Tay đua khoác áo lính tạo ấn tượng ở Cúp truyền hình
Trên Sydney Morning Herald, Ben Groundwater viết: Bây giờ là 7 giờ sáng ở TP.HCM, không khí mát mẻ và trong lành, tôi thức dậy và nghĩ về việc sẽ ăn gì. Và món Việt đầu tiên xuất hiện trong đầu là phở.Không gì thỏa mãn hơn thế này, ngồi ở một chiếc bàn ọp ẹp giữa đám đông trong thành phố nhộn nhịp nhất đất nước vào sáng sớm, mùi khói xe máy gần như bị che lấp hoàn toàn bởi mùi húng quế xé nhỏ và nước dùng cực kỳ đặc trưng ngay trước mặt.Tôi đã ăn rất nhiều phở. Món phở Việt Nam có sự cân bằng hoàn hảo, nước dùng có hương vị thảo mộc và thơm, sợi phở trơn và dai, với thịt bò vừa chín, giá giòn, hành tây cắt mỏng, húng quế tươi và nhiều loại rau thơm khác. Tôi hiểu phở và tôi thích phở.Nhưng đây là món phở ngon nhất mà tôi từng ăn.Đó là phở Phú Vương, có trong danh sách giới thiệu của Michelin, không hẳn là nhà cung cấp phở cơ bản nhất của TP.HCM, nhưng chắc chắn không phải là nhà hàng sang trọng nhất. Bàn inox, ghế nhựa, dịch vụ bình dân. Nhưng nước dùng thì ngon đến kinh ngạc, tuyệt vời.Tôi có chưa đầy 48 giờ ở thành phố này trước khi lên du thuyền trên sông Mekong để đến Phnom Penh, và tôi dự định sẽ ăn thật nhiều món ngon ở Sài Gòn. Đây là thành phố có một số món ăn ngon nhất, có giá chỉ hơn vài đô la một chút...Tôi đến thành phố vào một buổi tối chỉ đủ thời gian để nhận phòng khách sạn của mình, Fusion Original Saigon Centre, rồi đi trên vỉa hè đông đúc hướng đến quán ăn Cô Liêng ở quận 3, cũng là nơi được giới thiệu trong danh sách Michelin.Quán ăn cũ kỹ, giản dị của Sài Gòn, với lò nướng than, tủ kính trưng bày ở phía trước và cách bày trí bàn ăn cơ bản trong không gian chật hẹp. Món đặc sản là bò lá lốt, với thịt bò xay ướp gia vị được gói trong lá lốt và nướng, ăn kèm với các loại rau thơm, rau ngâm chua và bánh tráng mỏng.Kết quả là ngọt, chua, mặn và mùi khói trộn lẫn tạo thành vị đặc trưng hoàn hảo của một phần ẩm thực Việt Nam, và cũng là loại phần ăn cực kỳ thanh nhã, đủ chỗ để bạn có thể ăn thêm một món khác.Vì thế, tôi nhất định phải ăn bánh mì.May mắn thay, bánh mì Huỳnh Hoa chỉ cách đó một đoạn đường. Tôi gọi ổ bánh mì truyền thống nhân pate, sốt mayonnaise, nhiều lát thịt heo xông khói, củ cải muối và cà rốt, và món chà bông heo đặc trưng của quán.Sáng hôm sau, tôi lại tiếp tục đi bộ đến Trung Nguyên Legend, một quán cà phê gần khách sạn lúc 6 giờ sáng để uống cà phê sữa đá, hay còn gọi là cà phê Việt Nam với sữa đặc và đá. Đây là cách tuyệt vời để bắt đầu một ngày mới.Quay lại khách sạn, tiệc buffet của nhà hàng có món phở bò tươi ngon, một tô phở cỡ vừa chứa đầy đủ mọi thứ bạn có thể mong đợi.Vài giờ sau, tôi thấy mình đang ở một nơi ám khói bụi của Đa Kao, quận 1, trên đường Nguyễn Cảnh Chân - nơi bán bún riêu tấp nập.Đây không phải là món dành cho người yếu tim: nước dùng được làm từ cà chua và cua nước ngọt, bún gạo hay bánh đa, thịt heo và da heo cắt miếng, hoa chuối cắt nhỏ, rau thơm tươi và tiết heo luộc trên cùng. Tôi chắc chắn đã tỉnh táo rồi, sau khi ăn một tô bốc khói.Bữa tối sau đó là bánh canh cua, một loại súp cua đặc với sợi bánh dai, tại bánh canh cua 87 ở quận 1.Và cuối cùng là ngày hôm sau, món phở tuyệt nhất trong đời tôi. Tôi sẽ ăn một bữa nữa ở phở Phú Vương, thêm một đĩa bánh cuốn với tôm và thịt heo, trước khi vội vã rời khỏi thành phố. Tuy nhiên, món phở sẽ ở lại với tôi mãi mãi, món mà tôi sẽ luôn theo đuổi và không bao giờ quên.Giải bóng chuyền vô địch quốc gia: Trường Tươi Bình Phước thua sốc Quảng Ninh
Nguyễn Huỳnh Tâm Nhi (26 tuổi), quê ở Đồng Nai, lớn lên trong gia đình làm nghề nuôi bè cá. Cuộc sống vốn đã chẳng dư dả, nhưng khi gia đình làm ăn thua lỗ, giấc mơ đại học của Nhi đành gác lại ngay sau khi tốt nghiệp THPT. 18 tuổi, Nhi bắt đầu làm chuyên viên tại một spa, rồi chuyển sang tư vấn thẩm mỹ. Công việc không chỉ giúp Nhi trang trải cuộc sống mà còn là con đường để cô giúp đỡ gia đình vượt qua khó khăn.Hơn một năm rưỡi trước, Nhi bước chân vào thế giới TikTok, nơi cô chia sẻ những câu chuyện đời thường về tình yêu, công việc. Ban đầu, cô gặp không ít trở ngại: khả năng nói chuyện chưa lưu loát, sự tự tin còn thiếu. Nhưng Nhi không bỏ cuộc. Cô mày mò đọc sách, học cách cải thiện bản thân, từ giao tiếp đến ngoại hình. "Thời gian đầu, mình rất ngại, nhưng nghĩ đến gia đình, mình phải cố gắng", Nhi tâm sự.Thành quả đến từ sự kiên trì ấy không nhỏ. Tháng 5.2024, Nhi chi 100 triệu đồng sửa lại căn nhà cho ba mẹ ở quê, nơi ba chị em cô từng lớn lên mà không có nổi một phòng riêng. Giờ đây, cô còn gửi tiền về nuôi em út ăn học. Nhi giờ đã tự tin hơn, trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình. Dẫu đôi lúc phải đối mặt với những lời khiếm nhã khi livestream, cô chọn im lặng, lấy gia đình làm điểm tựa để vượt qua tất cả.Nguyễn Thị Kim Thoa (25 tuổi), quê Cần Thơ, đầy sự hy sinh cho gia đình. Gia đình vốn chỉ dựa vào đồng lương công nhân của ba mẹ để nuôi hai chị em ăn học. Nhưng biến cố ập đến khi Thoa học lớp 12, mẹ cô phát hiện u nang buồng trứng, phải phẫu thuật. Sức khỏe yếu khiến bà không thể đi làm, gia đình rơi vào cảnh nợ nần đúng lúc Thoa thi đậu Đại học Cần Thơ.Không muốn ba mẹ thêm gánh nặng, Thoa vừa học, vừa làm thêm để phụ giúp gia đình. Ngày tốt nghiệp đại học lẽ ra là niềm vui lớn, nhưng cũng là lúc gia đình vỡ nợ với số tiền hơn 40 triệu đồng, con số vượt xa khả năng chi trả của họ. Thoa đứng ra vay tiền từ người thân để trả nợ, đồng thời gánh thêm trách nhiệm lo cho em gái bước vào đại học. Rời quê, cô lên Bình Dương làm kiểm toán cho một công ty gỗ. Công việc vất vả, áp lực, nhưng Thoa chưa bao giờ than vãn. "Mình chỉ mong gia đình ổn định, em gái được học hành tử tế", Thoa nói.Hành trình của Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (27 tuổi, quê Ninh Bình) bắt đầu từ một tai nạn kinh hoàng của chồng cô là anh Lực. Chồng Nguyệt bị liệt tứ chi sau tai nạn giao thông, mất khả năng tự vệ sinh và ăn uống. Từ một cô gái yếu đuối, Nguyệt buộc phải mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho chồng và con gái nhỏ.Một tháng sau tai nạn, Nguyệt đưa anh Lực đến Bệnh viện Phục hồi chức năng T.Ư (Thanh Hóa) để bắt đầu hành trình phục hồi. Những ngày ở viện, cô trải chiếu nằm dưới sàn để trông chồng, con gái thì gửi về ngoại. Anh Lực phải tập lại mọi thứ như một đứa trẻ: ăn, nói, đi đứng. Sau 50 ngày, anh mới tỉnh táo và nói được. 4 tháng sau, anh tự ngồi được. 5 tháng sau, anh đứng lên với đôi chân run rẩy. Nhưng hành trình ấy không hề dễ dàng. "Có lần tập đi, anh mất thăng bằng, mình không giữ nổi, cả hai cùng ngã. Lúc ấy chỉ biết ôm nhau khóc", Nguyệt kể."Chăm chồng khiến mình mạnh mẽ hơn. Dù khó khăn thế nào, chỉ cần hai vợ chồng cùng cố gắng, mọi thứ sẽ tốt lên", cô nói. Hiện anh Lực đã hồi phục tốt, dù nửa người bên trái vẫn yếu. Nguyệt vẫn kiên nhẫn đồng hành, hy vọng một ngày chồng trở lại như xưa.Cuộc sống vẫn còn đó những khó khăn, Ánh Nguyệt nói: "Chỉ cần cùng cố gắng, mọi thứ sẽ tốt lên". Những người phụ nữ ấy không chỉ là trụ cột gia đình, mà còn là minh chứng rằng, trong nghịch cảnh, con người ta có thể tìm thấy sức mạnh để vươn lên, để yêu thương và hy vọng.
Nâng cao hiệu quả truyền thông về biến đổi khí hậu ĐBSCL
Vào rạng sáng 10.3, Dương Mịch đã đúng giờ gửi lời chúc mừng sinh nhật đến Lưu Thi Thi: "Chúc mừng sinh nhật, tiểu Lưu thân yêu! Chúc cậu luôn khỏe mạnh, bình an và thuận lợi!", một lời chúc đơn giản nhưng chứa đựng sự ấm áp. Đây đã là năm thứ tư liên tiếp Dương Mịch giữ thói quen này, khiến người hâm mộ không khỏi xúc động trước tình bạn kéo dài gần 2 thập kỷ giữa hai nữ diễn viên. Tình bạn giữa Dương Mịch và Lưu Thi Thi bắt đầu từ năm 2008, khi cả hai cùng tham gia Tiên kiếm kỳ hiệp 3. Lúc đó, Dương Mịch đảm nhận vai Tuyết Kiến sắc sảo, còn Lưu Thi Thi hóa thân thành Long Quỳ dịu dàng. Sự đối lập trong tính cách nhân vật cũng phản ánh phần nào con người thật của họ ngoài đời, một Dương Mịch thẳng thắn, hoạt bát và một Lưu Thi Thi điềm đạm, kín tiếng. Sự bù trừ hoàn hảo này đã giúp họ nhanh chóng trở thành bạn thân, thậm chí Lưu Thi Thi từng hài hước chia sẻ: "Tôi và Dương Mịch là nhất kiến chung tình".Tuy nhiên, không lâu sau, mối quan hệ của họ dần vướng phải những tin đồn rạn nứt. Năm 2011, cả hai đều vươn lên hàng sao hạng A với hai bộ phim "đại bạo", Dương Mịch với Cung Tỏa Tâm Ngọc, Lưu Thi Thi với Bộ Bộ Kinh Tâm. Sự thành công song song này vô tình đặt họ vào thế cạnh tranh, khiến những đồn đoán về sự xa cách giữa hai người ngày càng lan rộng. Đặc biệt, vào năm 2016, khi Lưu Thi Thi kết hôn với Ngô Kỳ Long nhưng không mời Dương Mịch tham dự, nhiều người tin rằng tình bạn này đã thực sự chấm dứt.Tưởng chừng mối quan hệ "tỷ muội thân thiết" ngày nào sẽ mãi trôi vào dĩ vãng, nhưng đến năm 2019, Dương Mịch và Lưu Thi Thi bất ngờ bị bắt gặp đi dạo cùng nhau trong công viên. Không dừng lại ở đó, Dương Mịch còn bao trọn rạp để ủng hộ bộ phim mới của Lưu Thi Thi, khiến dân mạng xôn xao về khả năng "nối lại tình xưa". Kể từ năm 2022, mỗi dịp sinh nhật Lưu Thi Thi, Dương Mịch đều kiên trì gửi lời chúc mừng đúng giờ, thậm chí còn chuyển từ cách gọi trang trọng "Thi Thi" sang biệt danh thân mật "tiểu Lưu". Cả hai cũng không ngần ngại đăng ảnh chụp chung, thay vì chỉ là những tấm hình cũ từ thời mới vào nghề. Những hành động này khiến người hâm mộ không khỏi xúc động, thậm chí còn trêu đùa rằng họ giống như một cặp đôi "gương vỡ lại lành".Không chỉ gắn bó trong cuộc sống cá nhân, Dương Mịch và Lưu Thi Thi còn có điểm chung trong sự nghiệp khi cả hai đang bước vào giai đoạn chuyển mình đầy thách thức. Lưu Thi Thi sau khi sinh con đã trở lại màn ảnh nhỏ với hàng loạt bộ phim cổ trang như Nhất Niệm Quan Sơn, Chưởng Tâm, nhưng diễn xuất của cô lại gây nhiều tranh cãi. Nhiều khán giả cho rằng ánh mắt cô thiếu cảm xúc, thoại không rõ ràng, khiến hình ảnh nàng "Nhược Hy" năm nào dần mất đi hào quang. Dương Mịch cũng không khá hơn khi tần suất đóng phim giảm mạnh. Tác phẩm mới không đạt được kỳ vọng, bị đánh giá là kịch bản nhạt nhòa, diễn xuất thiếu sự mới mẻ.Dù vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, Dương Mịch và Lưu Thi Thi vẫn đang nỗ lực khẳng định bản thân. Họ không còn là những tiểu hoa đán trẻ trung cạnh tranh nhau trên màn ảnh mà đang dần bước vào thời kỳ chín muồi, nơi kinh nghiệm và khí chất quan trọng hơn nhan sắc. Tình bạn của Dương Mịch và Lưu Thi Thi cũng phần nào phản ánh thực tế khắc nghiệt của lứa tiểu hoa đán 8X trong làng giải trí Hoa ngữ.
Danh sách Ban Chủ nhiệm CLB bóng đá cộng đồng cựu sinh viên Khoa học:
Nghỉ lễ như tết, nhiều người lỉnh kỉnh hành lý rời TP.HCM về quê sớm
Tập 4 Đu đêm vừa lên sóng, Hoa hậu Thùy Tiên cùng khách mời là rapper Rhyder (Quang Anh) đưa nhau đi bán củ kiệu tại sạp bên góc đường. Cả hai xuất hiện trong trang phục đơn giản. Trong đó, Thùy Tiên gây ấn tượng bởi hình ảnh giản dị khi diện đồ bộ, không son phấn để hóa thân thành một người bán hàng.Trong tập này, cả hai được sự hướng dẫn của bà Huệ. Với Thùy Tiên, bà Huệ là hình ảnh người phụ nữ miền Nam điển hình hào sảng, dễ gần, lần đầu gặp nhưng trò chuyện như con cháu trong nhà. Theo chia sẻ, mỗi năm bà đều làm hơn 200kg kiệu để bán. Tuy phải mượn tiền để có vốn làm kiệu bán tháng tết nhưng bà Huệ vẫn duy trì nhiều năm, vừa là tình yêu nghề, niềm vui và một phần tình cảm với công việc, văn hóa gia đình truyền lại.Tự tin đã có kỹ năng buôn bán song Thùy Tiên và Rhyder thừa nhận rất đau lưng, tê tay khi phải ngồi tỉ mỉ cắt rồi xếp từng củ kiệu vào hủ. Bên cạnh đó, trong quá trình bán hàng, nàng hậu còn gặp "sự cố" lỡ tay làm rơi hủ kiệu xuống đất, rơi vãi khắp nơi. Trái với vẻ hoảng hốt, lo lắng của Thùy Tiên, bà Huệ không hề quở trách hay tỏ ra khó chịu. Bên một góc đường, sạp củ kiệu của bà cũng rộn ràng hơn ngày thường khi sự xuất hiện của hai nghệ sĩ đã thu hút nhiều khách tới ủng hộ. Điều khiến khán giả thích thú ở tập này chính là Rhyder không chỉ hòa nhập mà như "hòa tan" vào kiểu buôn bán của miền Nam rất dễ thương. Thùy Tiên cũng khá bất ngờ trước năng khiếu buôn bán đon đả, vui vẻ của Rhyder. Nam rapper tự hào chia sẻ có được điều đó là thừa hưởng từ mẹ."Ngày trước mình đã rất nhiều lần bán hàng phụ mẹ, cũng chào khách, ra giá. Bán trà sữa, bán hoa, bán bánh mì... cái gì mẹ cũng làm, miễn là tốt cho con. Mình bán phụ thấy bình thường, miễn là kiếm tiền được cho mẹ, không phải ngại gì đâu. Từ bé, mình đã xuất thân từ một nhà rất bình dân, chân đất đi lên, mình thấy tự hào hơn là nghĩ đến những vấn đề khác", nam rapper sinh năm 2001 chia sẻ.Nhìn cách quán quân Giọng hát Việt nhí 2013 chăm chỉ học việc, tỉ mẩn làm từng củ kiệu, xởi lởi với khách tới mua, hay bày tỏ sự quan tâm, thấu hiểu với sự khó khăn của bà Huệ, Thùy Tiên chia sẻ cô rất trân trọng chàng trai trẻ này. Theo hoa hậu, anh đã cho khán giả thấy một Rhyder không có hào quang nghệ sĩ, lại rất đời thường, dễ thương. Khép lại tập 4, Thùy Tiên chia sẻ: “Tập này là một khía cạnh rất mới trong Đu đêm mùa tết. Ngay từ đầu, Tiên thực hiện mùa tết hướng tới nỗi lòng của người xa quê, nói về tài chính, về áp lực cơm áo gạo tiền, những người đam mê chấp nhận ở lại làm nghề mà không về quê ăn tết. Tuy nhiên, ở dì Huệ có một khía cạnh mới mà mình thấy thú vị, đó là nỗi lòng của người ăn tết tại quê hương vẫn có những áp lực riêng".