Nam sinh thiết kế trang phục cho hoa hậu quốc tế
Ngày 22.2, tại H.Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Ban Quản lý dự án Điện 3 tổ chức lễ triển khai thi công xây dựng Dự án nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái - giai đoạn 2. Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Ninh Thuận Phạm Văn Hậu; Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam; Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn, đại diện Bộ Công thương, Cơ quan phát triển Pháp (AfD)... tới dự.Dự án nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự án thuộc Công trình năng lượng, nhóm A, cấp đặc biệt, được xây dựng tại H.Bác Ái và H.Ninh Sơn. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 21.000 tỉ đồng, được thu xếp từ vốn vay và vốn của EVN.Nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái là công trình thủy điện tích năng đầu tiên được xây dựng tại VN có quy mô 4 tổ máy với công nghệ tích hợp 2 chiều tua bin - bom, máy phát điện - động cơ với tổng công suất lắp máy là 1.200 MW.Nhà máy này có nhiệm vụ phát điện phủ đỉnh với công suất lớn nhất 1.200 MW lên hệ thống điện quốc gia vào giờ cao điểm, bơm nước từ hồ dưới là hồ thủy lợi Sông Cái lên hồ trên để tích trữ năng lượng vào giờ thấp điểm; góp phần làm phẳng biểu đồ phụ tải cho hệ thống điện với số giờ phát điện phủ đỉnh hàng ngày tối đa là 7 giờ. Công trình này còn có nhiệm vụ điều tần, chạy bù công suất và dự phòng quay cho hệ thống điện.Theo EVN, khu vực các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận tập trung cao nhiều dự án năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió) và tương lai có thêm các nhà máy điện hạt nhân, hoạt động của Thủy điện tích năng Bác Ái sẽ góp phần điều tiết công suất và ổn định nguồn điện khu vực.Cũng theo EVN, dự án được phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn thứ nhất, cụm công trình cửa xả nằm sâu trong lòng hồ thủy lợi Sông Cái đã được EVN triển khai thi công xây dựng từ tháng 1.2020, nghiệm thu hoàn thành vào tháng 3.2021, bảo đảm hoàn thành trước khi tích nước hồ sông Cái. Giai đoạn 2, dự án thi công công trình chính đảm bảo tiến độ phát điện tổ máy 1 vào tháng 12.2029; hoàn thành toàn bộ dự án năm 2030.Phát biểu tại buổi lễ, Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn, cho rằng Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Vì vậy, Dự án thủy điện tích năng Bác Ái có vai trò quan trọng trong hệ thống điện quốc gia, giúp ổn định hệ thống, điều tần, là công cụ giúp điều độ hệ thống điện quốc gia vận hành ổn định, an toàn tin cậy trong bối cảnh hệ thống công suất lắp đặt của các nhà máy năng lượng sạch đang tăng cao nhằm đáp ứng yêu cầu giảm thiểu phát thải. Nhà máy thủy điện Bác Ái sẽ bơm nước từ hồ sông Cái lên hồ trên để tích trữ năng lượng vào giờ thấp điểm và phát lên hệ thống lưới điện quốc gia vào giờ cao điểm, vì vậy được xem như là một hệ thống tích trữ năng lượng lớn và hết sức có ý nghĩa khi được đưa vào vận hành trong giai đoạn 2029 - 2030.Cũng theo ông Nguyễn Anh Tuấn, cùng với 2 dự án điện hạt nhân, Dự án Nhà máy thủy điện Bác Ái khi được đưa vào khai thác sẽ biến Ninh Thuận là trung tâm điện sạch lớn nhất VN, thậm chí là lớn nhất khu vực Đông Nam Á."EVN cam kết chỉ đạo, phối hợp tốt với nhà thầu và các đơn vị tư vấn trên công trường để xây dựng công trình thủy điện tích năng Bác Ái bảo đảm chất lượng, an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường và hoàn thành đúng tiến độ", ông Tuấn nói.Dịp này, EVN và liên danh các nhà thầu đã tặng tỉnh Ninh Thuận 1 tỉ đồng để thực hiện công tác an sinh xã hội, xóa nhà tạm cho người nghèo.Apple đang muốn thu nhỏ dòng iPhone Plus
CLB Thể Công Viettel vô địch mùa giải 2020, rồi đều đặn góp mặt trong top đầu và luôn được các đối thủ đánh giá cao. Có những thời điểm đội bóng này đã tiến gần tới ngôi vô địch, hay sẽ là "kẻ ngáng đường vĩ đại" khi trực tiếp tác động tới cuộc đua tới ngôi vô địch bằng kết quả đối đầu của mình. Dù vậy, chính vào những lúc được trông chờ nhất, đội bóng áo lính lại gây thất vọng và kết quả là sau 4 mùa giải, dù được đánh giá cao, nhưng chưa khi nào Thể Công Viettel thực sự là đối thủ nặng ký trong cuộc đua vô địch. Để rồi, khi đa số đã quen với việc "kỳ vọng tức là thất vọng", Thể Công Viettel lại lầm lũi áp sát ngôi đầu và cho đến khi lượt đấu bù vòng 11 kết thúc, thầy trò HLV Đức Thắng chính thức giành danh hiệu không chính thức là vô địch lượt đi. Điều đáng nói CLB Thể Công Viettel chiếm ngôi đầu bảng không phải bằng những chiến thắng vùi dập đối thủ, cũng không phải bằng chuỗi trận với thành tích ấn tượng. Trước khi đánh bại CLB Công an Hà Nội (CAHN) trên sân Mỹ Đình tối 19.2, thầy trò HLV Đức Thắng suýt thất bại trước đội Đà Nẵng ở sân Tam Kỳ và chỉ có 1 điểm nhờ bàn thắng của Nhâm Mạnh Dũng ở phút bù giờ cuối cùng.Chứng kiến cách CLB Thể Công Viettel thi đấu, nhiều người còn có cảm giác bứt rứt, khó chịu bởi chẳng biết khi nào Tiến Dũng và đồng đội sẽ đá bằng 100% phong độ, hay lại thể hiện lối chơi "ru ngủ cả đối thủ lẫn cổ động viên". Thực tế, dù đá bằng cách nào, đoàn quân của HLV Đức Thắng cũng đang cho thấy hiệu quả bằng việc đánh bại những đối thủ đáng gờm như CLB Nam Định, Hà Nội hay CAHN và chiếm ngôi đầu sau 13 vòng đấu. CLB Thể Công Viettel không sở hữu "dream team" như CLB CAHN hay Nam Định, cũng không có những "huyền thoại" như đội Hà Nội. Thậm chí, đội bóng này ở mùa giải 2024-2025 còn mất đương kim Quả bóng vàng Hoàng Đức. Nhưng bù lại, họ đang có một tập thể đồng đều, được dẫn dắt bởi HLV cá tính nhưng cũng đầy chất lính – HLV Đức Thắng – cựu cầu thủ Thể Công. CLB Thể Công Viettel đang sở hữu dàn nội binh không hề "xoàng" với những Tiến Dũng, Đức Chiến, Tiến Anh, hay Văn Khang, Tuấn Tài… đều đã phần nào chứng minh năng lực ở nhiều cấp độ đội tuyển cũng như CLB. Hàng thủ với thủ lĩnh Tiến Dũng, Thể Công Viettel cho thấy sự hiệu quả đáng nể với chỉ 10 bàn thua, sánh ngang CLB Nam Định và chỉ hơn Hồng Lĩnh Hà Tĩnh 1 bàn.Ở phía trên, HLV Đức Thắng có sự phục vụ của bộ 3 ngoại binh người Brazil với thứ bóng đá nhiều cảm hứng cùng tính hiệu quả. Ở 2 trận thắng gần đây trước Hoàng Anh Gia Lai và CLB CAHN, bộ ba Amarildo, Pedro Henrique và Wesley Nata đã làm khổ hàng thủ đối phương bằng cả những pha phối hợp cũng như "solo". Sẽ là thiếu sót nếu nói về hàng công của Thể Công Viettel mà không nhắc đến dàn nội binh khi mọi vị trí đều có thể ghi bàn. Từ hàng thủ với Tiến Dũng, Đức Chiến, hàng tiền vệ với Hữu Thắng hay Văn Khang, Tuấn Tài và cả các chân sút nội như Mạnh Dũng… đều có thể nổ súng.Điều đáng sợ hơn của Thể Công Viettel là khả năng chọn thời điểm định đoạt trận đấu cực chuẩn. Đúng vào thời điểm ai cũng nghĩ nhà cựu vô địch V-League sắp thua bàn, thì các học trò của HLV Đức Thắng lại làm điều ngược lại. Họ chuyển đổi trạng thái nhanh, đưa bóng tiếp cận khung thành đối phương chỉ bằng vài đường chuyền cùng vài pha lắc bóng qua người, nhưng không lạm dụng và gần như chắc chắn sẽ gây sóng gió lên khung thành đối phương ở những pha bóng như vậy. Cái lắc đầu của Quang Hải sau trận đấu tối 19.2 vừa qua mang nhiều ý nghĩa, khi anh và đồng đội còn có thể thua nhiều hơn 2 bàn sau những pha phản công mẫu mực của đối thủ. Nếu cứ đá như vậy, khả năng rất cao CLB Thể Công Viettel sẽ lên ngôi vô địch sớm. Vấn đề của họ hiện tại chính là duy trì tính ổn định chứ không phải việc đánh rơi điểm đầy bất ngờ trước những đối thủ "mềm hơn" như CLB Đà Nẵng ở vòng 13. Cuộc tái đấu với CLB CAHN ngay ở vòng 14 V-League ngày 23.2 sẽ rất đáng chờ đợi để đội bóng quân đội khẳng định sức mạnh thực sự của mình.
Cùng NCB 'quẩy tung' mùa lễ hội tại Sun World
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.
Dưới đây là một số hình ảnh của giải bóng đá giao hữu Báo Thanh Niên:
Những tấm lòng vàng 26.11.2023
Theo nhà đấu giá, công ty này là "một cơ sở cao cấp, kiểm tra, tuyển dụng nhân viên cho các dinh thự hoàng gia và nhà của những người giàu có, nổi tiếng có trụ sở tại London". Cook giữ hợp đồng này như một món quà lưu niệm và cuối cùng chuyển cho những người chủ hiện tại của công ty và họ đang rao bán nó.