Ô tô 9 chỗ Toyota Granvia dùng 4 năm, rao giá ngang xe mới tại Việt Nam
Chia sẻ sau giải đấu, ông Lê Hoàng Thông, Chủ tịch CLB tennis - Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho biết: "Tôi hy vọng sự thành công của giải sẽ là tiền đề mở ra các giải đấu tennis lớn. Chúng tôi cũng mong giải sẽ góp phần đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao không chỉ trong CLB mà toàn bộ Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam nói chung. Giải thực sự tạo ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho anh em doanh nhân".Trà sữa đất nung 'hot rần rần' ở TP.HCM, khách ùn ùn đến quán 'bắt trend'
Trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan diễn ra tối 2.1.2025. Đây là trận đấu thứ 4 tại giải thầy trò HLV Kim Sang-sik thi đấu trên sân Việt Trì (Phú Thọ), sau 2 trận vòng bảng và 1 trận ở bán kết. Đáng chú ý, ở cả 3 trận đấu trước đó, “Những chiến binh sao vàng” đều giành thắng lợi khi được thi đấu dưới sự cổ vũ của CĐV nhà.Đến 20 giờ, màn chạm trán giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan mới bắt đầu. Tuy nhiên, ngay từ đầu giờ chiều, CĐV Việt Nam đã tạo nên những gam màu rực rỡ ở khắp các đường phố xung quanh sân Việt Trì. Sắc đỏ vàng - những màu sắc chủ đạo trên lá cờ của Việt Nam được CĐV sử dụng nhiều nhất. Từng đoàn người nối đuôi nhau để ca hát, thổi kèn, cùng tạo nên không khí lễ hội hoành tráng. Dự kiến, nhiều khả năng sân Việt Trì cũng sẽ đón lượng khán giả tối đa (gần 20.000 người), xem trực tiếp trận chung kết tối nay.Kể từ sau chức vô địch AFF Cup 2018, đội tuyển Việt Nam vẫn chưa lần nào lên ngôi ở giải đấu số 1 Đông Nam Á cấp độ đội tuyển quốc gia. Chính vì thế, CĐV Việt Nam đang tiếp thêm sức mạnh cho đội tuyển Việt Nam, mong chờ thầy trò HLV Kim Sang-sik sẽ có kết quả thuận lợi ở trận lượt đi, qua đó tạo đà tâm lý để tiếp tục có kết quả tốt ở trận lượt về để lên ngôi vô địch.Theo thông báo của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày 30.12, vé xem trực tiếp trận chung kết đã được bán. Không như vòng bảng và bán kết, vé xem trận chung kết chỉ được bán duy nhất qua hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, chỉ sau ít phút mở bán, cổng bán vé đã gặp sự cố quá tải. Đến khoảng 11 giờ 30 cùng ngày, kênh phân phối vé qua ứng dụng mới mở lại và toàn bộ vé hết sạch sau 30 phút. Với những chi tiết đó có thể khẳng định, tình yêu dành cho đội tuyển Việt Nam ở AFF Cup 2024 đang là rất lớn.Trước khi màn so tài giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan diễn ra, kênh CNN Indonesia đánh giá: “Cuộc tái đấu này không chỉ là trận chiến giữa 2 đội tuyển mạnh nhất khu vực, mà còn là màn so tài giữa 2 phong cách bóng đá khác nhau. Đội tuyển Việt Nam với sự kỷ luật và chặt chẽ đối đầu với sự linh hoạt, sáng tạo của Thái Lan. Tuy nhiên, xét ở khía cạnh phong độ, chất lượng đội hình, đội tuyển Việt Nam đang được đánh giá nhỉnh hơn so với Thái Lan. Ngoài ra, ở trận chung kết lượt đi, Việt Nam còn được tiếp thêm sức mạnh từ CĐV nhà. Nếu đội tuyển Việt Nam thắng trận lượt đi trên sân Việt Trì, đây sẽ chìa khóa để họ mở ra cánh cổng đến với chức vô địch”.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái LanXem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Quyền Linh khóc nghẹn trước cô bé mồ côi chưa từng biết mặt cha
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.
Chị Lê Thị Thanh Thủy (37 tuổi), làm việc tại Công ty may Việt Thắng (TP.Thủ Đức, TP.HCM), cho biết có 3 con đang học ở ba cấp học là: mẫu giáo, tiểu học, THPT. Mỗi năm, tiền học phí cho 3 con là hơn 3 triệu đồng. "Số tiền ấy có thể không quá lớn với nhiều người. Nhưng lớn với gia đình tôi cũng như những người đang có thu nhập thấp. Vậy nên khi nghe thông tin bắt đầu từ đầu năm học mới 2025-2026, học sinh từ mầm non đến hết THPT công lập trên cả nước được miễn học phí, tôi rất mừng", chị Thủy tâm sự.Không riêng gì chị Thủy, hầu hết phụ huynh có con đang theo học tại các trường công lập trên cả nước đều chung niềm hân hoan, phấn khởi với thông tin trên."Tôi vui lắm khi con được miễn học phí", chị Huỳnh Thị Xoan (32 tuổi), phụ huynh có con học tại Trường THCS Châu Văn Liêm (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) nói.Theo chị Xoan, hàng tháng, chi phí cho con học thêm ngoại ngữ, kỹ năng, các môn thể thao… tốn khá nhiều. Chính vì thế, được miễn học phí giúp gia đình chị vơi đi một nỗi lo. "Khi không phải đóng học phí nữa, số tiền ấy giúp tôi trang trải cuộc sống, tiết kiệm thêm một khoản chi tiêu", chị Xoan chia sẻ.Chị Nguyễn Thị Tố Oanh (37 tuổi, ngụ ở hẻm 107 Tôn Đức Thắng, Q.Đống Đa, Hà Nội), kể công việc hiện tại làm hộ lý ở một bệnh viện với mức lương chưa đến 5 triệu đồng/tháng. Thu nhập không cao, một mình nuôi con, nên học phí là "gánh nặng có thật"."Nếu tính cả học phí cùng những khoản khác thì hàng năm phải tốn số tiền rất nhiều. Khi được miễn học phí, tôi cảm thấy được chia sẻ, an ủi", chị Oanh nói.Anh Hoàng Phú Thanh Bình (34 tuổi), làm việc tại Khu công nghệ cao TP.HCM, cho rằng việc miễn học phí là sự quan tâm đầu tư của Bộ Chính trị đối với giáo dục. Và đó là món quà đầy ý nghĩa và vô cùng thiết thực cho toàn bộ học sinh các trường công lập trên cả nước. Từ đó giúp nhiều gia đình, đặc biệt là những trường hợp còn khó khăn trong cuộc sống, thu nhập bấp bênh đỡ nghĩ đến chuyện "tiền đâu lo chuyện học cho con".Có những trường hợp là vợ chồng trẻ đã từng trì hoãn kế hoạch sinh thêm con cũng "mở cờ trong bụng", khấp khởi vui mừng."Hai vợ chồng có thu nhập không cao, nên ngần ngại chuyện sinh thêm con. Vì lo không có tiền nuôi con ăn học. Nhưng giờ thì đã tự tin hơn rồi, bởi chuyện học phí của con không còn phải lo đến nữa", anh Nguyễn Văn Thành (31 tuổi), làm việc Công ty TNH Chinli Mỹ Phước (TX.Bến Cát, tỉnh Bình Dương) nói.Thầy giáo Nguyễn Hoàng Chung, Trường THPT Lê Thánh Tông (tỉnh Gia Lai), cho rằng miễn học phí cho học sinh công lập là chủ trương rất nhân văn. Những phụ huynh là công nhân, nông dân, không có việc làm ổn định, có cuộc sống còn chật vật sẽ "đỡ đau đầu" trong chuyện lo học phí cho con. Quyết định này cũng đã thật chia sẻ gánh nặng đối với những gia đình nhiều con. Và mọi học sinh ở khắp cả nước có cơ hội học tập bình đẳng, không phân biệt xuất thân từ gia đình giàu hay nghèo. Cũng theo ông Chung, những ngày qua, ông được phụ huynh chia sẻ rằng cảm thấy rất "ấm lòng" với thông tin trên. Em Đào Thị Thanh Tuyền, học sinh lớp 11 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (H.Phú Tân, tỉnh An Giang), cho biết: "Nhiều khi thấy ba mẹ lo học phí mà rất thương. Nên khi đọc được thông tin trên các báo về việc từ năm học sau được miễn học phí, em và ba mẹ có thêm niềm vui. Những lo toan của ba mẹ vào đầu mỗi năm học sẽ không còn nữa. Ba mẹ đỡ gánh nặng phải lo tiền học cho em và một người em đang học lớp 7".Chị Hà Mỹ Thanh (32 tuổi), phụ huynh học sinh ở Q.Bình Thạnh (TP.HCM) cho rằng: "Mong là các trường sẽ không có quá nhiều khoản "phụ phí" (các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục – PV). Có như vậy thì tin vui kia mới trọn vẹn. Chứ miễn học phí mà các trường yêu cầu phụ huynh đóng hàng loạt khoản này khoản kia thì phụ huynh cũng... đau đầu".
Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Minh Triết thăm lực lượng làm nhiệm vụ trực tết
Những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thông báo của một quán ăn Hàn Quốc nằm trên đường Võ Thị Sáu (Q.1, TP.HCM) được nhiều người yêu thích.Nội dung thông báo cho biết nhằm tri ân các shipper dịp năm mới, quán ăn này lì xì 10.000 đồng với mỗi đơn hàng shipper đến nhận ở quán. "Cảm ơn các bác tài đã đem những bữa ăn đến khách hàng. Hẹn gặp các bác tại quán nhé ạ!", phía quán nhắn nhủ.Bên dưới bài đăng, cư dân mạng dành nhiều lời khen cho hành động ấm áp của quán cũng như gửi lời chúc đến các shipper sức khỏe, hoàn thành tốt công việc. Tài khoản Nguyễn Ngọc Bảo Trâm bình luận: "Quán dễ thương ghê!". "Quán chất vậy!", Huy Vũ bày tỏ. "Thêm một lý do để ghé quán dài dài!", Mylan Hong bày tỏ bên dưới bài đăng.Những ngày giáp tết, chúng tôi ghé quán ăn này. Dù không phải là giờ cao điểm nhưng đều đặn khách ghé cũng như shipper đến nhận đơn đem giao. Nhân viên của quán tất bật, làm việc liên tục để khách và shipper không chờ đợi lâu.Nói về việc tặng lì xì cho shipper, phía quán xác nhận thông tin này là chính xác. Theo đó, chương trình được áp dụng từ ngày 15.1 - 31.1 nhằm tri ân và gửi lời cảm ơn những shipper làm việc vất vả những ngày cuối năm này, mang những phần ăn của quán đến với thực khách ủng hộ."10.000 đồng có thể là một số tiền không nhiều, nhưng chúng tôi hy vọng đó là chút động lực, tình cảm tiếp sức cho shipper, làm cho họ cảm thấy ấm lòng. Mỗi ngày, tùy vào số lượng đơn hàng mà chúng tôi dành ra 500.000 - 1 triệu đồng cho việc lì xì này", Kim, một nhân viên quán bày tỏ. Là một trong những shipper đầu tiên được nhận lì xì từ quán ngày 26 tháng chạp, ông Hưng Vượng (60 tuổi, ngụ Q.1) cho biết số tiền này thực sự làm ông cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng, nhất là trong những ngày giáp tết đầy tất bật.6 năm làm công việc này, ông cho biết mỗi dịp tết, nhiều hàng quán có những bao lì xì, món quà dành tặng cho shipper đến nhận hàng đem giao khiến ông vừa bất ngờ, vừa vui. Điều đó cũng tiếp thêm cho ông động lực để hoàn thành tốt công việc của mình."Tết, đơn nhiều hơn, làm vất vả hơn. Nhưng sự quan tâm của chủ quán làm mình thấy vui. Năm nay tôi cũng làm xuyên tết để kiếm thêm thu nhập nhưng cũng sẽ dành thời gian cho gia đình. Chúc mọi người năm mới bình an!", ông cho biết.Anh Huy, một shipper khác cũng cho biết ngày cuối năm Giáp Thìn, đến nhiều quán ăn nhận hàng đem giao, anh bất ngờ khi nhận được quà, lì xì. "Cũng có khi là một ly nước, nhưng dù quà là gì thì mình đều vui. Cảm ơn những quán ăn đã quan tâm tới anh em shipper chúng tôi", anh chia sẻ thêm.