Lãi 682 tỉ đồng, Phát Đạt công bố mở bán loạt dự án
“Tôi có mục tiêu sẽ trở thành giáo viên giáo dục thể chất, truyền tải tới các em học sinh niềm đam mê, yêu thích với thể thao. Bóng đá và thể thao đã giúp tôi trưởng thành hơn, chững chạc hơn, biết cách giao tiếp, ứng xử. Khi tôi quyết tâm trở thành học viên của Học viện JMG, cha mẹ tôi cũng ủng hộ, và bây giờ khi thấy tôi chọn con đường học ĐH và chọn hướng đi khác, cha mẹ tôi cũng chúc con đạt được mọi điều con muốn”, Huỳnh Thiện Phúc cho biết.Trộm cắp tài sản nhưng chỉ lấy được 5 triệu, được coi là tình tiết giảm nhẹ?
Thông tin được Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết tại hội nghị sơ kết thực hiện triển khai lớp học số do Sở này tổ chức vào sáng nay, 9.1. Năm học 2022-2023, lần đầu tiên TP HCM tổ chức thí điểm lớp học số môn tin học, tiếng Anh ở 2 trường tiểu học với mục đích giải quyết tình trạng thiếu giáo viên khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trường tiểu học Thạnh An (huyện Cần Giờ) và Trường tiểu học Trung Lập Thượng (huyện Củ Chi) là hai trường được chọn để thực hiện thí điểm từ học kỳ 1 năm học 2022-2023. Đây cũng là những trường có địa bàn xa trung tâm, thiếu giáo viên tin học và tiếng Anh nhưng lại khó tuyển dụng cũng như điều chuyển giáo viên từ các nơi khác do đặc thù là địa bàn ở vùng xa. Tổng cộng 104 tiết tiếng Anh và 62 tiết tin học đã được tổ chức bằng hình thức lớp học số tại 2 ngôi trường này.Từ học kỳ 2 của năm học 2023 - 2024, mô hình lớp học số được mở rộng đối tượng học sinh tham gia tiết học - gồm học sinh của 2 huyện Mường Khương và Si Ma Cai (Lào Cai). Trong đó, mô hình lớp học số giải quyết bài toán thiếu giáo viên các môn âm nhạc, mỹ thuật, ngoại ngữ, tin học tại các trường ở khu vực vùng sâu, vùng xa, hải đảo…Lớp học số không chỉ được tổ chức với sự hỗ trợ của trung tâm hỗ trợ chuyển đổi số thành phố ở tiểu học Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP.HCM), Trung Lập Thượng (huyện Củ Chi, TP.HCM), tỉnh Lào Cai (giáo viên dạy tại trường quay hiện đại tại thành phố, tương tác, kết nối trực tiếp với học sinh ở các điểm trường) mà còn được thực hiện theo mô hình 1-1. Tức là giáo viên dạy qua máy tính trực tuyến từ một trường học tại TP.HCM hỗ trợ một trường ở tỉnh bạn. Cách làm này có 14 giáo viên của 6 trường TP.HCM tham gia dạy, thực hiện 34 tiết. 8 trường tiểu học ở tỉnh bạn được hỗ trợ gồm Cao Văn Ngọc, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Tung Chung Phố, tỉnh Lào Cai và các trường ở tỉnh Điện Biên như thị trấn Mường Áng, Tả Sìn Thàng; Nậm Chua; Quảng Lâm; Phì Nhừ.Trong năm học 2024-2025 này, Sở GD-ĐT TP.HCM tiếp tục hỗ trợ triển khai lớp học số môn tiếng Anh cho một số trường ở các địa phương trên. Có 47 giáo viên của 8 trường tiểu học tham gia, thực hiện được 271 tiết học để hỗ trợ 8 trường ở huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; tỉnh Lào Cai và tỉnh Điện Biên đã nêu ở trên.Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết trong thời gian tới TP.HCM tiếp tục hướng dẫn các trường tích cực phối hợp với phòng chuyên môn và trung tâm hỗ trợ chuyển đổi số thành phố hỗ trợ, xây dựng các tiết dạy với đội ngũ giáo viên giỏi, nội dung có chất lượng cao nhất, sử dụng công nghệ tiên tiến để học sinh cảm thấy hứng thú trong học tập với nhiều phương pháp mới, năng động.Sở cũng sẽ có nhiều đợt đánh giá, góp ý, rút kinh nghiệm về tổ chức, quản lý, chuyên môn giảng dạy và nền tảng hỗ trợ. Đồng thời làm sao để lớp học số không chỉ hỗ trợ học sinh tiểu học ở các địa phương khó khăn của TP.HCM và các tỉnh xa mà còn hỗ trợ chính các trường tiểu học ở các địa phương trên toàn thành phố đang thiếu các giáo viên tin học, mỹ thuật, âm nhạc, tiếng Anh…
Váy cưới mùa thu bay bổng với thiết kế khiến nàng mê mẩn
Mạng xã hội mới đây lan truyền một đoạn video ghi lại tình huống giao thông gây bức xúc; khi một tài xế lái ô tô con mang biển số xanh nhưng lại xem thường luật, bất chấp nguy hiểm; cố tình lái xe vượt đèn đỏ trên phố, suýt dẫn đến tai nạn.Vụ việc được xác định xảy ra vào gần 10 giờ ngày 24.1.2025 trên đường Láng, đoạn qua địa bàn phường Trung Hòa, quận Đống Đa, TP.Hà Nội.Theo hình ảnh trích xuất từ camera hành trình gắn trên một ô tô cùng lưu thông, thời điểm nói trên, ô tô này đang dừng chờ đèn đỏ tại ngã tư Láng - Lê Văn Lương. Lúc này, từ phía sau bất ngờ xuất hiện một xe ô tô con màu đen hiệu Toyota, mang biển kiểm soát 89A-001.30 nền xanh, đang cố tăng ga để vượt lên. Thậm chí ô tô này sau đó còn vượt luôn đèn đỏ để băng qua giao lộ.Đáng nói, thời điểm này đèn tín hiệu vừa chuyển, các xe ở hướng cắt ngang đang tăng tốc; tuy nhiên tài xế xe Toyota biển xanh vẫn bất chấp nguy hiểm, cố tình phóng qua ngã tư. Tình huống suýt dẫn đến va chạm với các xe máy, khiến nhiều người chứng kiến không khỏi bức xúc.Trên mạng xã hội, đoạn video ghi lại tình huống giao thông nói trên sau khi được đăng tải trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ đông đảo cư dân mạng. Đa phần người xem đều tỏ ra hết sức bất bình trước hành vi lái xe tham gia giao thông bất chấp luật, xem thường mạng sống người khác của tài xế ô tô.Bên cạnh đó, không ít cư dân mạng cũng lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc, xác minh và xử phạt nghiêm trường hợp vi phạm.Lái ô tô vượt đèn đỏ xử phạt ra sao?Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 18 - 20 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (Điểm b Khoản 9 Điều 6). Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị trừ 4 điểm Giấy phép lái xe.Trường hợp vi phạm dẫn đến tai nạn giao thông, tài xế bị phạt từ 20 - 22 triệu đồng (Điểm b Khoản 10 Điều 6).
Khi tiền đạo Lê Văn Thức băng xuống đối mặt cầu môn Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, bên cạnh anh là hai hậu vệ đang theo sát, còn phía trước là khung thành chỉ còn lại một khe rất hẹp. "Lúc đó em không nghĩ nhiều, chỉ dồn hết năng lượng vào lựa chọn duy nhất, đó là sút bóng. Phải cố gắng sút mạnh hết cỡ", thủ quân đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa nhớ lại.Văn Thức vung chân sút vào góc duy nhất, ở lựa chọn khả dĩ duy nhất. Bóng vào lưới, tạo thành bàn thắng duy nhất giúp Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa vượt qua Trường ĐH Công nghệ TP.HCM ở tứ kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO.Pha xử lý kiểu "nghĩ ít thôi, làm nhiều lên" của Văn Thức, cũng đại diện cho tinh thần của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ở giải năm nay. Cứ chiến đấu, rồi đến đâu thì đến.Một chi tiết thú vị về Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ở lễ khai mạc giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Đó là trong khi các đội (trừ đội đá trận khai mạc) chỉ mang một phần lực lượng đến diễu hành, thì Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa lại mang đến... cả đội. "Chúng tôi muốn tận hưởng không khí sân chơi bóng đá sinh viên. Tận hưởng từng giây phút, đắm mình vào từng trận đấu", HLV Nguyễn Công Thành chia sẻ. Sự hiện diện của đại diện Thanh Hóa ở vòng chung kết thực ra đã là bất ngờ. Ở trận play-off vòng loại phía bắc, thầy trò ông Công Thành phải đối đầu đương kim á quân Trường ĐH Thủy lợi. Gặp đội bóng mạnh nhất nhì sân chơi sinh viên, lại phải đá trên sân khách trước áp lực lớn của khán giả Thủy lợi, nhưng Văn Thức cùng đồng đội vẫn lầm lũi chiến đấu. Cầm hòa đối thủ 0-0 trong thời gian chính thức, rồi thắng loạt luân lưu. Đó là cách đá mang cái chất của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa: lì lợm như chiếc "xe tăng". HLV Công Thành và học trò đã mang nguyên vẹn tinh thần ấy đến với vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. "Những gì diễn ra ở vòng loại đã thuộc về vòng loại. Chúng tôi tôn trọng mọi đối thủ. Các đội đã đến vòng chung kết đều mạnh cả. Chúng tôi có điểm mạnh riêng, đối thủ cũng vậy. Cả đội chỉ tâm niệm phải đá hết mình thôi", nhà cầm quân của đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa kể lại. Với tinh thần "đá đến đâu, hay đến đó", đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa cứ vượt qua từng khúc cua một. Đá chặt chẽ trong trận hòa đội Trường ĐH Văn Hiến trận ra quân, bung sức hạ đội Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM), kết thúc vòng bảng với cơn mưa bàn thắng cùng ĐH TDTT Đà Nẵng. Rồi đến khi Văn Thức cùng đồng đội hạ nốt Trường ĐH Công nghệ TP.HCM với tỷ số tối thiểu ở tứ kết để vào vòng 4 đội mạnh nhất, hình bóng ứng viên vô địch đã xuất hiện. Nòng cốt đội hình Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa rất mạnh, với Ngân Như Dũng, Nguyễn Văn Anh và Hà Lâm Thành từng ăn tập ở cấp độ U.19, còn thủ môn Thatsaphone Xaiyasone (người Lào) là ngoại binh chất lượng với thể hình ấn tượng và tâm lý vững vàng. Nhưng, đội bóng của HLV Nguyễn Công Thành không phụ thuộc vào cá nhân, mà chơi bằng tinh thần tập thể. "Ban huấn luyện luôn dặn các em phải đá bằng tinh thần tập thể, phải thúc đẩy nhau, nhìn nhau mà đá", HLV Công Thành kể lại. Tinh thần ấy được cầu thủ thấm nhuần, như chính chia sẻ khiêm tốn rằng chỉ cố gắng đóng góp một phần nhỏ bé vào thành công của tập thể mà "người hùng" Lê Văn Thức đã nói sau trận tứ kết. Trước khi hiệp 2 trận đấu với Trường ĐH Công nghệ TP.HCM bắt đầu, ông Thành dặn kỹ học trò, rằng "không thể trông cậy vào bất kỳ ai khác ngoài chính mình, nên hãy cố gắng sát cánh cùng nhau, bảo ban nhau". Không phải ngẫu nhiên, cả 6 bàn thắng mà Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ghi được ở giải năm nay đều đến trong hiệp 2, trong đó có những bàn đến ở phút cuối. Đó là đấu pháp của đại diện khu vực phía bắc. Phòng ngự chặt chẽ, kiểm soát nhịp chơi, rồi chọn thời điểm tràn lên khi đối thủ đã xuống sức. Cách chơi này đòi hỏi tinh thần tập thể cao độ. Các cầu thủ đã thực sự dìu nhau vượt khó, để tiến đến bán kết.Trả lời câu hỏi "có nghĩ tiến xa được đến vậy không khi mới lần đầu dự giải", thủ quân Văn Thức của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa nói không. "Cả đội cứ nỗ lực chiến đấu thôi", Văn Thức khẳng định.HLV Nguyễn Công Thành cũng không đặt mục tiêu xa vời, mà chỉ dặn học trò cố gắng để chẳng có gì phải ân hận. Cứ tiến từng bước nhỏ, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã đến gần hơn với ngôi vương bóng đá sinh viên.
Hợp tác giữa Báo Thanh Niên và các cơ sở giáo dục: Đồng kiến tạo, cùng trách nhiệm
Lần đầu tiên, Liên hoan phim Sinh viên quốc tế (ISMA 2025) diễn ra tại Việt Nam do Trường ĐH Văn Lang đăng cai tổ chức, thời gian từ nay tới tháng 6, nhấn mạnh vai trò của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), trong lĩnh vực nghệ thuật, truyền thông.Sự kiện này quy tụ sinh viên của gần 100 trường ĐH từ 15 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, có nhiều trường nổi tiếng như Học viện Nghệ thuật điện ảnh Bắc Kinh, ĐH Nghệ thuật Trung Quốc (China Academy of Art), ĐH New York, ĐH Michigan State... cùng nhiều trường từ Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Úc, Brazil...ISMA 2025 gồm 3 hoạt động chính nhằm thúc đẩy sự kết nối giữa sinh viên và chuyên gia trong lĩnh vực nghệ thuật. Thứ nhất, cuộc thi nghệ thuật truyền thông (Media Art Contest) diễn ra trực tuyến dành cho sinh viên từ các trường ĐH trên thế giới. Cuộc thi này bao gồm 4 hạng mục chính: Phim ngắn (10-30 phút), nghệ thuật hoạt hình (3-10 phút), nghệ thuật tương tác (1-10 phút) và tự sự bằng AI (1-4 phút). Hạn chót nộp bài là 30.6. Mỗi hạng mục đều nhấn mạnh việc áp dụng công nghệ tiên tiến để thể hiện những ý tưởng nghệ thuật mới mẻ.Thứ hai, 72-Hour Workshop là một hoạt động thực tế diễn ra tại TP.HCM, trong đó sinh viên được phân thành 20 đội để tham gia một cuộc thi làm phim kéo dài 72 giờ. Các đội sẽ thực hiện phim với các chủ đề xoay quanh "Con người – Dòng sông – Môi trường”. Cuối cùng là diễn đàn học thuật dành cho các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục thiết kế (Academic Forum) thảo luận về xu hướng truyền thông trong tương lai.Tiến sĩ Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang, cho biết: "ISMA 2025 có chủ đề 'Truyền thông Tương lai: Con người – Dòng sông – Môi trường' khuyến khích sinh viên khám phá các mối liên kết con người, thiên nhiên và xã hội. Liên hoan phim ISMA 2025 được tổ chức tại Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên nâng cao chất lượng đào tạo trong lĩnh vực nghệ thuật và truyền thông số". Theo tiến sĩ Tuấn, sinh viên các trường ĐH có thể gửi tác phẩm tham gia cuộc thi, so sánh kỹ năng với bạn bè quốc tế và tiếp cận những xu hướng công nghệ mới nhất. Ngoài ra, hoạt động trải nghiệm thành phố kéo dài 72 giờ là cơ hội để sinh viên học hỏi, phát triển kỹ năng, thúc đẩy mạng lưới và giao lưu kiến thức giữa sinh viên, chuyên gia và nhà nghiên cứu trong ngành.Liên hoan phim Sinh viên quốc tế ISMA được thành lập tại Thanh Đảo, Trung Quốc vào năm 2017, sau đó được tổ chức tại Quý Dương, Trung Quốc (2018); Thượng Hải - Malaysia (2019); ĐH Bang Middle Tennessee, Mỹ (2023); ĐH Kookmin, Hàn Quốc (2024) và lần thứ 6 được tổ chức tại Trường ĐH Văn Lang (2025).