Đời thủy thủ - Bước chân trên sóng cả: 'Lính đánh thuê' tàu đa quốc tịch
Mới đây, những thông tin về chuyện đời tư của hot girl Thiên An được chia sẻ trên mạng xã hội, nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Theo ghi nhận của Thanh Niên, những từ khóa liên quan đến Thiên An đang được tìm kiếm tăng vọt. Cụ thể, trên hệ thống Google Trend, một số từ khóa như “Thiên An tên thật là gì” tăng 700%, “bé Sol Thiên An” tăng 500%, “Thiên An bao nhiêu tuổi” tăng 350%...Thiên An sinh năm 1998, tại Bình Dương. Cô từng là sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh (Trường đại học Công nghệ TP.HCM). Tên tuổi của Thiên An được biết đến khi tham gia một số dự án âm nhạc Bạc phận, Sóng gió, Sao em vô tình, Tỏ tình...Boeing tạm biệt 'Nữ hoàng bầu trời' 747
Những bước đi đầu tiên của Dominique Tham tại VBA cũng không suôn sẻ. “Một trong những vấn đề lớn nhất của tôi là thiếu những đoạn băng ghi hình mình thi đấu để gửi đến các đội bóng xem xét. Ban đầu, tôi liên hệ với HLV Matt Van Pelt của CLB Saigon Heat. Tuy nhiên mọi thứ không thành. Sau đó, vị chuyên gia này đã kết nối tôi với HLV Todd Purves của CLB Nha Trang Dolphins. Chúng tôi nhanh chóng tìm ra tiếng nói chung và thế là tôi đã đến Việt Nam vào năm 2022 để bắt đầu sự nghiệp chơi bóng chuyên nghiệp”.
Hành trình đầy bất ngờ tại quốc đảo Sri Lanka
Nguyễn Viết Ngọc Anh, cố vấn truyền thông cho một công ty hàng tiêu dùng ở Q.Hà Đông (Hà Nội), đã khiến nhiều người bất ngờ khi quyết định siết chặt chuyện nhân viên sử dụng AI trong công việc.Ngọc Anh chia sẻ anh không hoàn toàn bài trừ AI. Anh vẫn giới thiệu công cụ này đến nhân viên nhưng chỉ cho phép sử dụng để tìm ý tưởng, tuyệt đối không dùng để viết kịch bản hoàn chỉnh.Theo Ngọc Anh, AI có khả năng viết rất trôi chảy nhưng lại không hiểu rõ bối cảnh thực tế. Kịch bản do AI tạo ra thường bay bổng nhưng thiếu sự phù hợp với nguồn lực sẵn có, bối cảnh quay, đạo cụ, diễn viên và khả năng diễn xuất của nhóm.Bên cạnh đó, Ngọc Anh cho rằng AI không thể "bắt trend" nhanh như con người. Chỉ những nhân viên thường xuyên xem TikTok, trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty, mới có thể sáng tạo nội dung phù hợp với xu hướng.Một lý do quan trọng khác Ngọc Anh đưa ra là AI có thể khiến nhân viên lười tư duy. Khi quá lạm dụng công nghệ, con người dễ trở nên phụ thuộc, mất đi khả năng sáng tạo. "Đây là điều quan trọng nhất đối với người làm nội dung chân chính. Mình không muốn nhân viên của mình đánh mất điều đó", Ngọc Anh chia sẻ.Hiện tại, Ngọc Anh áp dụng quy tắc này vào công ty. AI chỉ được dùng để tìm ý tưởng, khám phá công dụng mới của sản phẩm và hiểu mong muốn của khách hàng. Việc hoàn thiện kịch bản vẫn phải do con người đảm nhiệm."Khi dùng AI, mình thấy câu văn tuy liền mạch nhưng thiếu sự tự nhiên. Lý do lớn hơn là mình không muốn anh em quá lạm dụng, khiến các bạn lười dùng não. Khả năng cao các bạn sẽ bị mai một kiến thức, trình độ, kỹ năng trong tương lai. Bởi kịch bản cần có cái hồn của người viết, sự sáng tạo và nét riêng. Chứ mình không muốn doanh nghiệp thuê một nhân viên làm sáng tạo nội dung về chỉ làm máy đánh chữ", Ngọc Anh khẳng định.Ngọc Anh chia sẻ thêm anh từng phát hiện một nhân viên cố tình lạm dụng AI để viết kịch bản. Chính vì vậy, sau này, anh cấm nhân viên sử dụng AI để hoàn thiện toàn bộ kịch bản. "Dù thế, mình vẫn cho các bạn dùng AI nghĩ ý tưởng, chứ không phải dùng AI làm hộ hết việc. Mình thấy AI chỉ là một công cụ. Nó rất mạnh mẽ nhưng không thể thay thế con người. Khả năng sáng tạo của con người là vô biên. Chúng ta luôn phải rèn luyện sự sáng tạo và đừng bao giờ để mình bị phụ thuộc vào cái máy. Hãy để con người dùng AI chứ không để AI dùng con người", anh nói.Hiện tại, quan điểm này đang gây tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng việc chỉ cho nhân viên sử dụng AI có điều kiện có thể khiến công ty bị tụt hậu trong thời đại công nghệ số.Theo chị Lâm Hà, Giám đốc điều hành Ethos Fund (quỹ đầu tư có trụ sở tại Mỹ, chuyên hỗ trợ các công ty công nghệ tiên phong tại Việt Nam và Mỹ), công nghệ không phải là thứ thay thế mà là công cụ đồng hành. Chị Hà cho rằng AI đang mở ra những biên giới mới cho sáng tạo nội dung. Từ việc tạo ý tưởng, phân tích xu hướng, đến tối ưu hóa quy trình sản xuất, AI giúp doanh nghiệp truyền thông nâng cao năng suất và tiếp cận khán giả hiệu quả hơn."Tuy nhiên, sáng tạo không chỉ đơn thuần là việc sắp xếp dữ liệu thông minh. Những nội dung thực sự chạm đến cảm xúc người xem luôn cần đến trực giác, trải nghiệm và bản sắc con người. Đây là những điều mà AI vẫn chưa thể mô phỏng một cách hoàn hảo. Một kịch bản có thể do AI tạo ra, nhưng tinh thần, cảm xúc và góc nhìn độc đáo của con người mới là yếu tố làm nên sự khác biệt. Tôi tin rằng doanh nghiệp nào biết cách kết hợp công nghệ với tư duy sáng tạo của con người sẽ không chỉ tối ưu hóa hiệu suất mà còn tạo ra những nội dung có chiều sâu, sức lan tỏa và kết nối thực sự. AI có thể giúp chúng ta đi nhanh hơn, nhưng con người mới là người quyết định hướng đi", chị Hà nói.Còn anh Lê Anh Tú, Giám đốc công ty truyền thông iGem Agency TP.HCM, lại có quan điểm khác. Anh Tú cho rằng thay vì siết nhân viên không được sử dụng AI, các sếp nên khuyến khích họ sử dụng một cách có chọn lọc. "Khi sử dụng AI, chúng ta phải biết cách huấn luyện nó để có được kết quả đúng ý. Việc này không hề đơn giản, không phải chỉ cần hỏi một câu là AI sẽ ra đáp án ngay. Chúng ta cần phải biết cách tương tác với AI, sử dụng phần mềm bản quyền để có cơ hội giao tiếp nhiều hơn, từ đó AI sẽ hiểu mình rõ hơn", anh Tú chia sẻ.Tuy nhiên, anh cũng khẳng định rằng sự thấu hiểu khách hàng và khả năng sáng tạo vẫn luôn là yếu tố thuộc về con người. "AI có thể hỗ trợ mạnh mẽ, nhưng cuối cùng, con người mới là người tạo ra giá trị sáng tạo và hoàn thiện sản phẩm qua từng chỉnh sửa. Tại công ty, chúng tôi sử dụng nhiều phần mềm hỗ trợ như dựng clip, nhạc, cũng như giúp nhân viên nắm vững cách sử dụng AI để ứng dụng vào công việc một cách hiệu quả. Sự sáng tạo của con người kết hợp với khả năng của AI sẽ mang lại hiệu quả tối ưu", anh Tú nói.
Ngày 17.1, thượng tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an, đã trao quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm đại tá Phạm Thanh Hùng, Phó giám đốc Công an Hà Nội, đến nhận công tác và giữ chức vụ Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ (Bộ Công an) từ ngày hôm nay.Điểm qua những thành tích của đại tá Phạm Thanh Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an cho hay, tân Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ sinh năm 1974 tại H.Nam Đàn (Nghệ An), có nhiều thành tích nổi bật trong quá trình công tác, trưởng thành trong lực lượng của Công an Hà Nội.Trước những đóng góp này, từ tháng 7.2022 đến nay, đại tá Hùng được giao làm Phó giám đốc Công an Hà Nội.Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh, việc điều động và bổ nhiệm đại tá Phạm Thanh Hùng giữ chức Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ thể hiện sự ghi nhận, tin tưởng của lãnh đạo Bộ Công an.Thượng tướng Lê Quốc Hùng đề nghị tân Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ bắt tay ngay vào công việc; cùng tập thể Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đoàn kết, thống nhất hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; xây dựng đơn vị trong sạch vững mạnh tiêu biểu..."Mục tiêu trước mắt trong năm 2025 đưa lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân tiến lên hiện đại theo Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị", thượng tướng Lê Quốc Hùng đề nghị.Phát biểu nhận nhiệm vụ, đại tá Phạm Thanh Hùng xác định đây là vinh dự và trách nhiệm to lớn, cam kết sẽ luôn cố gắng, phấn đấu, nỗ lực không ngừng cùng tập thể lãnh đạo Bộ Tư lệnh Cảnh vệ tập trung hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, để lực lượng thực sự là lá chắn vững chắc, kiên cường bảo vệ Đảng, bảo vệ lãnh tụ.
Đua thuyền Việt Nam xuất sắc đoạt 2 suất tham dự Olympic Paris
Phát biểu tại lễ đón nhận chứng nhận JCI của tập đoàn y tế Phương Châu ngày 30.12, tiến sĩ - bác sĩ Hà Anh Đức (Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế) đánh giá cao sự nỗ lực của tập đoàn khi có 3/4 bệnh viện đạt chuẩn JCI, trở thành hệ thống y tế đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chứng nhận này. JCI là chứng chỉ hàng đầu trong quản lý chất lượng y tế do Mỹ sáng lập, chịu trách nhiệm thẩm định với hàng nghìn tiêu chí. Khi đạt được chứng nhận này cho thấy quy trình quản lý chất lượng bệnh viện rất tốt."Về công tác quản lý chất lượng y tế, Bộ Y tế sẽ từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các bệnh viện công lập cũng như tư nhân. Cụ thể, Bộ Y tế đã ban hành thông tư quy chuẩn về yêu cầu đảm bảo chất lượng cho các bệnh viện ở mức cơ bản. Trong năm 2025, Bộ sẽ tham khảo các tiêu chuẩn JCI với sự tham vấn của các chuyên gia để nâng từ mức chuẩn cơ bản lên nâng cao. Điều này là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế", tiến sĩ Anh Đức chia sẻ.Theo ông Đức, để đạt được điều này, bên cạnh công tác tuyên truyền, Bộ Y tế cũng sẽ tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia JCI để các cơ sở y tế công lập, tư nhân hướng đến các tiêu chuẩn quốc tế. Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hồ (Nhà sáng lập Tập đoàn Y tế Phương Châu) cho biết, chứng nhận JCI Enterprise tiếp tục đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ về lĩnh vực quản lý chất lượng bệnh viện của tập đoàn. Khách hàng đến khám, chữa bệnh tại các bệnh viện trong hệ thống đều nhận được chất lượng dịch vụ y tế an toàn như nhau và đồng bộ về chất lượng chăm sóc theo tiêu chuẩn quốc tế này. Hệ thống mong muốn mang đến hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người mẹ và bé đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và tinh thần phụng sự từ tâm.Trước đó, năm 2022, Bệnh viện Phương Châu (Cần Thơ) đã đạt con dấu vàng JCI đầu tiên trong hệ thống, trở thành bệnh viện đầu tiên tại Đồng bằng Sông Cửu Long và thuộc top 6 bệnh viện trên toàn quốc đạt được JCI. Năm 2024, 2 bệnh viện Phương Châu Sóc Trăng và Bệnh viện Phương Nam (TP.HCM) đồng thời đạt được 2 chứng nhận JCI, nâng tổng số lượng bệnh viện đạt JCI của Tập đoàn lên 3/8 bệnh viện tại Việt Nam.JCI - Joint Commission International là tổ chức giám định chất lượng bệnh viện của Mỹ. Chứng nhận JCI được đánh giá là tiêu chuẩn khắt khe bậc nhất về an toàn người bệnh và chất lượng chăm sóc y tế dành cho các bệnh viện và cơ sở chăm sóc y tế. JCI Enterprise là chứng nhận quốc tế danh giá được công nhận bởi JCI dành cho hệ thống y tế có từ 3 bệnh viện đạt chứng nhận JCI với hơn 1.200 tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn cho người bệnh.