Ban giám khảo trông đợi gì ở cuộc thi 'Sống đẹp' mùa 4?
Được xem là một trong những phân khúc ô tô có giá bán hấp dẫn nhất tại Việt Nam, tuy nhiên trong năm 2024 sức mua trên thị trường ô tô từng bước hồi phục, lượng tiêu thụ ô tô cỡ nhỏ tầm giá dưới 450 triệu đồng vẫn tiếp tục sụt giảm. Trật tự cạnh tranh ở phân khúc này cũng không có nhiều sự xáo trộn khi chỉ còn lại 3 mẫu xe góp mặt.Từ một phân khúc khá sôi động và nhiều lựa chọn trên thị trường ô tô Việt Nam, ô tô cỡ nhỏ máy xăng, tầm giá dưới 450 triệu đồng những năm gần đây đang dần lụi tàn, ít lựa chọn... doanh số bán theo đó cũng tiếp tục sụt giảm trong năm 2024.Số liệu được Thanh Niên tổng hợp từ báo cáo bán hàng của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng như TC Motor - đơn vị lắp ráp phân phối xe Hyundai tại Việt Nam, cho thấy trong năm 2024 tổng doanh số bán ô tô cỡ nhỏ hạng A tại Việt Nam chỉ đạt 9.261 xe, giảm 17% tương đương 1.898 xe so với năm 2023.Đây là năm có doanh số bán hàng thấp nhất của phân khúc này trong khoảng 10 năm trở lại đây. Ngoài việc ngày càng ít lựa chọn, việc những cái tên còn lại như Hyundai Grand i10, Kia Morning không có sự đổi mới… là một trong những lý do khiến ô tô cỡ nhỏ hạng A tầm giá dưới 450 triệu đồng mất dần sức hút. Bên cạnh đó, cuộc đua giảm giá diễn ra rầm rộ trên thị trường ô tô cùng sự xuất hiện của những mẫu ô tô điện giá rẻ như VinFast VF 3, Wuling Mini EV cũng khiến lợi thế của các mẫu xe cỡ nhỏ hạng A phần nào bị khỏa lấp. Chính vì vậy, ngay cả khi 2 trong số 3 mẫu xe ở phân khúc này là Hyundai Grand i10 và Kia Morning được hưởng chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ theo Nghị định 109/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ tháng 9 - 11.2024, sức mua ô tô cỡ nhỏ hạng A tầm giá dưới 450 triệu đồng tại Việt Nam trong năm vừa qua cũng không được cải thiện.Trong số 3 mẫu xe còn lại ở phân khúc ô tô cỡ nhỏ hạng A tầm giá dưới 450 triệu đồng tại Việt Nam gồm: Hyundai Grand i10, Kia Morning và Toyota Wigo. Ngoại trừ Wigo đạt được mức tăng trưởng dương về mặt doanh số, hai cái tên còn lại dù được hưởng chính sách ưu đãi nhưng lại bán ít hơn so với năm 2023.Cụ thể, Hyundai Grand i10 vẫn là cái tên hút khách nhất ở phân khúc này nhưng tổng doanh số trong năm 2024 chỉ đạt 5.831 xe, giảm 2.113 xe so với năm 2023. Tuy nhiên, với kết quả này Hyundai Grand i10 vẫn áp đảo hoàn toàn hai đối thủ cạnh tranh khi chiếm tới hơn 62% thị phần phân khúc ô tô cỡ nhỏ hạng A tầm giá dưới 450 triệu đồng tại Việt Nam.Trong khi đó, Kia Morning - mẫu xe từng một thời đình đám nhất thị trường ô tô Việt Nam giờ đây không còn nhận được nhiều sự chú ý. Vẫn sở hữu kiểu dáng thời trang, nhiều trang bị, tính năng mới… nhưng sức hút của Morning không còn được như trước đây. Trong năm 2024, chỉ có 771 xe Kia Morning được khách hàng Việt Nam chọn mua, giảm gần 700 xe so với năm ngoái.Trái ngược với Kia Morning, Toyota Wigo với "cái mác" xe Toyota nhập khẩu cùng giá bán khá hấp dẫn vẫn nhận được sự quan tâm của khách hàng với gần 2.700 xe bán ra trong năm 2024, tăng gần 1.000 xe so với năm 2023. Bước sang năm 2025, phân khúc ô tô cỡ nhỏ hạng A tầm giá dưới 450 triệu đồng tại Việt Nam dự báo sẽ còn gặp nhiều khó khăn khi thị trường ngày càng cạnh tranh. Các dòng ô tô điện giá rẻ xuất hiện ngày càng nhiều và nhận được sự quan tâm hơn so với dòng ô tô cỡ nhỏ hạng A dùng động cơ đốt trong.Giá heo xuống thấp, Vissan vẫn vượt mục tiêu lợi nhuận
Giai đoạn 3 của dự án xây dựng nút giao Mỹ Thủy sẽ gồm hạng mục cầu vượt trên đường Vành đai 2 - nhánh phải và cầu Kỳ Hà 3 - nhánh phải gồm 4 làn xe.Nút giao Mỹ Thủy kết nối các tuyến đường lớn gồm Nguyễn Thị Định, Đồng Văn Cống, Võ Chí Công - cầu Phú Mỹ trên Vành đai 2. Do là cửa ngõ ra vào cảng Cát Lái - cảng có sản lượng hàng hóa lớn nhất nước, khu vực này có mật độ xe container dày đặc. Nhiều năm nay, nút giao này là điểm nóng ùn tắc, tai nạn giao thông ở TP.HCM. Ông Lê Ngọc Hùng - Phó trưởng ban Ban Giao thông cho biết: Dự án có mục tiêu đầu tư xây dựng nút giao Mỹ Thủy hoàn chỉnh nhằm tăng năng lực thông hành qua nút giao, góp phần giải quyết ùn tắc giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các trục đường Nguyễn Thị Định - Đồng Văn Cống và đường Vành đai 2 (nay là đường Võ Chí Công). Từ đó, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách ngày càng tăng trong khu vực, đặc biệt là khu vực cầu Phú Mỹ và cụm cảng Cát Lái; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.Dự án xây dựng nút giao Mỹ Thủy tổng vốn đầu tư 3.400 tỉ đồng có thiết kế hoàn chỉnh với quy mô nút giao 3 tầng. Các hạng mục chính của dự án gồm có cầu vượt qua nút giao theo hướng đường Võ Chí Công đáp ứng 8 làn xe ô tô; xây dựng cầu vượt rẽ trái hướng Cát Lái đi cầu Phú Mỹ đáp ứng 2 làn xe ô tô; xây dựng hầm chui rẽ trái hướng từ đường Võ Chí Công đi Cát Lái đáp ứng 2 làn xe ô tô; xây dựng cầu Kỳ Hà 3 đáp ứng 8 làn xe ô tô, xây dựng cầu Kỳ Hà 4 hướng Võ Chí Công rẽ phải về Cát Lái đáp ứng 3 làn xe.Bên cạnh đó, xây dựng các nhánh đường dưới dạ cầu để phân tách và đảm bảo an toàn cho xe 2 bánh lưu thông. Giai đoạn 3 dự án sẽ được chủ đầu tư nỗ lực hạn chế ảnh hưởng thấp nhất đến việc đi lại của người dân, phấn đấu hoàn thành toàn bộ dự án vào 30.4.2026."Việc hoàn thành toàn bộ dự án xây dựng nút giao thông Mỹ Thủy cùng với việc tiếp tục triển khai các công trình nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Thị Định, đường Nguyễn Duy Trinh, đường Lương Định Của, tuyến đường liên cảng Cát Lái - Phú Hữu, mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, hoàn thành nút giao An Phú, cầu Tăng Long, cầu Ông Nhiêu… sẽ góp phần đảm bảo an toàn giao thông, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực cảng Cát Lái và cửa ngõ phía đông thành phố" - ông Lê Ngọc Hùng nhấn mạnh.Để có thể hoàn thành các dự án trên, Ban Giao thông mong sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của các sở ngành, đặc biệt là sự nỗ lực của TP.Thủ Đức trong việc bàn giao 100% mặt bằng để thi công các hạng mục còn lại của giai đoạn 1, giai đoạn 2 trước 30.4. Đơn vị này cũng sẽ cùng các đơn vị liên quan, đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình như nút giao An Phú, cầu Tăng Long vào cuối năm nay.Liên quan công tác giải phóng mặt bằng, Phó chủ tịch UBND TP.Thủ Đức Mai Hữu Quyết thông tin: Tổng diện đất thu hồi làm dự án nút giao Mỹ Thủy hơn 166.000 m2 với 195 trường hợp bị ảnh hưởng. Đến nay, địa phương đã chi trả đền bù cho 169 hộ với tổng số tiền hơn 1.200 tỉ đồng. Hiện còn một số trường hợp chưa bàn giao mặt bằng do vướng tranh chấp, chồng ranh... nên TP.Thủ Đức đang tập trung giải quyết, dự kiến hoàn tất công tác đền bù trong quý 2 năm nay.
Bí quyết phòng ngừa, điều trị rạn da trước và sau khi sinh của mẹ 3 con
Tổng giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng dẫn đầu đoàn công tác, Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai Nguyễn Hải Hà báo cáo về việc UBND tỉnh Lào Cai đã bố trí đủ 140 tỉ đồng vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH theo kế hoạch năm 2025. So với kế hoạch Trung ương giao 60 tỉ đồng, chi nhánh đã vượt hơn 230% kế hoạch, Tổng giám đốc NHCSXH đánh giá: Đây không phải năm đầu tiên nguồn vốn ủy thác địa phương của chi nhánh tăng trưởng ở mức 3 con số. Trước đó, năm 2024, mức tăng trưởng nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 497% kế hoạch tăng trưởng năm tương ứng với trên 149 tỉ đồng, tăng 48,8% so với năm 2023, đưa nguồn vốn ủy thác đạt trên 553 tỉ đồng, chiếm 11% tổng nguồn vốn tín dụng của chi nhánh.Giám đốc Nguyễn Hải Hà cho biết, có được thành quả này là kết tinh từ sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, người lao động chi nhánh trong việc tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương, các đơn vị có liên quan thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW và kết quả bước đầu triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30.10.2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.Thường trực Tỉnh ủy đã thống nhất cao chủ trương giao UBND tỉnh trao đổi với Ủy ban MTTQ tỉnh chuyển ngay 80 tỉ đồng ủy thác sang NHCSXH tỉnh để cho vay làm nhà đối với các hộ gia đình khó khăn về nhà ở không có khả năng đối ứng hoặc đối ứng thấp từ Quỹ Cứu trợ tỉnh. Chi nhánh NHCSXH tỉnh báo cáo và tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo quyết tâm chuyển ngân sách địa phương để bổ sung 48 tỉ đồng từ nguồn vốn cho vay theo Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày 9.4.2021 và Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND ngày 10.7.2019 của HĐND tỉnh, đồng thời trình HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày 9.4.2021 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025.Đặc biệt, cuối năm 2024 Lào Cai là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nề bởi thiên tai, hoàn lưu mưa bão số 3 (Yagi) về vật chất, tinh thần, đặc biệt là hộ nghèo và các đối tượng yếu thế, chi nhánh NHCSXH tỉnh đã kịp thời báo cáo, chủ động tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17.9.2024 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả mưa bão số 3.Tháng 12.2024, chi nhánh đã trình HĐND tỉnh kế hoạch chi ngân sách năm 2025, số tiền ủy thác sang NHCSXH là 62 tỉ đồng tại Kỳ họp lần thứ 24. Đồng thời tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới, Chỉ thị số 34-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới; quan tâm, ưu tiên bố trí vốn ngân sách tỉnh năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.Với tầm nhìn xa, chiến lược, chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai không chỉ xây dựng kế hoạch tín dụng riêng năm 2025 mà còn lên kế hoạch cho 3 năm tới (giai đoạn 2025-2027) và 5 năm sau (giai đoạn 2026-2030), trong đó kế hoạch giai đoạn 2025-2027 dự kiến tăng 35% so với dư nợ thực hiện đến cuối năm 2024 (ước tăng trưởng số tuyệt đối là 1.549 tỉ đồng. Đến 31.12.2027, dự kiến tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách ước đạt 6.472 tỉ đồng. Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2026-2030 dự kiến tăng bình quân khoảng 58% so với dư nợ thực hiện đến cuối năm 2025 (khoảng 3.046 tỉ đồng). Đến ngày 31.12.2030, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách ước đạt 8.000 tỉ đồng.Bên cạnh đó tham mưu HĐND tỉnh tiếp tục kéo dài thời gian triển khai sang giai đoạn 2026-2030 các Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn, Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND về việc sử dụng ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay phát triển kinh tế-xã hội tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên của tỉnh trong giai đoạn 2026-2030;Đặc biệt, với những khách hàng bị thiệt hại bởi cơn bão số 3, ngay trong tháng 9 và tháng 10.2024 tất cả các Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã giải ngân được 202 tỉ đồng, giúp 1.216 lượt khách hàng vay vốn phục hồi sản xuất kinh doanh.Trong năm 2024, vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh cho 23.705 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong đó cho vay hộ nghèo 5.383 hộ, 2.635 hộ cận nghèo, 1.213 hộ mới thoát nghèo, tạo việc làm cho 4.941 lao động, 36 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và 35 người chấp hành xong án phạt tù được tiếp cận nguồn vốn có việc làm; giúp 68 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; 4.847 hộ gia đình được vay vốn để xây mới hoặc sửa chữa công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; xây dựng 35 căn nhà ở xã hội cho các đối tượng có thu nhập thấp,... góp phần ổn định và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo của Lào Cai giảm 3,7%, tương ứng giảm 6.380 hộ; tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 0,31%, tương ứng giảm 317 hộ. Tăng trưởng kinh tế GRDP ước đạt 7,38%, cao hơn năm 2023 (5,11%); GRDP bình quân đầu người đạt 97,5 triệu đồng, tăng 8,9 triệu đồng so với năm 2023. Quy mô kinh tế ước đạt 78.000 tỉ đồng, tăng 11,8% so với năm 2023.Cùng với các kế hoạch tín dụng trung hạn vẫn còn nhiều thách thức phía trước khi năm 2024 tỉnh Lào Cai vẫn còn 20.411 hộ nghèo, chiếm 11,24% tổng số hộ trên địa bàn tỉnh và 18.058 hộ cận nghèo, chiếm 9,94% tổng số hộ trên địa bàn tỉnh.Tổng giám đốc Dương Quyết Thắng tin tưởng với nền tảng tín dụng chính sách đang có và sự nỗ lực của tập thể cán bộ, người lao động trong toàn đơn vị, tín dụng chính sách xã hội tại tỉnh biên giới Lào Cai sẽ tiếp tục có những bước đột phá, tích cực hỗ trợ người nghèo và đối tượng yếu thế vươn lên phát triển kinh tế ổn định bền vững, hòa mình vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Trong khi người dùng iPhone đang chờ đợi bản nâng cấp của Apple Intelligence cho Siri, ứng dụng Gemini đã nhận được một bản cập nhật quan trọng giúp bổ sung tiện ích màn hình khóa và quyền truy cập trực tiếp từ Trung tâm điều khiển. Bản cập nhật này có sẵn cho cả iOS và iPadOS nhằm giúp người dùng dễ dàng truy cập các tính năng của Gemini AI hơn.Với bản cập nhật này, người dùng iPhone không cần phải mở ứng dụng hoặc sử dụng phím tắt để tương tác với Gemini. Theo 9to5Google, ứng dụng hiện cung cấp 6 tiện ích màn hình khóa, bao gồm gõ lệnh; nói chuyện trực tiếp; mở mic, sử dụng máy ảnh; chia sẻ hình ảnh và chia sẻ tệp.Đáng chú ý, đây là bản cập nhật lớn sau khi Google phát hành ứng dụng riêng cho iPhone vào tháng 11 năm ngoái. Ứng dụng có một phím tắt chính cho phép người dùng mở Gemini và nhập lời nhắc. Ngoài ra, người dùng cũng có thể sử dụng bất kỳ phím tắt nào trong 6 phím tắt Gemini làm nút ở góc màn hình khóa iPhone của mình.Bản cập nhật Gemini phiên bản 1.2025.0762303 đã có mặt trên App Store, không chỉ mang đến các phím tắt mới mà còn giới thiệu tính năng Deep Research cho người dùng Gemini Advanced, cùng một số cải tiến về giao diện người dùng và sửa lỗi.Không chỉ người dùng iPhone, người dùng Samsung cũng đã nhận một bản nâng cấp mới từ Gemini. Sau khi trở thành trợ lý giọng nói mặc định trên dòng Galaxy S25, Gemini cũng đang được tích hợp sâu hơn với Now Bar của Samsung, vốn chỉ có trên Galaxy S25 chạy One UI 7.Now Bar là một tiện ích tương tác nằm ở cuối màn hình khóa trên các thiết bị chạy One UI 7 nhằm cung cấp quyền truy cập nhanh vào các ứng dụng và dịch vụ phổ biến. Now Bar trước đây hoạt động với trợ lý giọng nói Bixby, nhưng giờ đây đang nhận được bản nâng cấp lớn khi được tích hợp sâu hơn vào Gemini.Người dùng @TechA7mad đã phát hiện tính năng này trên Galaxy S25 Ultra của họ. Now Bar hiện hiển thị trạng thái của Gemini Live, cho biết liệu nó đang lắng nghe hay đang chờ. Tính năng Gemini Live cho phép người dùng tương tác với AI của Google theo cách trò chuyện tự do, có nghĩa người dùng Galaxy có thể tạm dừng và tiếp tục các phiên Gemini Live ngay từ màn hình khóa.Hiện vẫn chưa rõ liệu sự tích hợp này có được triển khai toàn cầu hay không, tuy nhiên việc nó đã bắt đầu xuất hiện trên các thiết bị của người dùng Galaxy S25 cho thấy một sự mở rộng sắp diễn ra.
Ô tô con phanh gấp bị xe tải tông: Tài xế nào sai?
Theo đó, Bộ GD-ĐT đã triển khai đến Sở GD-ĐT TP.HCM kế hoạch kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm học thêm tại TP.Đoàn kiểm tra của Bộ sẽ tiến hành kiểm tra một ngày trong thời gian từ ngày 3 đến 20.3 (Bộ GD-ĐT sẽ thông báo trực tiếp tới Sở GD-ĐT ngày kiểm tra cụ thể); kiểm tra trực tiếp tại Sở GD-ĐT, một số phòng GD-ĐT, một số cơ sở giáo dục phổ thông.Bộ sẽ kiểm tra công tác chỉ đạo, quản lý của Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT và việc triển khai thực hiện tại các cơ sở giáo dục về việc triển khai thực hiện Thông tư số 29 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lý hoạt động dạy thêm học thêm theo thẩm quyền trách nhiệm.Trong kế hoạch, Bộ kiểm tra thực tế tại trường THCS và THPT sau đó sẽ làm việc với Sở GD-ĐT cùng các quận, huyện.Cũng trong công văn triển khai kế hoạch kiểm tra về dạy thêm, học thêm, Bộ yêu cầu Sở GD-ĐT báo cáo số lượng các cơ sở dạy thêm đã được cấp phép; Thuận lợi, khó khăn, các giải pháp sở đã thực hiện để quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trước khi Thông tư 29 được ban hành. Từ khi Thông tư 29 được ban hành và có hiệu lực thì số lượng tổ chức/cá nhân mới đăng ký kinh doanh ra sao? Thuận lợi, khó khăn khi triển khai thực hiện Thông tư 29.Đồng thời báo cáo công tác phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND TP ban hành quy định về dạy thêm, học thêm; Việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm cho các nhà trường, các tổ chức và cá nhân liên quan thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn.Trên cơ sở báo cáo, Sở GD-ĐT cần đưa ra đánh giá chung về ưu điểm, thuận lợi, hạn chế, khó khăn và nguyên nhân khi triển khai thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm. Từ đó Sở GD-ĐT nêu đề xuất kiến nghị Chính phủ, Bộ và UBND TP (nếu có).Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, thông tin Sở GD-ĐT đã thành lập 5 đoàn kiểm tra về việc thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm học thêm. Theo đó, 5 đoàn kiểm tra sẽ thực hiện kiểm tra các trường công lập bậc THCS, THPT, cơ sở dạy thêm ở 22 quận, huyện về công tác quản lý dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.Đồng thời, theo ông Minh, các đoàn kiểm tra này sẽ thực hiện việc kiểm tra các trung tâm kỹ năng sống có thực hiện đúng nội dung được cấp phép hay không?Bên cạnh việc kiểm tra các cơ sở thực hiện quy định dạy thêm, học thêm, mong muốn của Sở GD-ĐT TP.HCM nhằm kịp thời phát hiện, xử lý và đề xuất những giải pháp phù hợp đối với các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Thông tư 29.