Giá tăng kỷ lục, xuất khẩu cà phê cũng lập kỷ lục
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, sự việc xe container chắn dòng nước để xe máy qua đường xảy ra chiều 12.2 tại đoạn QL1A qua xã Tịnh Phong (H.Sơn Tịnh, Quảng Ngãi). Chủ nhân của clip này là anh Nguyễn Anh Đôn (30 tuổi, ở Quảng Ngãi).Chiều 13.2, trao đổi với PV Thanh Niên, anh Nguyễn Anh Đôn cho biết, khoảng 17 giờ 40 ngày 12.2, khi đi làm về ngang qua xã Tịnh Phong, anh Đôn thấy ống nước dọc QL1A bị vỡ, dòng nước với áp lực lớn phun thẳng ra đường. Thời điểm này, công nhân tại Khu công nghiệp Tịnh Phong, VSIP tan ca nên dòng người ùn ứ vì ống nước vỡ mỗi lúc một đông.Theo anh Đôn, nước rất mạnh nên nhiều xe máy không đi qua được. Những người qua được đoạn này đều bị ướt. Khi anh Đôn dùng điện thoại ghi lại khoảnh khắc này, một chiếc xe container đi đến, tài xế đã dừng xe chắn ngang dòng nước để xe máy đi qua."Thấy hình ảnh đẹp nên tôi ghi lại rồi đăng lên tài khoản Facebook cá nhân, Tiktok. Không ngờ hình ảnh này được một số trang mạng xã hội chia sẻ, thu hút rất nhiều bình luận tích cực và khen hành động tử tế của tài xế", anh Đôn nói.Đoạn ống nước bị vỡ gây ra sự việc trên thuộc quản lý của Công ty CP cấp thoát nước và xây dựng Quảng Ngãi.Theo lãnh đạo Công ty CP cấp thoát nước và xây dựng Quảng Ngãi, nguyên nhân sự cố xuất phát từ việc người dân đốt rác làm ống nước bị cháy. Từ đây, nước có áp lực mạnh đã phun thẳng ra đường, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân."Ngay sau khi nhận tin báo vụ việc, chúng tôi đã cử lực lượng đến xử lý tạm thời, sau đó tiếp tục khắc phục triệt để", lãnh đạo Công ty CP cấp thoát nước và xây dựng Quảng Ngãi nói.Vingroup nhận giải thưởng Công nghệ bền vững ASEAN 2023
Honda BeAT có kiểu dáng thể thao, cứng cáp dành cho nam giới
'Rùng rợn' xe ben vượt ẩu trên cầu, suýt gây tai nạn đối đầu
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.
Mạng xã hội mới đây xôn xao khi xuất hiện một đoạn video, ghi lại tình huống giao thông khiến nhiều người bức xúc, khi một tài xế lái ô tô lấn làn, vượt ẩu tại khúc cua khuất tầm nhìn, suýt gây tai nạn đối đầu với nhiều ô tô và xe máy di chuyển ngược hướng.Vụ việc xảy ra vào khoảng 10 giờ 40 phút ngày 26.2.2025, được xác định trên Quốc lộ 1 đoạn qua địa phận tỉnh Lạng Sơn.Theo hình ảnh từ camera hành trình gắn trên một ô tô cùng lưu thông ghi lại được, thời điểm nói trên, xe này đang di chuyển trên Quốc lộ 1. Khi đến một đoạn đường cong, tài xế một phen "hú vía" khi phát hiện phía trước xuất hiện một ô tô khác loại 7 chỗ màu đen đang vượt ẩu, lấn hẳn sang làn đường đối diện để vượt lên.Đúng lúc này, ở hướng ngược lại lúc này ngoài ô tô gắn camera hành còn có mốt số phương tiện khác đang di chuyển. Trong khi đoạn đường đèo lại nhỏ hẹp và quanh co khuất tầm nhìn. Thế nhưng tài xế lái xe vẫn bất chấp nguy hiểm cho xe chạy ngược chiều. Thậm chí còn không chịu giảm tốc độ nhường đường cho các xe đi đúng luật.Tình huống lái xe kiểu "tự sát" khiến ô tô gắn camera hành trình và các xe máy cùng hướng phải vội vàng lách sát vào lề đường để tránh. May mắn, vụ việc không dẫn đến tai nạn nguy hiểm kiểu đối đầu.Mặc dù vậy, trên mạng xã hội, đoạn video ghi lại tình huống giao thông nói trên sau khi được đăng tải ở các diễn đàn, hội nhóm đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ đông đảo cư dân mạng. Đa phần người xem đều tỏ ra hết sức phẫn nộ trước hành vi lái xe cẩu thả, bất chấp nguy hiểm và xem thường luật của tài xế ô tô 7 chỗ.Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng lên tiếng đề nghị cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, truy tìm và xử phạt nghiêm với trường hợp vi phạm nói trên.Ô tô vượt ẩu xử phạt ra sao?Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đổi với loại phương tiện đang điều khiển); không có tín hiệu trước khi vượt hoặc có tín hiệu vượt xe nhưng không sử dụng trong suốt quá trình vượt xe; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép (Điểm a Khoản 5 Điều 6). Ngoài ra, người vi phạm còn bị trừ 2 điểm Giấy phép lái xe.Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm nói trên dẫn đến tai nạn, tài xế bị phạt tiền từ 20 - 22 triệu đồng, trừ 10 điểm Giấy phép lái xe.
Những phong tục phổ biến nhất của Tết Nguyên đán trên khắp thế giới
Thời tiết lạnh không gây tổn thương khớp nhưng có thể khiến khớp cứng hơn. Nguyên nhân là do nhiệt độ thấp làm cơ bắp và mô liên kết ở khớp co lại. Hệ quả là làm giảm độ linh hoạt của khớp, từ đó tăng nguy cơ chấn thương khi tập thể dục, đặc biệt nếu không khởi động kỹ, theo chuyên trang sức khỏe Heathline (Mỹ).Ngoài ra, những người đã có các bệnh lý liên quan đến khớp, chẳng hạn như viêm khớp, thường cảm thấy các triệu chứng như sưng, đau nhức trở nên tồi tệ hơn vào mùa đông. Nguyên nhân chủ yếu là do áp suất khí quyển thay đổi và giảm lưu thông máu đến khớp, cơ bắp.Những sai lầm cần tránh để bảo vệ khớp khi tập luyện trong thời tiết lạnh gồm:Không khởi động đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ bị chấn thương. Do đó, người tập cần dành từ 5 đến 10 phút khởi động với các động tác kéo giãn nhẹ nhàng, các chuyển động cường độ thấp như đi bộ, hít đất để cải thiện lưu thông máu và làm nóng các khớp.Mặc quần áo không đủ ấm sẽ không thể bảo vệ tốt các khớp, đặc biệt là khớp gối, trước nhiệt độ lạnh. Do đó, khi tập luyện trong phòng gym hay ngoài trời, mọi người cần mặc quần áo ấm, đặc biệt là ở các vị trí như tay, đầu gối. Nếu cần thiết, người tập có thể dùng găng tay hay ống tay áo bảo vệ đầu gối để giữ ấm cho khớp, giảm tình trạng cứng khớp.Mất nước không chỉ là vấn đề xảy ra vào mùa hè mà còn cả mùa đông. Uống đủ nước khi tập luyện vào mùa đông rất quan trọng vì giúp duy trì dịch bôi trơn khớp, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp.Cảm giác đau nhức hay khó chịu mức độ nhẹ ở khớp khi tập luyện là điều hết sức bình thường. Thế nhưng, nếu cảm giác đau nhức tăng lên tới mức đau nói, làm cản trở động tác tập luyện thì cần ngưng lại. Tiếp tục tập sẽ dễ dẫn đến chấn thương khớp gối.Người tập cần đến kiểm tra bác sĩ nếu xuất hiện các dấu hiệu như sưng đau khớp gối, cơn đau kéo dài nhiều ngày và mỗi lúc một nặng, gây hạn chế vận động, có tiếng kêu răng rắc trong khớp gối, theo Heathline.