càng quan tâm đến việc xây dựng môi trường làm việc đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DE&I). Về DE&I thì đây là một bộ nguyên tắc giúp tạo ra môi trường làm việc công bằng, cởi mở và tôn trọng sự khác biệt.Ví dụ, yếu tố "đa dạng" (diversity) có nghĩa là doanh nghiệp có đội ngũ nhân sự đa dạng tuổi tác, dân tộc, kinh nghiệm, quan điểm; "bình đẳng" (equity) là đảm bảo mọi người có cơ hội như nhau; "hòa nhập" (inclusion) là tạo ra môi trường nơi tất cả nhân viên đều được tôn trọng, lắng nghe và có cơ hội đóng góp.Adecco Việt Nam dự báo rằng chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tiếp tục định hình xu hướng tuyển dụng trong năm 2025. Một minh chứng rõ ràng cho điều này là quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nvidia về việc cam kết thúc đẩy công nghệ và thu hút đầu tư vào lĩnh vực chip bán dẫn.Trong thời gian tới, nhu cầu tuyển dụng các chuyên gia về công nghệ, AI và kỹ năng số không còn giới hạn trong ngành công nghệ truyền thống mà sẽ mở rộng sang các lĩnh vực như bán lẻ, tài chính, sản xuất cũng như những ngành đang đẩy mạnh tự động hóa và khai thác dữ liệu.Ngoài ra, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng hơn đến bảo mật dữ liệu, tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG) cùng DE&I. Do đó, người lao động cần nâng cao kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng. ️
Cách nay hơn 2 năm, Jonathan Khemdee cùng với đội tuyển U.23 Thái Lan thua đội tuyển U.23 Việt Nam trong trận chung kết nội dung bóng đá nam SEA Games 2022, trên sân Mỹ Đình.Trong trận đấu nói trên, trung vệ của đội tuyển U.23 Thái Lan được giao nhiệm vụ kèm tiền đạo Nhâm Mạnh Dũng của đội chủ nhà, nhưng anh thất bại. Jonathan Khemdee để cho Mạnh Dũng đánh đầu, ghi bàn thắng duy nhất cho đội tuyển U.23 Việt Nam trong trận tranh huy chương vàng (HCV).Jonathan Khemdee có ưu thế cực lớn về mặt thể hình (cao 1,90 m) và thể lực. Nhưng cầu thủ này không mạnh về mặt kỹ thuật, lại yếu trong khả năng xoay trở và đọc tình huống. Đấy là lý do mà Jonathan Khemdee không phải là lựa chọn hàng đầu của HLV Masatada Ishii ở đội tuyển Thái Lan tại AFF Cup.Chỉ đến khi trung vệ Chalermsak Aukkee bên phía đội bóng xứ sở chùa vàng mắc sai lầm trong trận chung kết lượt đi với đội tuyển Việt Nam trên sân Việt Trì (Phú Thọ), hôm 2.1, Jonathan Khemdee mới được thi đấu chính thức ở vị trí trung vệ của đội tuyển Thái Lan, trong trận chung kết lượt về tối qua (5.1).Có vẻ như HLV Masatada Ishii gặp sức ép quá lớn từ dư luận bóng đá Thái Lan trong việc sử dụng Jonathan Khemdee. Ông cần 1 trung vệ mạnh mẽ để đeo bám tiền đạo Xuân Son của đội tuyển Việt Nam. Khemdee thay Chalermsak Aukkee đá vai trung vệ vì lý do này. Tuy nhiên, chính Khemdee cũng phạm sai lầm, khiến Thái Lan thủng lưới sớm.Ở phút thứ 8, cầu thủ này chọn sai điểm rơi và đánh đầu hụt khi kèm Xuân Son, khiến cho bóng rơi đến vị trí của Tuấn Hải, trước khi Tuấn Hải ghi bàn mở tỷ số cho đội tuyển Việt Nam. Những phút sau đó, Jonathan Khemdee không để lại chút dấu ấn nào ở trên sân, anh phòng ngự không thật tốt và tham gia tấn công cũng không mấy hiệu quả.Dấu ấn còn lại của Khemdee trong trận chung kết lượt về, buồn thay, lại là màn khiêu khích tiền đạo Nguyễn Tiến Linh của đội tuyển Việt Nam, buộc các đồng đội của anh và các thành viên trong Ban huấn luyện đội Thái Lan phải vào sân can thiệp. Họ không muốn Khemdee khiến tình hình xấu thêm.2 lần Jonathan Khemdee dự các trận chung kết với các đội tuyển Việt Nam, ở cả 2 cấp độ đội tuyển quốc gia và U.23 quốc gia, cầu thủ này đều bại trận. Nếu tính luôn lần bại trận tại chung kết SEA Games 2023, giữa U.23 Thái Lan và U.23 Indonesia, Jonathan Khemdee đá 3 trận chung kết các giải quốc tế trong sự nghiệp của mình, tính cho đến thời điểm này, thua cả 3.Riêng trong trận chung kết SEA Games 2023, Jonathan Khemdee còn lao vào ẩu đả với cầu thủ Indonesia, dẫn đến việc anh bị cấm tham gia các đội tuyển Thái Lan trong vòng 1 năm, dưới thời cựu chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) Somyot Poompunmuang. Chỉ đến khi Madam Pang lên làm chủ tịch FAT hồi đầu năm ngoái, Madam Pang mới giảm án cho Khemdee. Dù vậy, suýt chút nữa anh lại mắc phải sai lầm cũ, khiêu khích và muốn ẩu đả với Tiến Linh ở trận chung kết AFF Cup ngày 5.1. ️
Anh Nguyễn Hoàng Thắng, chuyên gia công nghệ, đồng sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo (chongluadao.vn) cho biết, ngày nay, càng nhiều người sử dụng điện thoại có truy cập internet thì cũng là môi trường lý tưởng cho các hoạt động lừa đảo hoạt động rầm rộ. Việc nhận diện những cách thức lừa đảo dường như không thể bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện với một người bình thường. Ghi nhận thực tế cũng như từ báo cáo của hàng trăm nạn nhân, chuyên gia này nói rằng những cách thức lừa đảo thường "đội lốp" như: thông báo trúng thưởng hoặc quà tặng, giả danh nhân viên ngân hàng hoặc ví điện tử, người quen nhờ giúp đỡ, hỗ trợ nâng cấp SIM hoặc chuẩn hóa thông tin thuê bao, mời chào đầu tư tài chính hoặc tiền ảo…Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng giả danh cơ quan chức năng như: công an, tòa án, viện kiểm soát… nhằm gọi điện thông báo với nạn nhân đang liên quan đến một vụ án (ví dụ: rửa tiền, vi phạm giao thông), yêu cầu chuyển tiền để "phục vụ điều tra" hoặc tránh bị bắt. Chúng thường sử dụng số điện thoại giả mạo hiển thị đầu số quen thuộc để tạo niềm tin. Hoặc yêu cầu nâng cấp tài khoản VNEID, xác thực KYC (thủ thuật trong các dịch vụ tài chính) danh tính cấp 2... sau đó gửi đường link giả mạo chứa phần mềm độc hại để nạn nhân tải về. Mục đích chung chiếm quyền điều khiển điện thoại nạn nhân và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, cũng như đánh cắp toàn bộ dữ liệu có trên điện thoại. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, Huỳnh Ngọc Khánh Minh, thành viên dự án Chống lừa đảo cho hay, mã độc điện thoại là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công và gây hại cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Mã độc có thể thực hiện nhiều hành vi trái phép như: đánh cắp dữ liệu cá nhân, theo dõi hoạt động của người dùng, kiểm soát thiết bị từ xa hoặc thậm chí mã hóa dữ liệu để tống tiền.Mã độc điện thoại có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tải xuống ứng dụng độc hại, nhấp vào liên kết lừa đảo trong tin nhắn hoặc email, từ đó, kẻ xấu khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Một số loại mã độc phổ biến: Trojan, Spyware (phần mềm gián điệp), Ransomware (mã độc tống tiền), Adware (phần mềm quảng cáo độc hại)…Nói về cơ chế hoạt động của mã độc, Anh Minh cho rằng kẻ tấn công sẽ lừa người dùng thực hiện cài đặt các ứng dụng giả mạo như ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, game miễn phí, phần mềm diệt virus giả; bấm vào link độc hại trong tin nhắn SMS, email lừa đảo hoặc mạng xã hội; cấp quyền quá mức cho ứng dụng mà không kiểm tra. Tiếp đến là giai đoạn tấn công đánh cắp thông tin cá nhân (danh bạ, tin nhắn, mật khẩu, tài khoản ngân hàng); chuyển hướng OTP, chặn SMS để chiếm tài khoản ngân hàng; gửi tin nhắn lừa đảo đến danh bạ để phát tán mã độc; chiếm quyền điều khiển điện thoại. "Giả mạo ngân hàng, người dùng nhận được tin nhắn từ ngân hàng thông báo tài khoản bị khóa và yêu cầu nhấp vào link để xác thực. Khi nhập thông tin, hacker lấy được tài khoản ngân hàng. Hoặc giả mạo bưu điện, người dùng nhận tin nhắn từ "VNPost" báo có đơn hàng chưa nhận và yêu cầu tải một ứng dụng giả (chứa mã độc) để kiểm tra trạng thái đơn hang", anh Minh nói.Chia sẻ thêm thủ đoạn mà nhiều người thường gặp là: "Lừa đảo qua mạng xã hội. Thông thường, tài khoản người quen bị hack, sau đó gửi tin nhắn nhờ giúp đỡ, kèm theo "file APK" hoặc link tải ứng dụng lạ. Khi người dùng tải về và cài đặt, hacker sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại hoặc gửi mã độc đến danh bạ của nạn nhân. Một số vụ lừa đảo trên Zalo, Messenger khi hacker giả danh bạn bè nhờ "mở file quan trọng", nhưng thực chất là file cài đặt mã độc".Để nhận diện các mã độc, anh Minh nói rằng sẽ có các đặc điểm như: điện thoại chạy chậm bất thường, hao pin nhanh dù không sử dụng nhiều. Xuất hiện quảng cáo lạ, ngay cả khi không mở trình duyệt. Các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập bất thường (truy cập tin nhắn, camera, danh bạ…). Ngoài ra, tài khoản ngân hàng, ví điện tử bị đăng nhập từ thiết bị lạ. Có tin nhắn gửi đi nhưng người dùng không hề gửi. Xuất hiện ứng dụng lạ không rõ nguồn gốc. Điện thoại tự động bật Wi-Fi, Bluetooth, định vị, camera dù bạn đã tắt.Trong khi đó, theo anh Nguyễn Hưng, người sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo, những hình thức trên phản ánh sự kết hợp giữa các chiêu trò truyền thống và công nghệ cao như AI, giả mạo số điện thoại, hoặc mã độc. Để bảo vệ bản thân, người dân không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại...), đặc biệt là mã OTP điện thoại cho người khác. "Mọi người, hãy chậm lại một bước, nghĩa là trước khi chuyển tiền hay cung cấp thông tin cho ai đó nên xác thực lại số tài khoản, đúng người cần chuyển tiền rồi sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo", Hưng bày tỏ. Cần bảo mật 4 lớp, xác thực danh tính cho các tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội . 4 lớp đó gồm: số điện thoại, email, mật khẩu, mã Authenticator (hay còn gọi là 2FA, lên CH Play (trên android) hoặc Appstore (cho iphone) tải ứng dụng tên Authenticator có hình hoa thị 7 màu. Đồng thời, xác minh thông tin qua các kênh chính thức (gọi hotline ngân hàng, nhà mạng, cơ quan chức năng địa phương...). Báo cáo số điện thoại lừa đảo cho cơ quan chức năng hoặc nhà mạng. Khóa ngay tài khoản ngân hàng bằng cách gọi lên số hotline của ngân hàng bạn dùng nếu phát hiện bị lừa đảoNếu nghi ngờ người thân, bạn bè bị hack tài khoản hoặc mượn tiền thì phải gọi ngay cho họ qua số điện thoại Zalo, Telegram, Facebook... để xác thực một lần nữa xem có chính xác không. ️