Chuẩn bị phóng tên lửa đẩy uy lực nhất mọi thời đại
Bản cáo trạng cũng tiết lộ có nhiều tài liệu Sanders tìm thấy trong phòng thay đồ ở hậu trường hoặc là lấy từ một người trợ lý sân khấu và những người khác.'Nữ hoàng nội y' Ngọc Trinh bị khởi tố khung hình phạt nào?
Chiều 14.1, trận đấu derby phố biển giữa Trường ĐH Nha Trang và Trường ĐH Khánh Hòa đã thu hút hàng trăm sinh viên đến cổ vũ. Trong trận bóng tâm điểm xác định tấm vé thứ 2 vào bán kết, cả hai đội đã có màn trình diễn trên sân cỏ rất đẹp mắt, tôn trọng đối thủ. Hai đội bóng phố biển đã thể hiện và lan tỏa thông điệp "Chơi đẹp – Thắng đẹp – Cổ vũ đẹp" của giải đấu. Mặc dù thời tiết trong trận derby phố biển có mưa lớn gây ảnh hưởng đến việc triển khai bóng nhưng cả hai đội đều thể hiện tinh thần vì màu cờ sắc áo, thi đấu nhiệt huyết, cống hiến những pha bóng đẹp dành tặng khán giả đang theo dõi. Điều khiển trận derby phố biển là trọng tài chính Nguyễn Kim Việt Bảo. Ông cho biết, trận đấu giữa Trường ĐH Nha Trang và Trường ĐH Khánh Hòa là trận bóng đẹp trong khuôn khổ bảng C (vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên). Cả 2 đội đều thể hiện tinh thần thể thao fair-play và các cầu thủ có chất lượng chuyên môn cao hơn năm trước. "Hai đội thể hiện đúng slogan của giải là "Chơi đẹp – Thắng đẹp – Cổ vũ đẹp". Các em thi đấu trên tinh thần quyết liệt nhưng tôn trọng mọi quyết định của trọng tài đưa ra trên sân. Cả hai đội thi đấu đều tập trung chuyên môn, không có những tình huống tiểu xảo, không có thẻ vàng nào được rút ra trong trận đấu", trọng tài Bảo chia sẻ.Ông Bảo thông tin thêm, các trận bóng diễn ra tại vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên đều là những trận bóng hay. Các bàn thắng tại giải đấu đều là những tình huống phối hợp, triển khai từ sân nhà đến khung thành đối phương và từ những pha sút phạt, chứng tỏ các cầu thủ đã tập luyện tốt chiến thuật của đội nhà. Trận derby phố biển là trận bóng với thế trận đôi công, cả hai đội đều có những pha phối hợp treo bóng bổng uy hiếp khung thành đối phương. Không thể không kể đến tinh thần cổ vũ của đội ngũ cổ động viên, bầu không khí tại SVĐ Trường ĐH Nha Trang luôn sôi động từ những tiếng hò reo, tiếng trống giòn giã trên khán đài.Kết thúc trận đấu, Trường ĐH Nha Trang giành chiến thắng chung cuộc 2-0 trước Trường ĐH Khánh Hòa, giành suất thứ 2 vào bán kết vòng loại. Mặc dù, Trường ĐH Khánh Hòa phải dừng chân tại giải đấu nhưng các cầu thủ vẫn chung vui, chúc mừng Trường ĐH Nha Trang vào bán kết. Với tinh thần thể thao fair-play, cả 2 đội nhận được những tràng pháo tay, tán dương của khán giả sau trận đấu derby kịch tính...Tại khuôn khổ bảng C (vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên) đã có 4 đội bóng vào bán kết, gồm: Trường ĐH Nha Trang, Trường ĐH Quy Nhơn, Trường ĐH Đà Lạt và Trường CĐ Du lịch Nha Trang. Trận bán kết 1 là trận đấu giữa Trường ĐH Nha Trang và Trường CĐ Du lịch Nha Trang; trận bán kết 2 là trận đấu giữa Trường ĐH Quy Nhơn và Trường ĐH Đà Lạt sẽ diễn ra vào chiều 16.1.Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.
Cán bộ Chi cục An toàn VSTP Hưng Yên rơi từ tầng 3 xuống tử vong
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.
Bất ngờ xảy ra ở loạt trận cuối vòng 10 V-League 2024-2025 diễn ra hôm nay (19.1) khi đội đương kim vô địch CLB Nam Định thất thủ 0-1 trước CLB Thể Công Viettel. Đây là trận đấu mà nếu thắng, đội bóng của Nguyễn Xuân Son sẽ đánh chiếm ngôi đầu bảng xếp hạng của CLB Thanh Hóa. Thế nhưng trong ngày hàng công thi đấu bế tắc, đội bóng thành Nam thất thủ ngay trên "chảo lửa" Thiên Trường. Việc để thua CLB Thể Công Viettel khiến người hâm mộ CLB Nam Định ngóng trông ngày Nguyễn Xuân Son sớm trở lại sân cỏ sau chấn thương gặp phải tại AFF Cup 2024 vừa qua. Trận thua này cũng khiến CLB Nam Định giữ nguyên 20 điểm, xếp hạng nhì và kém đội dẫn đầu CLB Thanh Hóa 2 điểm. Trong khi đó chiến thắng ấn tượng trước đội đương kim vô địch giúp CLB Thể Công Viettel đạt 18 điểm, vươn lên hạng 3. Lợi thế cho Bùi Tiến Dũng cùng các đồng đội thi đấu ít hơn 1 trận so với CLB Nam Định và Thanh Hóa. Cũng hôm nay trên sân Hòa Xuân, CLB Hà Nội có chiến thắng cách biệt 2-0 trước CLB Đà Nẵng. 3 điểm có được từ đối thủ giúp Nguyễn Văn Quyết cùng CLB Hà Nội đạt 17 điểm, vươn lên hạng 4 trên bảng xếp hạng sau vòng 10 V-League 2024-2025. Trong khi đó CLB Đà Nẵng chôn chân ở đáy bảng xếp hạng với vỏn vẹn 4 điểm. Ở trận đấu cuối vòng 10 V-League 2024-2025, CLB Quảng Nam giành chiến thắng ấn tượng 1-0 trước CLB Hải Phòng ngay trên sân Lạch Tray. Chiến thắng quan trọng này giúp CLB Quảng Nam vươn lên hạng 9 với 11 điểm trong khi CLB Hải Phòng xếp hạng 12 với 7 điểm. Bảng xếp hạng sau vòng 10 V-League 2024-2025: FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
'Thế chỗ' style suôn, mượt, mái tóc rối trên các sàn diễn báo xu hướng 2024
Dan Gordon, giáo sư về sinh lý học tim mạch tại Đại học Anglia Ruskin (Anh), nói với tờ Daily Mail rằng tập luyện cường độ cao đã bộc lộ nhược điểm khi nó tỏ ra khá khó khăn để khởi đầu, tỷ lệ bỏ cuộc cao. Thay vì vậy, các bài tập chậm hơn, ít gắng sức hơn đang được ưa chuộng và cũng có những lợi ích nhất định.Theo đó, chạy bộ chậm hơn và thường xuyên có thể giúp tim khỏe hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và hỗ trợ hệ thống miễn dịch cũng như thể lực tổng thể tốt hơn nhiều so với chạy hết tốc lực. Điều này cũng diễn ra tương tự ở các bài tập đạp xe, chèo thuyền, bơi lội.Trao đổi với Daily Mail, giáo sư Dan Gordon dẫn thêm một nghiên cứu của Đan Mạch được công bố vào năm 2015, cho thấy những người chạy bộ chậm và vừa phải có tỷ lệ tử vong thấp nhất vì mọi nguyên nhân, trong khi những người chạy bộ gắng sức có tỷ lệ tử vong tương tự như nhóm ít vận động.Chạy chậm lại cũng cải thiện sức bền, do bạn có thể chạy trong thời gian dài hơn, điều này làm tăng sản xuất tế bào hồng cầu, nghĩa là máu có thể mang nhiều oxy hơn. Ngoài ra, việc chạy vừa phải còn giúp phát triển cơ tim và tăng kích thước các buồng tim để có thể chứa nhiều máu hơn trong mỗi lần bơm.Theo tiến sĩ Lindsy Kass, một nhà sinh lý học về thể dục tại Đại học Hertfordshire (Anh), khi vận động ở mức vừa phải khoảng 60-70% nhịp tim tối đa sẽ khiến cơ thể sử dụng chất béo dự trữ làm nhiên liệu, thay vì carbohydrate như khi luyện tập cường độ cao hơn.Tiến sĩ Lindsy Kass cũng chia sẻ quan điểm về việc hầu hết các vận động viên ưu tú dành tới 80% thời gian để luyện tập vừa phải. Điều này được lý giải là giúp giảm căng thẳng cho cơ thể, tránh bị nhiễm trùng hoặc chấn thương."Khi bắt đầu tập thể dục cường độ cao, chúng ta cần nhiều thời gian hơn để phục hồi (khoảng 48 đến 72 giờ sau đó), và trong thời gian phục hồi đó, bạn bị ức chế miễn dịch", giáo sư Dan Gordon cho hay.Như vậy, nếu chúng ta tập thể dục cường độ vừa phải thì chúng ta sẽ phát triển phản ứng miễn dịch tốt hơn và giảm khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khuyên rằng "vấn đề không phải ở tốc độ mà là mức độ nỗ lực mà bạn cảm thấy". Chúng ta cũng không nên vận động quá chậm, vì dễ ảnh hưởng đến hiệu quả đạt được.