Chăm sóc da mùa đông không khó nếu có thực phẩm 'vàng'
Tại Nhật Bản, nơi có khá nhiều người Việt sinh sống và làm việc, Tết Nguyên đán thường được tổ chức đơn giản nhưng đầy ấm áp. Để chuẩn bị những mâm cơm tất niên, các gia đình thường tìm mua nguyên liệu như gạo nếp, lá dong hoặc lá chuối để gói bánh chưng, bánh tét. Thậm chí, không ít người còn tự tay làm giò chả, dưa hành để giữ nguyên hương vị tết.Tại Nhật Bản ăn Tết Dương lịch nên dịp Tết Nguyên đán mọi người vẫn phải đi làm bình thường. Vì vậy, họ tranh thủ ngày cuối tuần trước tết để cùng nhau tổ chức những sự kiện như biểu diễn văn nghệ, giao lưu, trò chuyện. Đối với những người xa quê, đây là dịp để gắn kết cộng đồng và lan tỏa văn hóa Việt. Chị Phạm Thị Trang (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) hiện đang làm việc tại tỉnh Yamagata, Nhật Bản. Chị cho biết, những ngày Tết Nguyên đán vẫn đi làm ở nhà máy, chỉ nghỉ thứ bảy và chủ nhật như bình thường. Một trong hai ngày đó, người trong phòng sẽ cùng nhau nấu nướng, tổ chức ăn uống. Vì giờ giấc làm việc khác nhau nên bình thường mọi người sẽ ăn riêng và xem tết là dịp cùng ngồi lại với nhau. Mỗi người đảm nhận một món, cuối cùng có mâm cơm tất niên đầy đủ, ấm cúng."Mâm cơm không thể thiếu bánh chưng, nem rán và giò chả… Ở Nhật có rất nhiều cửa hàng bán đồ Việt Nam nên việc mua nguyên liệu rất dễ dàng. Cái thiếu thốn duy nhất khi đón tết ở đây là không khí gia đình. Những ngày đó, mình gọi điện về nhà liên tục để hỏi thăm mẹ sắm sửa đón tết như thế nào. Mẹ mình có thói quen sẽ để điện thoại video call khoảnh khắc giao thừa nên mình sẽ xem nếu hôm sau nghỉ làm", chị Trang nói. Không chỉ những người đang làm việc tại Nhật Bản, những nàng dâu Việt ở nước ngoài cũng có những cảm xúc vui buồn đan xen dịp tết cận kề. Câu chuyện của chị Đặng Bích Thảo (31 tuổi), một nàng dâu Việt hiện đang sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản là minh chứng rõ nét cho những trải nghiệm đó. Chị Thảo quê ở Thái Nguyên và hiện đang là một chăm sóc viên (Kaigo). Ban đầu, chị quyết định sang Nhật để trải nghiệm cuộc sống mới, kiếm tiền đi du lịch và chỉ định ở lại đây trong vòng hai năm. Tuy nhiên, khi gặp gỡ người chồng hiện tại, chị quyết định ở lại Nhật đến bây giờ.Với chị Thảo, Tết Nguyên đán mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Nhớ lại năm đầu tiên đón tết xa nhà trong thời điểm dịch Covid-19, chị không giấu được sự hụt hẫng và nỗi nhớ quê hương. "Mình đã khóc rất nhiều khi không được về nhà. Đó là một cảm giác rất buồn và hụt hẫng", chị Thảo chia sẻ.Việc giữ gìn phong tục tết Việt Nam ở Nhật Bản đối với chị Thảo gần như không thể thực hiện được. Một phần vì tại Nhật Bản không đón Tết Nguyên đán, một phần vì thiếu đi những hình ảnh quen thuộc như cây đào, cây quất… điều này khiến không khí trở nên ảm đạm hơn. "Không khí tết là không có luôn. Ở Việt Nam, nhìn cây đào, cây quất là đã thấy tết, nhưng ở đây thì hoàn toàn không có phong tục đó", chị chia sẻ.Để vơi bớt nỗi nhớ, chị cùng mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm bánh chưng và chả lụa, gà luộc… sau đó tụ tập tại nhà bạn bè. Những món ăn được chuẩn bị khá đơn giản và tiện lợi, điều này giúp tiết kiệm thời gian vì ai cũng bận rộn với công việc. Dù vậy, không khí quây quần, vui vẻ vẫn là điều quan trọng nhất trong những ngày đầu năm mới, góp phần làm vơi đi nỗi nhớ quê hương. Mặc dù không đủ đầy như ở Việt Nam, chị Thảo vẫn tìm thấy niềm hạnh phúc trong cuộc sống mới. "Hạnh phúc là do mình tự tạo, ăn tết nơi xứ người nhưng vẫn có không khí ở Việt Nam", chị Thảo chia sẻ. Chị Hồ Thảo Nguyên (29 tuổi, quê ở Hà Tĩnh), hiện đang sống tại Kanagawa, Nhật Bản. Chị đến Nhật vào năm 2017 với tư cách là du học sinh và ở lại hai năm sau khi hoàn thành học. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chị Nguyên quyết định trở về Việt Nam. Trong một khoảng thời gian buồn bã, chị đã vô tình gặp một người bạn qua một ứng dụng hẹn hò của Nhật. Cả hai trò chuyện, cảm thấy yêu thương và hợp nhau, rồi tiến đến hôn nhân sau 4 năm hẹn hò.Nhớ lại năm đầu tiên đón tết ở Nhật, chị Nguyên không kìm nổi nước mắt vì nhớ quê hương, nhớ gia đình và nhớ những ngày tết ấm cúng bên mâm cơm đoàn viên. Chị vẫn luôn cố gắng chuẩn bị một mâm lễ tết nhỏ cho gia đình mình vào đêm 30 hoặc ngày mùng 1 đầu năm. Hoa đào, mâm ngũ quả, bánh chưng và xôi gà, mâm cơm thể hiện sự nhớ nhà. Và rồi như thường lệ, tôi sẽ gọi điện về Việt Nam để tạm biệt năm cũ và chúc mừng năm mới", chị Nguyên chia sẻ.Bún mọc bình dân nức tiếng chợ An Đông: 4 nồi nước lèo/ngày, 10 người phụ giúp
Ngày 8.3, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM tiếp nhận và đưa về cứu hộ một con khỉ cụt đuôi do người dân trên địa bàn H.Bình Chánh bàn giao.Ông Nguyễn Văn Trung (ở xã Tân Nhựt, H.Bình Chánh, TP.HCM) cho biết, con khỉ trên ông được một người tặng vào năm 2024. Khi đó, con khỉ đã có đặc điểm bị cụt đuôi. Trong quá trình nuôi, ông Trung thấy khỉ bị nhốt trong chuồng nên tội nghiệp. Ông Trung đã liên hệ kiểm lâm để bàn giao, mong muốn thả khỉ về lại tự nhiên.Đến tiếp nhận, kiểm lâm xác định đây là khỉ đuôi dài, giới tính đực, nặng khoảng 4,6 kg, tên khoa học là Macaca fascicularis, thuộc nhóm IIB trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Khỉ đuôi dài trên có có đặc điểm cụt đuôi.Kiểm lâm sau đó đã gây mê con khỉ, đưa về Trạm cứu hộ động vật hoang dã ở Củ Chi (TP.HCM) để chăm sóc sức khỏe, cứu hộ theo quy định. Trước đó, ngày 4.3, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM vừa phối hợp Vườn quốc gia Chư Yang Sin (tỉnh Đắk Lắk) thả 42 cá thể động vật hoang dã về môi trường tự nhiên.Theo đó, số động vật hoang dã trên thuộc 11 loài, gồm: mèo rừng, rùa núi vàng, rùa ba gờ, rùa răng, rùa đất lớn, rùa cổ sọc, tê tê Java, trăn gấm, trăn đất, khỉ đuôi lợn, kỳ đà hoa.Số động vật hoang dã này chủ yếu do người dân tự nguyện giao nộp cho Chi cục Kiểm lâm TP.HCM. Sau thời gian được chăm sóc sức khỏe, cứu hộ tại Trạm cứu hộ động vật hoang dã Củ chi, số động vật hoang dã trên được lực lượng chức năng thả về Vườn quốc gia Chư Yang Sin.
'Quật mộ trùng ma' vượt 200 tỉ đồng ở Việt Nam, 'càn quét' đề cử Baeksang 2024
Sáng 6.3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.Đà Nẵng cho biết vừa bắt được 2 thiếu niên đột nhập 15 cửa hàng tiện lợi, siêu thị trộm cắp tài sản, là N.V.A.T (15 tuổi) và H.H.H (16 tuổi, cùng ở Q.Sơn Trà). Trước đó, từ đầu tháng 2 đến nay, trên địa bàn TP.Đà Nẵng liên tiếp xảy ra các vụ trộm cắp tài sản vào ban đêm. Các cửa hàng tiện lợi, tiệm tạp hóa, siêu thị mini... bị đột nhập do không có người trông giữ vào ban đêm.Lực lượng chức năng trích xuất camera và theo dấu các nghi phạm, nhận thấy nhóm này có tuổi đời rất trẻ nhưng ngón nghề chuyên nghiệp, thủ đoạn tinh vi, như dùng kìm cộng lực và đoản chuyên dụng để phá khóa, cắt điện, cắt camera. Các nghi phạm chỉ trộm cắp tiền mặt, điện thoại, không lấy tài sản cồng kềnh mà nhắm các tài sản nhỏ gọn để dễ tẩu tán.Có thời điểm chỉ trong 1 đêm, nhóm "trộm nhí" này táo tợn đột nhập liên tiếp nhiều cửa hàng trên cùng tuyến đường. Có vụ người dân, chủ cơ sở bắt quả tang, truy đuổi nhưng bị các nghi phạm dùng dao chống trả.Trước tính chất manh động, táo tợn của nhóm trộm cắp, Phòng Cảnh sát hình sự điều động lực lượng trinh sát phối hợp Tổ cảnh sát hình sự khu vực 3 (Q.Thanh Khê và Q.Cẩm Lệ), khu vực 4 (Q.Liên Chiểu và H.Hòa Vang) cùng đông đảo cán bộ, chiến sĩ truy xét.Chiều 5.3, lực lượng công an bắt giữ N.V.A.T và H.H.H. Trong đó, N.V.A.T từng vi phạm pháp luật nhiều lần khi còn nhỏ tuổi, bị đưa vào trường giáo dưỡng, vừa trở về địa phương đã tiếp tục tái phạm.Cùng ngày, TAND Q.Liên Chiểu ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, đưa N.T.S (15 tuổi, ở P.Hòa Hiệp Nam, Q.Liên Chiểu, Đà Nẵng) vào trường giáo dưỡng 1 năm 6 tháng do có hành vi trộm cắp tài sản.Trước đó, Công an P.Hòa Hiệp Nam sau thời gian dài mật phục, theo dõi đã bắt được S. đang trộm cắp xe máy. Kết quả điều tra xác định từ tháng 4.2024 đến nay, S. và đồng bọn đã gây ra hơn 40 vụ trộm cắp xe máy. Hiện cơ quan công an tiếp tục truy xét đồng bọn của S.Ngày 3.3, Tổ Cảnh sát hình sự khu vực 4 (Q.Liên Chiểu và H.Hòa Vang) đã bắt được Ngô Hữu Mạnh (ở xã Hòa Sơn) và Phạm Tiến Đạt (cùng 18 tuổi, ở xã Hòa Liên, cùng H.Hòa Vang).Đây là 2 nghi phạm cướp giật túi xách của bà N.T.T (53 tuổi, ở P.Hòa Hiệp Nam, Q.Liên Chiểu) sáng sớm 3.3 tại ngã ba đường Nguyễn Tất Thành - Phan Văn Định (Q.Liên Chiểu).Bên trong túi xách của người phụ nữ này có 3 triệu đồng, 2 điện thoại di động. Nhận tin báo từ bà T., Phòng Cảnh sát hình sự điều động trinh sát xuống địa bàn cùng Tổ Cảnh sát hình sự khu vực 4 khẩn trương truy xét.Trưa cùng ngày, lực lượng truy xét đã khoanh vùng được 2 nghi phạm, tiến hành truy bắt. Đến tối cùng ngày, Mạnh và Đạt sa lưới tại P.Hòa Khánh Bắc.Tại cơ quan công an, các nghi phạm khai nhận sau khi cướp giật túi xách đã chạy xe máy qua các tuyến đường có ít camera giám sát để xóa dấu vết.Cả hai dừng xe ở khu vực vắng vẻ trong KCN Hòa Khánh, lục túi xách lấy tiền mặt, vứt 2 điện thoại di động cùng túi xách xuống cống thoát nước. Hiện cơ quan công an làm rõ 5 vụ cướp giật khác do nhóm Mạnh, Đạt gây ra.Theo Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.Đà Nẵng, chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng hình sự và các tổ công tác ở các khu vực đã ngăn chặn 3 vụ, bắt 5 nghi phạm đã gây ra hơn 60 vụ trộm, cướp nêu trên. Do đó, cơ quan công an đề nghị người dân tăng cường cảnh giác, có phương án quản lý tài sản, cơ sở kinh doanh, nhất là vào thời điểm đêm khuya.
Xem Cúp quốc gia 2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Microsoft giải quyết vấn đề tìm kiếm chậm chạp trên Windows 10
Ngày 2.1, ông Phan Văn Giáp, Chủ tịch UBND H.Tân Kỳ (Nghệ An), cho biết vừa yêu cầu lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý việc doanh nghiệp mở đường, san lấp làm bãi tập kết cát sạn trái phép tại xã Kỳ Sơn (H.Tân Kỳ). Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, những ngày qua, Công ty TNHH Hải Liên (trụ sở tại TX.Hoàng Mai, Nghệ An) đã điều động máy múc, máy ủi đến xóm Tiền Phong (xã Kỳ Sơn) để mở rộng con đường nối từ tỉnh lộ 534D đến sát mép sông Con (dài hơn 200 m) làm bãi tập kết và đường vận chuyển cát sạn. Đến nay, con đường đã được mở rộng khoảng 5 - 6 m, rải đá cấp phối và doanh nghiệp đang cho san lấp bãi tập kết cát sạn ngay gần sát mép sông. Việc làm bất chấp quy định của pháp luật này khiến người dân địa phương rất bức xúc.Sau khi nhận phản ánh của người dân, ngày 27.12.2024, UBND xã Kỳ Sơn đã kiểm tra, lập biên bản và yêu cầu doanh nghiệp dừng thi công. Hạt Quản lý đường bộ H.Tân Kỳ cũng yêu cầu doanh nghiệp dừng việc đấu nối đường tự mở này với tỉnh lộ 534D.Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND xã Kỳ Sơn, sau khi yêu cầu dừng thi công, doanh nghiệp đã không chấp hành các yêu cầu như biên bản đã lập, mà vẫn tiếp tục thi công. Một người dân ở xóm Tiền Phong (xã Kỳ Sơn), cho biết do lo ngại việc khai thác cát sạn sẽ khiến nhà dân ở gần sông bị sạt lở, đời sống người dân gặp khó khăn khi hàng chục hộ dân lâu nay sống bằng nghề cào hến trên khúc sông này sẽ mất nghề nên người dân đã lập lán, cắt cử người ngăn cản việc mở đường, san ủi làm bãi tập kết cát sạn trái phép. Mỏ cát sạn này được cấp phép khai thác từ năm 2024, thời hạn 20 năm. Ông Phan Văn Giáp, Chủ tịch UBND H.Tân Kỳ, cho biết đến nay, doanh nghiệp chưa được cấp phép bãi tập kết cát sạn và việc doanh nghiệp tự ý mở đường, san ủi đất để lập bãi tập kết là trái quy định của pháp luật.