$714
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của ab77. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ ab77.Một ngày giữa tháng 2, chúng tôi có hẹn với ông Philippe Tougeron ( người Pháp, 61 tuổi) cùng cô con gái gốc Việt Oriane Mai Anh Tougeron (30 tuổi) trong một quán cà phê trên đường Trương Định (Q.1).Cả 2 đã có chuyến đi từ nước Pháp xa xôi, đến với đất nước Việt Nam, nơi mà ông Philippe đã nhận nuôi chị Oriane cách đây 30 năm về trước, để thực hiện 1 điều đặc biệt, đó là tìm mẹ ruột cho con. Theo những hồ sơ mà người cha còn gìn giữ, Mai Anh sinh ngày 30.12.1994 tại Nhà hộ sinh Tân Bình. Trong giấy chứng sanh, ghi rõ thông tin vô cùng quan trọng về người mẹ.Mẹ Mai Anh tên Vũ Thị Hằng Nga, sinh năm 1976 làm nghề thợ may. Người mẹ tạm trú ở số 72 Sao Mai, P.6 (Q.Tân Bình). Bà sinh Mai Anh lúc 15 giờ 35 phút, khi mới chào đời cô bé nặng 2,6 kg.Kèm theo hồ sơ nhận nuôi Mai Anh còn có tờ giấy cho con được lăn tay bởi bà Vũ Thị Hằng Nga ngày 30.12.1994, với những dòng chia sẻ xúc động của người mẹ: "Tôi tên Vũ Thị Hằng Nga, 18 tuổi, có sanh một bé gái ở bảo sanh Tân Bình ngày 30.12.1994. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn và không thể nuôi đứa bé được. Vậy nay tôi bằng lòng cho trại Mầm Non 2 để nuôi dưỡng cháu bé. Tôi xin cam đoan không gây khó khăn cho trường".Sau đó không lâu, bé gái đã được vợ chồng ông Philippe nhận nuôi và sống một cuộc đời mới tươi đẹp ở nước Pháp với cái tên Oriane Mai Anh Tougeron.Không chỉ nhận nuôi Oriane, năm 1997, vợ chồng ông Philippe cũng nhận nuôi thêm một người con trai Việt Nam được sinh ra ở Vũng Tàu để "vui cửa vui nhà" và để cô con gái mình có thêm một người em. Đó là anh Maxime, hiện tại Maxime đã tìm kiếm được cha mẹ ruột của mình.Ông Philippe cho biết 2 người con nuôi gốc Việt chính là niềm tự hào lớn trong cuộc đời của ông, khiến ông hạnh phúc. Bây giờ, để niềm hạnh phúc được trọn vẹn hơn với con mình, ông đã dẫn cô con gái mà 30 năm trước vợ chồng ông nhận nuôi về lại TP.HCM, tìm mẹ ruột cho con với một câu hỏi cần lời giải đáp "Người mẹ ấy giờ đang ở đâu?"Ai có thông tin về bà Vũ Thị Hằng Nga xin vui lòng liên hệ số điện thoại: 0932.387.137 (gặp chị Hương). ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của ab77. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ ab77.Ngày 26.2, Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký ban hành Nghị định 40 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương còn 22 đơn vị đầu mối, được giao thực hiện 42 nhiệm vụ và quyền hạn, trên 29 lĩnh vực.Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công thương; Báo Công thương; Tạp chí Công thương là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ. Vụ Chính sách thương mại đa biên được tổ chức 3 phòng; Vụ Phát triển thị trường nước ngoài được tổ chức 6 phòng.Cục Điện lực được hợp nhất từ Cục Điện lực, Năng lượng tái tạo và Cục Điều tiết điện lực. Cục Công thương địa phương, Vụ Tiết kiệm và Phát triển bền vững, Vụ Khoa học và Công nghệ hợp nhất thành Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công.Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ và Vụ Thị trường châu Á - châu Phi được hợp nhất thành Vụ Phát triển thị trường nước ngoài. Vụ Kế hoạch - Tài chính đổi tên thành Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp.Từ 1.3, Bộ Công thương kết thúc mô hình Tổng cục Quản lý thị trường và lập mới Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, bộ máy của Tổng cục Quản lý thị trường và Vụ Thị trường trong nước.Đối với Cục Quản lý thị trường ở các địa phương trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường trước đây, Nghị định 40 của Chính phủ có riêng điều khoản chuyển tiếp. Theo đó, cơ quan quản lý thị trường các cấp tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ đến khi chuyển giao Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh thuộc Tổng cục Quản lý thị trường về UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư.Bộ Công thương chuyển giao nguyên trạng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh thuộc Tổng cục Quản lý thị trường về UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư để thành lập Chi cục Quản lý thị trường, Sở Công thương trước ngày 1.6.Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, cho biết dù chuyển đổi mô hình tổ chức nhưng lực lượng quản lý thị trường vẫn hoạt động, vận hành dưới Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016; nghị định, quy định, thông tư, hướng dẫn, tiêu chuẩn và chính sách cho kiểm soát viên thị trường; tiếp tục thực hiện công tác chuyển ngạch kiểm soát viên thị trường, cấp và theo dõi thẻ kiểm tra thị trường... ️
Nếu nói về trà/chè, với người VN chúng ta thì ai ai cũng biết, bởi trà hiện diện hằng ngày trong mỗi gia đình và cũng là thức uống quan trọng đãi khách nhất là trong những dịp lễ, tết. Thế nhưng chắc chắn rằng quá trình hình thành và phát triển ngành trà, người tìm ra cây trà thì không phải ai cũng biết. Đặc biệt hơn, câu chuyện về thưởng trà của người Việt xưa và nay cũng như của nhiều nước trên thế giới thì có lẽ chỉ những người trong ngành trà (hoặc mở rộng hơn một ít) mới biết.Chính vì vậy, Bảo tàng trà Long Đỉnh của Công ty TNHH Long Đỉnh ở xứ sương giăng Cầu Đất (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) trở nên quý giá, giúp mọi người, nếu có nhu cầu thì sẽ tường tận được những điều liên quan đến cây trà, ngành trà.Bà Trần Phương Uyên, Phó giám đốc Công ty CP trà Long Đỉnh, cho biết từ năm 2009 công ty đã ấp ủ về một không gian văn hóa trà để làm nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, tạo nên một câu chuyện xuyên suốt về trà VN và thế giới. Thế rồi vượt qua nhiều khó khăn trong suốt 10 năm, tháng 5.2020 bảo tàng trà được khởi công và đến tháng 1.2023 đi vào hoạt động trên diện tích 4.000 m2, tổng vốn đầu tư khoảng 100 tỉ đồng."Thông qua bảo tàng trà, chúng tôi muốn tái hiện, quảng bá câu chuyện lịch sử của ngành trà VN và thế giới. Chúng tôi mong muốn lan tỏa để cho bà con hiểu được giá trị về văn hóa trà của VN, hiểu được lịch sử, nguồn gốc hình thành nên cây trà. Đồng thời, chúng tôi muốn tạo nên một giá trị về nhân văn, gắn liền câu chuyện trà với giáo dục cho giới trẻ, để bảo tồn các giá trị văn hóa của ngành trà, không để bị mai một", bà Uyên thổ lộ.Với hàng trăm cổ vật và tranh, ảnh, tượng được trưng bày một cách khoa học, người xem sẽ biết được lịch sử phát triển ngành trà. Khởi đầu là bức tượng Thần Nông được đặt trang trọng ngay cửa chính bước vào bảo tàng. Thần Nông, ông tổ của ngành nông nghiệp, chính là người đầu tiên tìm ra cây trà. Bên cạnh đó là những tượng, ảnh về những người có công với ngành trà trên khắp thế giới. Trưng bày bản đồ cổ về trà thế giới, lịch sử trà VN. Khu trưng bày các vật dụng, nông cụ thô sơ của ngày xưa như túi đựng cơm, gùi trà, nón lá, nia gầu múc nước, xe đẩy, bồ trà, rương đựng bảo quản trà, áo tơi của phu trà.Đặc biệt, có 8 bức tượng được chế tác rất độc đáo mô tả quy trình sản xuất trà cổ theo phương pháp thủ công truyền thống, gồm 8 công đoạn: hái, phơi, ngủ, thức, xào, vò, sấy, thưởng. Từ những công đoạn này, người làm trà đã phát minh ra những công cụ hỗ trợ để làm trà như: cối vò, cối thổi, lồng quay thơm. Khu vực trưng bày máy móc hiện đại phục vụ ngành trà hiện nay. Đến khu sản xuất sẽ tham quan quy trình làm trà hiện nay với 16 công đoạn chế biến, thực hiện trong 36 tiếng liên tục, mỗi công đoạn đều yêu cầu tỉ mỉ, cẩn thận để trà đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất.Đến với bảo tàng trà, chúng ta sẽ biết được trên thế giới có hơn 4.000 loại trà khác nhau và mỗi quốc gia có một loại trà đặc trưng. Lá trà tươi qua quy trình chế biến, lên men khác nhau sẽ cho ra các loại trà khác nhau. Trên thế giới, trà được chia thành 6 loại cơ bản: trà trắng, trà xanh, trà vàng, trà ô long, hồng trà và trà phổ nhĩ; trong đó trà ô long được gọi là vua của các loại trà bởi quy trình chế biến cầu kỳ và phức tạp hơn các dòng trà khác.Ngoài ra, bảo tàng cũng trưng các hiện vật thể hiện văn hóa trà trong dân gian VN, cách thưởng trà cùng thưởng trầm của tầng lớp quý tộc xưa; cách thưởng trà của các nước trên thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Hồi giáo, châu Âu…Trao đổi với Thanh Niên, ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, chia sẻ việc Công ty trà Long Đỉnh xây dựng bảo tàng tư nhân về trà, về mặt quan điểm của chính quyền địa phương cũng như góc độ khoa học, góc độ du lịch, đây là hướng tiếp cận xu thế của thời đại."Điều này thể hiện qua mấy đặc điểm như sau: thứ nhất, đây là bảo tàng tư nhân sưu tập tất cả hiện vật liên quan đến trà trong và ngoài nước với trên 250 cổ vật. Thứ hai là chọn vị trí đắc địa bởi đây là vùng sinh thái nông nghiệp cao nhất của tỉnh Lâm Đồng, trà ở vùng Cầu Đất bao giờ cũng tốt hơn các nơi khác. Vấn đề thứ ba là khi chủ cơ sở xây dựng bảo tàng, xác định đây là nơi giới thiệu hình ảnh, cội nguồn về ngành trà của VN cũng như trên thế giới, do đó công ty đã sưu tầm tất cả các nguồn gien chè quý trong nước và quốc tế; trong đó thể hiện hai nhóm chè cao sản và chè chất lượng cao", ông Phạm S phân tích. Bà Trần Phương Uyên cho biết đầu năm 2024, Tổ chức Kỷ lục VN đã xác lập kỷ lục: "Không gian văn hóa trà Long Đỉnh (Bảo tàng trà Long Đỉnh - NV) là công trình giới thiệu vùng trà Cầu Đất, tái hiện và quảng bá câu chuyện lịch sử - văn hóa của trà VN và thế giới có diện tích lớn nhất". Năm qua, bảo tàng trà đón hơn 12.000 lượt khách đến tham quan, chủ yếu là các đoàn sinh viên, học sinh, du khách... Đến với bảo tàng trà, bà con sẽ được thưởng thức các món ăn từ trà, như: cơm trà, mì hồng trà, thạch trà, trứng nấu trà, thịt kho trà, khoai tây sốt trà, tempura trà. ️
Các điểm đến đẹp nhất thế giới được bình chọn không chỉ đẹp mà còn có dấu ấn lịch sử cổ xưa, người dân địa phương thân thiện, ẩm thực phong phú. Sau đây là một số điểm đến tiêu biểu trong 71 địa điểm đẹp nhất của CN Traveler.Danh sách 71 điểm đến đẹp nhất của CN Traveler còn có nhiều danh thắng của các quốc gia như Thụy Sĩ, Anh, Nam Phi, Canada, Philippines, Ấn Độ... ️